Chuyện tình 'khắc cốt ghi tâm' của hoàng đế Trung Quốc và nàng tiểu phi xinh đẹp

A Ba Hợi vào cung năm 12 tuổi. Vốn là cô gái xinh đẹp, thông minh nên nàng được Nỗ Nhĩ Cáp Xích vô cùng sủng ái. Sau đây là chuyện tình hoàng đế với nàng A tiểu phi.

Nỗ Nhĩ Cáp Xích (1559–1626), là một vị thủ lĩnh của bộ tộc Nữ Chân vào cuối đời Minh. Ông là người đã xây nền móng mà sau đó con trai ông, Hoàng Thái Cực đã bành trướng uy thế và trở thành vị hoàng đế đầu tiên của nhà Thanh. Về sau, các hậu duệ suy tôn miếu hiệu cho ông là Thanh Thái Tổ, dù ông không giữ ngôi vị hoàng đế nhà Thanh một ngày nào. Ông được nhà Thanh truy thụy hiệu là Cao Hoàng đế.

Cho đến trước khi chết, Nỗ Nhĩ Cáp Xích vẫn chưa kịp chỉ định người kế vị mà chỉ mới kịp trao quyền quản lý 3 Kỳ của ông cho A Ba Hợi để sau này giao lại cho 3 con trai của bà là A Tế Cách (Ajige), Đa Nhĩ Cổn (Dorgun) và Đa Đạc (Dodo) khi họ trưởng thành. Cuộc tranh chấp ngôi vị Đại Hãn nổ ra quyết liệt giữa các vị Hòa thạc Bối lặc. Tuy nhiên, Đại Thiện vốn đã mất nhiều sức ảnh hưởng, Mãng Cổ Nhĩ Thái vì chuyện giết mẹ đẻ nên cũng mất uy tín, A Ba Thái không có quyền kế vị. Hai vị Hòa thạc Bối lặc khác là Đa Nhĩ Cổn và Đa Đạc thì còn quá nhỏ tuổi. Ngôi vị Hãn chỉ còn là sự tranh chấp giữa A Tế Cách và Hoàng Thái Cực. Cuối cùng, bằng các thủ pháp thỏa hiệp, người con trai thứ 8 của ông là Hoàng Thái Cực đã được các quý tộc khác ủng hộ lên ngôi kế vị.

 Nỗ Nhĩ Cáp Xích

Nỗ Nhĩ Cáp Xích

Chính vì thế ông mới cố ý ép chết A Ba Hợi để cướp quyền đoạt vị đi một cách dễ dàng.

Sau đây chuyện về nàng tiểu phi xinh đẹp A Ba Hợi và chuỗi ngày bi thương

Khi trở thành thiếu nữ, nàng sở hữu nhan sắc rạng rỡ với dáng người thướt tha yểu điệu. Năm thứ 29 Vạn Lịch Minh triều, tức năm 1601 công nguyên, do nhu cầu lợi ích chính trị, công chúa Ô La A Ba Hợi mới 12 tuổi đã trở thành phi tần của Hậu Kim Đại Hãn Nỗ Nhĩ Cáp Xích 43 tuổi.

Vốn là người thông minh nhanh nhẹn, lại là người rất hiểu ý người khác nên nàng luôn chiếm được cảm tình với những ai từng tiếp xúc với nàng. Chính vì thế, Nỗ Nhĩ Cáp Xích vô cùng sủng ái và coi nàng như viên ngọc quý trong hậu cung.Chuyện tình hoàng đế Nỗ Nhĩ Cáp Xích với nàng A tiểu phi trong những năm đầu vô cùng tươi đẹp. Hai năm sau, đại phi Diệp Hách Na Lạp bị bệnh qua đời, Nỗ Nhĩ Cáp Xích đã phong A Ba Hợi trở thành đại phi.

Bốn năm sau, A Ba Hợi sinh cho Nỗ Nhĩ Cáp Xích thập nhị a ca A Tề Cách, rồi sinh tiếp thập tứ a ca Đa Nhĩ Cổn và thập ngũ a ca Đa Đạc. Nỗ Nhĩ Cáp Xích vô cùng sủng ái ba hoàng tử do A Ba Hợi sinh ra. Ông dồn công sức dạy dỗ và đào tạo họ trở thành những Kỳ chủ của đội quân Bát Kỳ.

Cuộc sống của A Ba Hợi cứ thế trôi đi bình yên và hạnh phúc viên mãn thì bất ngờ tai họa ập đến. Năm thứ 48 Vạn Lịch, tức năm 1620 công nguyên cũng là năm thứ 8 Thiên Mệnh của triều Thanh, hai thị nữ kề cận của A Ba Hợi vì mâu thuẫn nhỏ mà cãi nhau, không ngờ nội dung câu chuyện này bị một tiểu phi nghe được liền bẩm báo với Nỗ Nhĩ Cáp Xích. Ông lập tức cho đại thần điều tra vụ này kết quả phát hiện ra A Ba Hợi đã từng đồng ý cho một thị nữ của mình đem tặng cho người yêu cô ấy một súc vải màu xanh.

12 tuổi A Ba Hợi xinh đẹp và nhẹ nhàng khiến Nỗ Nhĩ Cáp Xích say mê không ngừng

12 tuổi A Ba Hợi xinh đẹp và nhẹ nhàng khiến Nỗ Nhĩ Cáp Xích say mê không ngừng

Trong vương cung, Nỗ Nhĩ Cáp Xích đã từng quy định rất nghiêm ngặt: Tất cả các phi tần, nếu không được sự đồng ý, không ai được phép cho người khác vải hoặc gấm, nếu không sẽ mắc tội lừa dối. Nếu đúng là người thị nữ này đã tặng vải cho người mình yêu là đã phạm vào lệnh cấm của Nỗ Nhĩ Cáp Xích.

Việc A Ba Hợi biết và đồng ý là dung túng cho thị nữ của mình, nhưng đây cũng không phải lại chuyện quá to tát. Nhưng không ngờ, người tiểu phi bẩm báo tiếp rằng: “Ngày hai ba lần, đại phi thường xuyên sai đem sơn hào hải vị đến phủ Đại Bối Lặc, dường như giữa hai người đang có chuyện gì đó. Thậm chí có hôm nửa đêm khuya khoắt đại phi còn xuất cung”.

Đại Thiện là con do người vợ tào khang Đông Giai Thị của ông sinh ra. Lúc này đã được phong tước vị Bối Lặc, là người đứng đầu tứ đại bối lặc của Hậu Kim. Đại Thiện là con thứ của Nỗ Nhĩ Cáp Xích, đã từng cùng cha nam chinh bắc phạt và lập lên nhiều chiến công hiển hách. Đại Thiện vừa dũng mãnh, lại giỏi giang, bản tính bao dung, khẳng khái nên ông đã cho Đại Thiện thống lĩnh hai kỳ Chính Hồng và Tương Hồng và trở thành người có quân quyền lớn trong Bát Kỳ của Hậu Kim.

Không ngờ kết quả. điều tra cho thấy chính xác như lời vị tiểu phi nói. Không chỉ có thế, đại phi A Ba Hợi và Đại Thiện còn tư thông với nhau. Mỗi khi hoàng gia có tiệc, A Ba Hợi thường xuyên trang điểm lộng lẫy, liếc mắt đưa tình với Đại Thiện. Khi nghe tin này Nỗ Nhĩ Cáp Xích vô cùng tức giận, nhưng sau một hồi suy nghĩ ông cũng trấn tĩnh lại, đây là chuyện xấu trong nhà không nên để lộ ra bên ngoài.

Đầu tiên ông ban thưởng hậu hĩnh cho nàng tiểu phi đã có công tố giác, nâng mức đãi ngộ cho nàng ấy và cho phép được ăn cùng mâm. Tiếp theo, ông cũng yêu cầu nàng tiểu phi không được phép nhắc lại chuyện này cũng như không để cho ai biết. Sau đó, ông cho đại thần thân tín điều tra tài sản của A Ba Hợi, kết quả trong nhà con trai A Tề Cách của A Ba Hợi có 300 xúc gấm. Ông tức giận đuổi A Ba Hợi ra khỏi vương cung của Hậu Kim.

Sau gần 20 năm sống với Nỗ Nhĩ Cáp Xích, đang sống trong nhung lụa giàu sang, được yêu chiều sủng ái nhất mực bỗng chốc bị đuổi ra khỏi vương cung, A Ba Hợi đành dắt theo A Tề Cách 15 tuổi, Đa Nhĩ Cổn 8 tuổi và Đa Đạt 6 tuổi bắt đầu sống chuỗi ngày thê lương, ảm đạm. Nhưng với Nỗ Nhĩ Cáp Xích, đây cũng chỉ là chuyện nóng giận tức thời chứ trong lòng khó có thể quên được hình bóng của A Ba Hợi.

Tình chàng mặn nồng ý thiếp giữa 2 người khiến nhiều hoàng tử gai mắt và sợ hãi có ngày con của A Ba Hợi sẽ được thừa kế ngai vàng.

Tình chàng mặn nồng ý thiếp giữa 2 người khiến nhiều hoàng tử gai mắt và sợ hãi có ngày con của A Ba Hợi sẽ được thừa kế ngai vàng.

Hơn nữa, căn cứ vào những bằng chứng do đại thần thân tín điều tra cũng không đủ kết tội nàng ngoại tình, nên rất có thể là cái bẫy do người khác hãm hại. Sáng sớm ngày 21/3 năm thứ 6 Thiên Mệnh (tức năm 1621 công nguyên) sau khi chiếm lĩnh Liêu Dương, Nỗ Nhĩ Cáp Xích đã cho triệu A Ba Hợi hồi cung và phục vị là đại phi và tiếp tục được sủng ái.

Nhiều người cho rằng, chuyện này là do bát a ca Hoàng Thái Cực đã tìm cách hãm hại A Ba Hợi. Mẹ Hoàng Thái Cực là đại phi Diệp Hách Na Thị, vì thế từ nhỏ Hoàng Thái Cực đã được nhận đãi ngộ đặc biệt. Khi Diệp Hách Na Thị qua đời, vị thế của Hoàng Thái Cực không những bị hạ thấp mà vị thế đám hoàng tử con của A Ba Hợi tự nhiên ngày càng tăng lên.

Cho nên trong lòng Hoàng Thái Cực đương nhiên là rất hận A Ba Hợi. Vì thế dã tâm tranh quyền đoạt lợi sẽ càng ngày càng lớn. Cho nên việc tố cáo A Ba Hợi có mối quan hệ vụng trộm với Đại Thiện chính là đòn chí mạng đánh vào A Ba Hợi. Nàng tiểu phi của Nỗ Nhĩ Cáp Xích cũng chỉ là con tốt trên bàn cờ của Hoàng Thái Cực mà thôi.

Năm thứ 11 Thiên Mệnh, Nỗ Nhĩ Cáp Xích mắc bệnh qua đời, Ái Tân Giác La Hoàng Thái Cực kế vị. Ông đã ép đại phi A Ba Hợi và nàng tiểu phi đã từng bẩm báo việc đại phi ngoại tình kia phải tuẫn táng theo phụ hoàng. Hoàng Thái Cực đã khiến cuộc đời của A Ba Hợi chấm dứt ở tuổi 37, đồng thời đoạt mất cơ hội đăng cơ của Đa Nhĩ Cổn.

Sau này, khi triều Mãn Thanh vào Bắc Kinh, đến năm thứ 7 Thuận Trị, tức năm 1650, Đa Nhĩ Cổn chấp chính truy phong cho mẹ là Hiếu Liệt Vũ hoàng hậu, toàn thụy là Hiếu Liệt Cung Mẫn Hiếu Triết Nhân Hòa Tán Thiên Lệ Thánh Vũ hoàng hậu.

Theo Nguyễn Thị Thu Trang/Khỏe & Đẹp

Nguồn Doanh Nghiệp: http://doanhnghiepvn.vn/kham-pha/chuyen-tinh-khac-cot-ghi-tam-cua-hoang-de-trung-quoc-va-nang-tieu-phi-xinh-dep/20200316104823089