Chuyển tuyến cho bệnh nhân COVID-19: Những quyết định sinh tử

Chuyển viện chưa bao giờ là một quyết định dễ dàng với nhân viên y tế tại Trung tâm Y tế Hà Tiên. Họ phải cân nhắc, tính toán sự quá tải của tuyến trên, tính mạng của người bệnh trên đường vận chuyển,… thậm chí cả việc làm sao để người nhà lấy được tro cốt nếu bệnh nhân không may qua đời.

“Bệnh nhân có nguy cơ tử vong trên đường” – bác sỹ Vương Hà Hoàng Nam (SN 1994) giải thích ngắn gọn với người nhà trước khi chuyển bệnh nhân lên tuyến trên.

“Bệnh nhân có nguy cơ tử vong trên đường” – bác sỹ Vương Hà Hoàng Nam (SN 1994) giải thích ngắn gọn với người nhà trước khi chuyển bệnh nhân lên tuyến trên.

Vào khoảng 9:00 sáng, nữ bệnh nhân này chuyển biến nặng, rơi vào tình trạng suy hô hấp, SPO2 tụt sâu, vượt quá khả năng điều trị.

Vào khoảng 9:00 sáng, nữ bệnh nhân này chuyển biến nặng, rơi vào tình trạng suy hô hấp, SPO2 tụt sâu, vượt quá khả năng điều trị.

Liên tục trong vòng 1 tháng điều trị cho bệnh nhân COVID-19, Trung tâm y tế TP. Hà Tiên thực hiện chuyển tuyến cho ít thì 1-2 ca, nhiều thì 4-5 ca/ngày lên Bệnh viện Đa khoa tỉnh Kiên Giang.

Liên tục trong vòng 1 tháng điều trị cho bệnh nhân COVID-19, Trung tâm y tế TP. Hà Tiên thực hiện chuyển tuyến cho ít thì 1-2 ca, nhiều thì 4-5 ca/ngày lên Bệnh viện Đa khoa tỉnh Kiên Giang.

Lựa chọn giữ bệnh nhân ở lại điều trị tiếp hay chuyển tuyến chưa bao giờ là một quyết định dễ dàng đối với đội ngũ nhân viên, y tế.

Lựa chọn giữ bệnh nhân ở lại điều trị tiếp hay chuyển tuyến chưa bao giờ là một quyết định dễ dàng đối với đội ngũ nhân viên, y tế.

"Mình ở đây quá tải nhưng tuyến trên cũng đông bệnh nhân, phải cân nhắc chuyển thì bệnh nhân có an toàn trên đường đi không? Nếu mình điều trị được mà chuyển lên trên thì sẽ tạo áp lực cho các đồng nghiệp ở đó”, bác sĩ Nam cho biết.

"Mình ở đây quá tải nhưng tuyến trên cũng đông bệnh nhân, phải cân nhắc chuyển thì bệnh nhân có an toàn trên đường đi không? Nếu mình điều trị được mà chuyển lên trên thì sẽ tạo áp lực cho các đồng nghiệp ở đó”, bác sĩ Nam cho biết.

Chiếc giường trống của bệnh nhân vừa chuyển viện.

Chiếc giường trống của bệnh nhân vừa chuyển viện.

Bên giường bệnh vẫn còn chiếc bánh mỳ bẻ đôi mà bệnh nhân còn đang ăn dở. Khu điều trị bệnh nhân COVID-19 đặt ngay tại Trung tâm y tế TP Hà Tiên thuộc tầng 2-3 trong tháp điều trị 3 tầng. Được xây dựng kế hoạch điều trị với 70 giường trong giai đoạn đầu, nhưng hiện Trung tâm đã thu dung và đang trị cho gần 80 bệnh nhân.

Bên giường bệnh vẫn còn chiếc bánh mỳ bẻ đôi mà bệnh nhân còn đang ăn dở. Khu điều trị bệnh nhân COVID-19 đặt ngay tại Trung tâm y tế TP Hà Tiên thuộc tầng 2-3 trong tháp điều trị 3 tầng. Được xây dựng kế hoạch điều trị với 70 giường trong giai đoạn đầu, nhưng hiện Trung tâm đã thu dung và đang trị cho gần 80 bệnh nhân.

Bộ đồ bảo hộ ướt đẫm của điều dưỡng Trần Văn Vũ sau khi thực hiện ca chuyển tuyến. Trung tâm y tế TP Hà Tiên không chỉ tiếp nhận bệnh nhân trong thành phố mà còn từ các huyện Kiên Lương, Giang Thành và Trung tâm điều trị bệnh nhân COVID-19 Mỹ Đức chuyển lên. Số lượng F0 tăng nhanh đang tạo ra áp lực lớn cho đội ngũ nhân viên y tế.

Bộ đồ bảo hộ ướt đẫm của điều dưỡng Trần Văn Vũ sau khi thực hiện ca chuyển tuyến. Trung tâm y tế TP Hà Tiên không chỉ tiếp nhận bệnh nhân trong thành phố mà còn từ các huyện Kiên Lương, Giang Thành và Trung tâm điều trị bệnh nhân COVID-19 Mỹ Đức chuyển lên. Số lượng F0 tăng nhanh đang tạo ra áp lực lớn cho đội ngũ nhân viên y tế.

Chỉ với 2 bác sỹ và 4 điều dưỡng, tỉ lệ số lượng bác sĩ so với số lượng bệnh nhân tại Trung tâm y tế TP. Hà Tiên là 1/40.

Chỉ với 2 bác sỹ và 4 điều dưỡng, tỉ lệ số lượng bác sĩ so với số lượng bệnh nhân tại Trung tâm y tế TP. Hà Tiên là 1/40.

“Đây là một ca bệnh phục hồi thần kỳ” – điều dưỡng Vũ kể về hành trình điều trị cho bệnh nhân Nguyễn Sỹ Dũng (SN 1965). “Trước đây không lâu, trung tâm đã đề nghị người nhà chuyển bệnh nhân lên tuyến trên nhưng gia đình xin ở lại điều trị, chấp nhận nguy cơ tử vong. Gia đình có nhiều lý do riêng, khó khăn trong việc nhận lại tro cốt nếu bệnh nhân tử vong là một trong số đó.”

“Đây là một ca bệnh phục hồi thần kỳ” – điều dưỡng Vũ kể về hành trình điều trị cho bệnh nhân Nguyễn Sỹ Dũng (SN 1965). “Trước đây không lâu, trung tâm đã đề nghị người nhà chuyển bệnh nhân lên tuyến trên nhưng gia đình xin ở lại điều trị, chấp nhận nguy cơ tử vong. Gia đình có nhiều lý do riêng, khó khăn trong việc nhận lại tro cốt nếu bệnh nhân tử vong là một trong số đó.”

Đến nay bệnh nhân này đã có những chuyển biến tích cực và tạm thời qua được cửa tử. Các bác sỹ cho bệnh nhân nằm sấp để tăng quá trình trao đổi oxy ở phổi, giúp bệnh nhân dễ thở hơn.

Đến nay bệnh nhân này đã có những chuyển biến tích cực và tạm thời qua được cửa tử. Các bác sỹ cho bệnh nhân nằm sấp để tăng quá trình trao đổi oxy ở phổi, giúp bệnh nhân dễ thở hơn.

Chị Phùng Diệu Lý (SN 1986) là trường hợp một gia đình có 8 người nhập viện vì COVID-19. Trong đó có 2 người già và hai trẻ nhỏ. Chị Lý cùng các con trong khu điều trị bệnh nhân nặng. “Hai đứa nhỏ bị nhẹ thôi nhưng muốn ở cùng ông bà cho tiện chăm sóc nên tôi xin đưa hết sang khu bên này.” – chị Lý cho biết.

Chị Phùng Diệu Lý (SN 1986) là trường hợp một gia đình có 8 người nhập viện vì COVID-19. Trong đó có 2 người già và hai trẻ nhỏ. Chị Lý cùng các con trong khu điều trị bệnh nhân nặng. “Hai đứa nhỏ bị nhẹ thôi nhưng muốn ở cùng ông bà cho tiện chăm sóc nên tôi xin đưa hết sang khu bên này.” – chị Lý cho biết.

Con chị Lý chưa phải là F0 nhỏ nhất tại Trung tâm y tế TP. Hà Tiên. Bà Phù Thị Tuyết (SN 1968) cùng cháu trai chưa tới 3 tuổi và 4 thành viên khác nhập viện từ giữa tháng 9/2021 vì COVID-19.

Con chị Lý chưa phải là F0 nhỏ nhất tại Trung tâm y tế TP. Hà Tiên. Bà Phù Thị Tuyết (SN 1968) cùng cháu trai chưa tới 3 tuổi và 4 thành viên khác nhập viện từ giữa tháng 9/2021 vì COVID-19.

Họ là 6 thành viên trong gia đình người dân tộc Khmer ở giáp cửa khẩu Xà Xía (Cửa khẩu quốc tế Hà Tiên), xã Mỹ Đức, TP. Hà Tiên.

Họ là 6 thành viên trong gia đình người dân tộc Khmer ở giáp cửa khẩu Xà Xía (Cửa khẩu quốc tế Hà Tiên), xã Mỹ Đức, TP. Hà Tiên.

Ba người lớn ngồi trên giường, 2 đứa con trẻ nằm dưới sàn nhà trải chiếu.

Ba người lớn ngồi trên giường, 2 đứa con trẻ nằm dưới sàn nhà trải chiếu.

30% bệnh nhân được chuyển vào đây là người dân tộc thiểu số sống dọc tuyến biên giới Việt Nam-Campuchia. Nhiều người trong số họ không nói được tiếng Việt.

30% bệnh nhân được chuyển vào đây là người dân tộc thiểu số sống dọc tuyến biên giới Việt Nam-Campuchia. Nhiều người trong số họ không nói được tiếng Việt.

“Mình là người dân tộc Khmer, sinh ra và lớn lên tại xã Mỹ Đức, Hà Tiên. Nơi mình sống chủ yếu là đồng bào người Khmer và người Hoa nên mình biết tiếng Khmer trước khi biết tiếng Việt” – điều dưỡng Vũ vừa nói vừa làm phiên dịch viên cho phóng viên VOV và bệnh nhân.

“Mình là người dân tộc Khmer, sinh ra và lớn lên tại xã Mỹ Đức, Hà Tiên. Nơi mình sống chủ yếu là đồng bào người Khmer và người Hoa nên mình biết tiếng Khmer trước khi biết tiếng Việt” – điều dưỡng Vũ vừa nói vừa làm phiên dịch viên cho phóng viên VOV và bệnh nhân.

Click để nghe file âm thanh

Lan can khu nhà điều trị cho F0 có triệu chứng nhẹ. Trường hợp cả gia đình nhập viện không phải là một tượng hiếm ở Trung tâm Y tế TP. Hà Tiên.

Lan can khu nhà điều trị cho F0 có triệu chứng nhẹ. Trường hợp cả gia đình nhập viện không phải là một tượng hiếm ở Trung tâm Y tế TP. Hà Tiên.

Nhiều gia đình vì muốn được nằm chung một phòng để tiện chăm sóc nên chấp nhận việc sinh hoạt chật chội. Trong ảnh là khu vực sinh hoạt của một F1 vào chăm sóc người nhà là F0.

Nhiều gia đình vì muốn được nằm chung một phòng để tiện chăm sóc nên chấp nhận việc sinh hoạt chật chội. Trong ảnh là khu vực sinh hoạt của một F1 vào chăm sóc người nhà là F0.

Chị Phạm Thị Ngọc Lan (SN 1994) là một trong hai sản phụ mắc COVID-19 tại Trung tâm Y tế TP. Hà Tiên. “Mong ước lớn nhất bây giờ là được xuất viện rồi về nhà sinh con.”

Chị Phạm Thị Ngọc Lan (SN 1994) là một trong hai sản phụ mắc COVID-19 tại Trung tâm Y tế TP. Hà Tiên. “Mong ước lớn nhất bây giờ là được xuất viện rồi về nhà sinh con.”

Tương tự như chị Lan, chị Lưu Thị Ba (SN 1972) là người dân tộc Khmer. Chị cùng chồng đã nhập viện được gần một tuần. Từ giờ tới ngày dự sinh, chị chỉ còn hơn 15 ngày. Trong bệnh phòng của 2 chị, nhân viên y tế đã đặt sẵn một chiếc giường đỡ đẻ.

Tương tự như chị Lan, chị Lưu Thị Ba (SN 1972) là người dân tộc Khmer. Chị cùng chồng đã nhập viện được gần một tuần. Từ giờ tới ngày dự sinh, chị chỉ còn hơn 15 ngày. Trong bệnh phòng của 2 chị, nhân viên y tế đã đặt sẵn một chiếc giường đỡ đẻ.

Sau ca trực kéo dài 5 – 6 tiếng trong ICU, bác sĩ Đinh Văn Vượng (56 tuổi) lại ngồi làm hồ sơ bệnh án. Cùng với bác sỹ Nam, ông là một trong 2 bác sỹ điều trị cho gần 80 bệnh nhân mắc COVID-19 tại Trung tâm Y tế TP. Hà Tiên.

Sau ca trực kéo dài 5 – 6 tiếng trong ICU, bác sĩ Đinh Văn Vượng (56 tuổi) lại ngồi làm hồ sơ bệnh án. Cùng với bác sỹ Nam, ông là một trong 2 bác sỹ điều trị cho gần 80 bệnh nhân mắc COVID-19 tại Trung tâm Y tế TP. Hà Tiên.

Bác sĩ Vượng vào khu cách ly, điều trị bệnh nhân COVID-19 từ ngày 24/8. Ông từng tham gia điều trị bệnh nhân mắc COVID-19 trở về từ Campuchia nhưng khi đó “100 ca mới có 1 ca nặng còn bây giờ bệnh nhân trong cộng đồng nhiều, từ người già, có bệnh nền cho đến trẻ em…với diễn biến nhanh kinh khủng”.

Bác sĩ Vượng vào khu cách ly, điều trị bệnh nhân COVID-19 từ ngày 24/8. Ông từng tham gia điều trị bệnh nhân mắc COVID-19 trở về từ Campuchia nhưng khi đó “100 ca mới có 1 ca nặng còn bây giờ bệnh nhân trong cộng đồng nhiều, từ người già, có bệnh nền cho đến trẻ em…với diễn biến nhanh kinh khủng”.

Chốc chốc, bác sỹ Vượng lại ngó camera, kiểm tra bệnh nhân rồi lại quay về làm bệnh án. Chỉ còn 6 năm nữa là ông về hưu.

Chốc chốc, bác sỹ Vượng lại ngó camera, kiểm tra bệnh nhân rồi lại quay về làm bệnh án. Chỉ còn 6 năm nữa là ông về hưu.

Trong làn sóng dịch lần thứ 4, Kiên Giang đã có nhiều huyện, nhất các huyện ở Tứ giác Long Xuyên gồm Hà Tiên, Giang Thành, Kiên Lương, Hòn Đất có số ca nhiễm cộng đồng cao. Riêng Hà Tiên số ca nhiễm tăng lên đột biến, từ chùm bệnh ngày 26/8 tại Trung tâm Thương mại Hà Tiên đã mở rộng các ca lây nhiễm ở 6/7 xã phường.

Trong làn sóng dịch lần thứ 4, Kiên Giang đã có nhiều huyện, nhất các huyện ở Tứ giác Long Xuyên gồm Hà Tiên, Giang Thành, Kiên Lương, Hòn Đất có số ca nhiễm cộng đồng cao. Riêng Hà Tiên số ca nhiễm tăng lên đột biến, từ chùm bệnh ngày 26/8 tại Trung tâm Thương mại Hà Tiên đã mở rộng các ca lây nhiễm ở 6/7 xã phường.

“Đôi lúc cũng sợ một ngày trở thành bệnh nhân của đồng nghiệp nhưng vì nhiệm vụ nên vẫn cố gắng.” Khi chụp ảnh lưu niệm với phóng viên VOV, điều dưỡng Vũ chỉ hàng rào vừa tới hông người, đây là ranh giới giữa cuộc sống bình thường và cuộc sống trong bệnh viện. “Vũ lấy đà nhảy qua bên kia, về nhà với vợ con xem nào.” – một nhân viên y tế trêu ghẹo anh điều dưỡng đang nhớ nhà rồi cả đội cùng phá lên cười. *Tên và năm sinh của các bệnh nhân trong bài đã được thay đổi.

“Đôi lúc cũng sợ một ngày trở thành bệnh nhân của đồng nghiệp nhưng vì nhiệm vụ nên vẫn cố gắng.” Khi chụp ảnh lưu niệm với phóng viên VOV, điều dưỡng Vũ chỉ hàng rào vừa tới hông người, đây là ranh giới giữa cuộc sống bình thường và cuộc sống trong bệnh viện. “Vũ lấy đà nhảy qua bên kia, về nhà với vợ con xem nào.” – một nhân viên y tế trêu ghẹo anh điều dưỡng đang nhớ nhà rồi cả đội cùng phá lên cười. *Tên và năm sinh của các bệnh nhân trong bài đã được thay đổi.

Thi Uyên, Phương Lan/VOV

Nguồn VOV: https://vov.vn/xa-hoi/chuyen-tuyen-cho-benh-nhan-covid19-nhung-quyet-dinh-sinh-tu-895999.vov