Cố cung lưu giữ bức tranh vẽ hổ ốm đói, chuyên gia tìm thấy chân tướng
Không chỉ bức tranh này, mà cả những con hổ trong nhiều bức tranh động vật khác của Hoa Nham cũng có dáng vẻ tương tự, cô đơn và đau khổ.
Là cung điện hoàng gia của triều đại nhà Minh và nhà Thanh ở Trung Quốc, Cố cung gìn giữ rất nhiều bảo vật chứa đựng giá trị lịch sử và văn hóa nghệ thuật to lớn.
"Dương Châu bát quái" nhà Thanh là tập hợp 8 người bao gồm họa gia, thi sĩ đại tài, đã để lại cho hậu thế rất nhiều tác phẩm quý giá. Bạn có thể biết Tề Bạch Thạch nổi tiếng với bộ tranh vẽ tôm thư pháp, hay Từ Bi Hồng với loạt tác phẩm vẽ ngựa sống động.
Nói về vẽ tranh động vật, không thể không nhắc đến họa gia Hoa Nham với tác phẩm “Bách thú đồ” sống động như thật.
Tuy nhiên, đáng chú ý là bức "Phong hổ". Con hổ dưới nét vẽ của Hoa Nham không có sự uy hùng của vị Chúa sơn lâm, mà lại ốm đói bệnh tật, dáng vẻ yếu ớt, vẻ mặt sầu muộn. Biểu cảm của nó trông rất cô đơn, thu hút những con khỉ vây đến xem.
Ảnh minh họa.
Không chỉ bức tranh này, mà cả những con hổ trong nhiều bức tranh động vật khác của Hoa Nham cũng có dáng vẻ tương tự, cô đơn và đau khổ.
Tại sao Hoa Nham lại vẽ con hổ ốm yếu như thế này? Tại sao bức tranh vẽ con hổ không có sự cá tính và hùng mạnh lại được Cố cung nâng niu và gìn giữ?
Tất cả những điều này không thể tách rời trải nghiệm của chính Hoa Nham.
Khi còn nhỏ, ông rất thích vẽ tranh, nhưng gia đình nghèo khó không thể thấu hiểu và ủng hộ ông bước vào thế giới nghệ thuật. Song không nản lòng, ông vẫn luyện tập vẽ tranh từng ngày bằng những dụng cụ đơn giản nhất.
Cố cung lưu giữ bức tranh kỳ lạ vẽ con hổ ốm đói, hậu thế khó hiểu, chuyên gia phóng to tìm thấy chân tướng - Ảnh 2.
Ông nghèo cả đời và bị xã hội chế giễu, ngay cả người thân cũng xúc phạm ông, cấm ông vẽ lên tường của nhà từ đường.
Vì vậy, ông đã rời quê hương và sống phiêu du hết nửa cuộc đời. Mặc dù rất tài năng, nhưng ông chỉ có thể bán tranh để kiếm sống vì tính cách hướng nội. Ông đã lang bạt khắp Dương Châu, Hàng Châu và những nơi khác, vừa thưởng thức cảnh đẹp nên thơ của miền sông nước vừa vẽ tranh.
Bức tranh gốc của "Phong hổ" đã bị hư hỏng nghiêm trọng, điều này đã gây thêm nhiều rắc rối cho công việc phục hồi sau đó. Khi các chuyên gia đang phục chế bức tranh, họ phát hiện có một chấm đen nhỏ ở góc trên bên phải, thực sự ảnh hưởng đến vẻ đẹp tổng thể.
Vì vậy, các chuyên gia đã quyết định loại bỏ đốm đen nhỏ này, nhưng cuối cùng họ phát hiện đó không phải là đốm đen hay nấm mốc, mà là một con ong được họa sĩ đặc tả rất tài tình.
Sau đó, một câu hỏi lại được đặt ra, tại sao Hoa Nham lại vẽ một bức tranh có con hổ ốm đói bệnh tật và con ong nhỏ?
Chuyên gia liên kết bức tranh với cuộc đời của vị họa gia, đưa ra giả thuyết rằng, Hoa Nham đã dùng bút pháp mượn vật tả người để thay lời muốn nói, truyền tải sâu sắc suy nghĩ và cảm xúc của ông về thế sự nhân gian.
Con hổ ốm yếu vô tình xâm nhập vào lãnh thổ của con ong mạnh mẽ. Con ong với khí thế táo bạo, giương ngòi nhọn cố gắng chích con hổ để kẻ xâm phạm yếu ớt này rời đi càng sớm càng tốt.
Suy rộng hơn, con hổ là chính Hoa Nham và con ong bên cạnh đại diện cho những ánh mắt trần tục. Hình ảnh tương phản giữa một con ong được đặc tả rất xinh đẹp và con hổ ốm đói khiến người ta không khỏi liên tưởng đến cảnh đời của Hoa Nham, vị họa sĩ khắc khổ chỉ có thể khép nép trước miệng đời chua cay.
Bức tranh chứa đựng trạng thái tâm lý cô đơn và chán nản của họa sĩ. Hoa Nham đã phải chịu đựng những cái liếc mắt và khinh miệt của người khác trong phần lớn cuộc đời của mình. Ánh mắt lạnh lùng ấy như một loại ong độc, châm chích ông thật sâu cay.
Trong các bức tranh của Hoa Nham, ông thể hiện sự chán nản và khổ đau của mình thông qua biểu cảm và sự chuyển động của con vật, đồng thời lồng ghép cảm xúc bên trong. Nhờ đó cho ra đời những tác phẩm cực kỳ sống động như "Phong hổ", "Bách thú đồ" và "Thiên sơn tích tuyết đồ".
Có thể khi con người ta còn trẻ, họ có nhiều cung bậc cảm xúc, nhưng sau khi trải qua đủ nhiều, trạng thái tâm trí cũng thay đổi một cách trầm lắng hơn, dung dị hơn.
Được vẽ trong những năm cuối đời của Hoa Nham, "Thiên sơn tích tuyết đồ" đặc tả một lãng khách phiêu bạt, mặc chiếc áo choàng đỏ rực, theo sau là con lạc đà. Họ đi bộ trong dãy núi Thiên Sơn màu tuyết, đôi mắt của người lữ hành và lạc đà cùng hướng về con chim đang dang rộng đôi cánh bay cao. Toàn bộ bức tranh mang đến cho người xem cảm giác tích cực và lạc quan, xen kẽ là chút chiêm nghiệm và thanh thản. Mặc dù đi bộ trên dãy núi Thiên Sơn đầy tuyết nhưng cả người và lạc đà đều tràn đầy hy vọng, khác với sự bi quan và ảm đạm của quá khứ.
Bức tranh này được vẽ vào năm 1755, khi Hoa Nham đã 73 tuổi, trong những năm cuối đời, tâm trạng và nhận thức của ông đã thay đổi.