Ngôi nhà hiện do ông Lương Thế Tập quản lý đã được công nhận là di tích nhà cổ.
Đến làng cổ Đông Sơn, theo trục đường chính vào làng, nhà ông Lương Thế Tập nằm trong ngõ Trí.
Ngôi nhà được khởi dựng vào đầu thời Nguyễn, trải qua 3 lần sửa chữa vẫn cơ bản giữ được kiến trúc ban đầu với 5 gian lợp ngói, hai bên gắn mành trúc tạo nên bức rèm chắn nắng mưa. Bên trong, ngôi nhà được chạm khắc nổi các hình hổ phù và các mắt cửa với ý niệm xua đuổi những điều không tốt lành, giúp gia chủ có cuộc sống bình an. Cùng với đó là các bức chạm gỗ trúc, mai mang ý nghĩa tốt lành theo quan niệm truyền thống của người Việt.
Sanh tiền đồng cổ xưa được gia chủ giữ gìn.
Những hiện vật sành sứ với tuổi đời khác nhau được gia chủ sưu tầm, lưu giữ.
Mâm cơm theo kiểu truyền thống cũng được bài trí cẩn thận tạo nên điểm nhấn tham quan cho du khách khi ghé thăm ngôi nhà.
Ghé thăm nhà cổ, du khách còn “bắt gặp” những dụng cụ nông nghiệp gắn liền với đời sống lao động, sản xuất của người nông dân Việt Nam như dần, sàng, giỏ bắt cua...
Và cả chiếc xe thồ chuyên chở thóc lúa một thuở.
Đến những vật dụng thời chiến tranh, thời bao cấp được sưu tầm, trưng bày.
Đặc biệt, với tình yêu quê hương, đất nước, ròng rã những năm tháng cuộc đời, mỗi lần đặt chân đến một vùng đất mới, ông Lương Thế Tập lại mang về một khối đá nhỏ làm kỷ niệm.
Nằm bên sông Mã, dựa lưng vào núi, làng cổ Đông Sơn với nhiều giá trị văn hóa, lịch sử được lưu giữ chắc chắn mang đến cho du khách trải nghiệm thú vị khi về với một trong những ngôi làng cổ đẹp nhất Việt Nam.
Khánh Lộc