Có gì trong siêu pháo khổng lồ khiến Đức quốc xã 'vỡ mộng'?

Trong lịch sử chiến tranh, Gustav là siêu pháo 'khủng' nhất mà con người từng chế tạo cho đến nay. Nó được thiết kế nặng tới 1.350 tấn, sử dụng đạn nổ nặng 5 tấn và đạn xuyên giáp nặng 7 tấn.

 Siêu pháo "khủng" nhất được sử dụng trong chiến tranh là Gustav. Vũ khí này do phát xít Đức nghiên cứu và chế tạo trong Thế chiến 2. Nó được giới chuyên gia đánh giá là khẩu pháo có cỡ nòng lớn nhất từng được sử dụng trong chiến tranh (800mm) cũng như bắn loại đạn nặng nhất.

Siêu pháo "khủng" nhất được sử dụng trong chiến tranh là Gustav. Vũ khí này do phát xít Đức nghiên cứu và chế tạo trong Thế chiến 2. Nó được giới chuyên gia đánh giá là khẩu pháo có cỡ nòng lớn nhất từng được sử dụng trong chiến tranh (800mm) cũng như bắn loại đạn nặng nhất.

Cụ thể, siêu pháo Gustav do tập đoàn Krupp của Đức phát triển vào cuối thập niên 1930. Nó được các kỹ sư, nhà khoa học phát xít Đức thiết kế với mục đích chủ yếu là phá hủy tuyến phòng ngự Maginot kiên cố của Pháp.

Cụ thể, siêu pháo Gustav do tập đoàn Krupp của Đức phát triển vào cuối thập niên 1930. Nó được các kỹ sư, nhà khoa học phát xít Đức thiết kế với mục đích chủ yếu là phá hủy tuyến phòng ngự Maginot kiên cố của Pháp.

Được chế tạo giữa năm 1937, Đức cho thử nghiệm siêu pháo Gustav vào năm 1939. Trong lần thử nghiệm đó, siêu vũ khí của phát xít Đức gây ngỡ ngàng khi viên đạn nặng 7 tấn có thể xuyên qua bức tường bêtông dày 7m và tấm giáp dày 1m.

Được chế tạo giữa năm 1937, Đức cho thử nghiệm siêu pháo Gustav vào năm 1939. Trong lần thử nghiệm đó, siêu vũ khí của phát xít Đức gây ngỡ ngàng khi viên đạn nặng 7 tấn có thể xuyên qua bức tường bêtông dày 7m và tấm giáp dày 1m.

Sau nhiều cải tiến và thử nghiệm, siêu pháo Gustav được hoàn thành vào năm 1941 với trọng lượng lên tới 1.350 tấn, dài 45,7m và cao 12,2m.

Sau nhiều cải tiến và thử nghiệm, siêu pháo Gustav được hoàn thành vào năm 1941 với trọng lượng lên tới 1.350 tấn, dài 45,7m và cao 12,2m.

Pháo Gustav có nòng dài hơn 30,4 m, sử dụng đạn kích cỡ 787,4 mm, dài 3,65 m, đạt tầm bắn hiệu quả 32,1 km. Đạn này có hai biến thể là đạn nổ nặng 5 tấn và đạn xuyên giáp nặng 7 tấn.

Pháo Gustav có nòng dài hơn 30,4 m, sử dụng đạn kích cỡ 787,4 mm, dài 3,65 m, đạt tầm bắn hiệu quả 32,1 km. Đạn này có hai biến thể là đạn nổ nặng 5 tấn và đạn xuyên giáp nặng 7 tấn.

Trong đó, mỗi viên đạn xuyên giáp nặng 7 tấn được bắn từ Gustav có thể đánh trúng mục tiêu cách đó 47 km. Do có kích thước và trọng lượng lớn như vậy nên siêu pháo Gustav được thiết kế di chuyển bằng đường ray xe lửa.

Trong đó, mỗi viên đạn xuyên giáp nặng 7 tấn được bắn từ Gustav có thể đánh trúng mục tiêu cách đó 47 km. Do có kích thước và trọng lượng lớn như vậy nên siêu pháo Gustav được thiết kế di chuyển bằng đường ray xe lửa.

Dù có nhiều ưu điểm nổi trội nhưng siêu pháo Gustav của Đức có một số nhược điểm là mất nhiều thời gian để khai hỏa, không cơ động trên chiến trường và khó sửa chữa. Nó cần tới 250 quân nhân và kỹ sư điều khiển hỏa lực. Để lắp đặt đại pháo, Đức huy động 1.250 kỹ sư, nhà khoa học và lính bảo vệ tiến hành trong 3 ngày trên các tuyến đường ray xe lửa kép được thiết kế đặc biệt.

Dù có nhiều ưu điểm nổi trội nhưng siêu pháo Gustav của Đức có một số nhược điểm là mất nhiều thời gian để khai hỏa, không cơ động trên chiến trường và khó sửa chữa. Nó cần tới 250 quân nhân và kỹ sư điều khiển hỏa lực. Để lắp đặt đại pháo, Đức huy động 1.250 kỹ sư, nhà khoa học và lính bảo vệ tiến hành trong 3 ngày trên các tuyến đường ray xe lửa kép được thiết kế đặc biệt.

Thêm nữa, siêu pháo Gustav chỉ có thể bắn 14 phát đạn/ngày. Sau khi bắn 300 phát, nòng của vũ khí cần được thay thế bằng một nòng khác.

Thêm nữa, siêu pháo Gustav chỉ có thể bắn 14 phát đạn/ngày. Sau khi bắn 300 phát, nòng của vũ khí cần được thay thế bằng một nòng khác.

Đức sử dụng siêu pháo Gustav trong cuộc tấn công các pháo đài của Liên Xô ở Sevastopol. Theo một số tài liệu, Đức bắn 48 phát đạn từ vũ khí khủng này.

Đức sử dụng siêu pháo Gustav trong cuộc tấn công các pháo đài của Liên Xô ở Sevastopol. Theo một số tài liệu, Đức bắn 48 phát đạn từ vũ khí khủng này.

Dù vậy, siêu pháo Gustav không giúp Đức quốc xã chiếm được lợi thế trước quân Đồng minh và nhận lấy thất bại cay đắng vào năm 1945.

Dù vậy, siêu pháo Gustav không giúp Đức quốc xã chiếm được lợi thế trước quân Đồng minh và nhận lấy thất bại cay đắng vào năm 1945.

Mời độc giả xem video: TP. HCM: Phá đường dây mua bán vũ khí qua mạng. Nguồn: THDT.

Tâm Anh (theo Grunge)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/kho-tri-thuc/co-gi-trong-sieu-phao-khong-lo-khien-duc-quoc-xa-vo-mong-1586230.html