Cô giáo trẻ dạy ở điểm trường xa nhất tại vùng cao biên giới

Hơn 3 năm trong nghề, tuổi trẻ của cô giáo Giàng Thị Mỷ (sinh năm 1995) gắn bó với các em học sinh mầm non người H'Mông thuộc xã vùng cao biên giới huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu.

 Năm 2017, sau khi tốt nghiệp Cao đẳng Cộng đồng Lai Châu, Giàng Thị Mỷ (sinh năm 1995) thi đỗ viên chức và nhận công tác tại trường Mầm non Sin Suối Hồ, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu.

Năm 2017, sau khi tốt nghiệp Cao đẳng Cộng đồng Lai Châu, Giàng Thị Mỷ (sinh năm 1995) thi đỗ viên chức và nhận công tác tại trường Mầm non Sin Suối Hồ, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu.

 Sau 3 năm gắn bó với trường mầm non vùng biên, năm nay, cô giáo Mỷ tiếp tục xin được dạy ở điểm bản xa và khó khăn nhất của xã Sin Suối Hồ. Theo đó, Hoàng Trù Văn là bản biên giới có 100% đồng bào H'Mông sinh sống, cách trung tâm xã hơn 20 km.

Sau 3 năm gắn bó với trường mầm non vùng biên, năm nay, cô giáo Mỷ tiếp tục xin được dạy ở điểm bản xa và khó khăn nhất của xã Sin Suối Hồ. Theo đó, Hoàng Trù Văn là bản biên giới có 100% đồng bào H'Mông sinh sống, cách trung tâm xã hơn 20 km.

 Chia sẻ với Zing, cô giáo Mỷ cho hay đời sống còn gặp nhiều khó khăn, nên người dân chưa quan tâm đến việc học của các con. Hiện tại, cơ sở vật chất ở điểm trường vẫn rất thiếu thốn, không có điện nước, sóng điện thoại, lớp học dựng tạm bằng tôn, con đường duy nhất đến trường thường xuyên bị chia cắt bởi mưa lũ.

Chia sẻ với Zing, cô giáo Mỷ cho hay đời sống còn gặp nhiều khó khăn, nên người dân chưa quan tâm đến việc học của các con. Hiện tại, cơ sở vật chất ở điểm trường vẫn rất thiếu thốn, không có điện nước, sóng điện thoại, lớp học dựng tạm bằng tôn, con đường duy nhất đến trường thường xuyên bị chia cắt bởi mưa lũ.

 Cô giáo trẻ cho biết ngoài sự cố gắng của bản thân, sự động viên, giúp đỡ của gia đình thì hình ảnh những em bé người H’Mông cơm ăn không đủ no, áo mặc không đủ ấm vẫn hồn nhiên, chăm chỉ băng rừng, lội suối đến lớp là động lực thôi thúc cô gắn bó với nghề.

Cô giáo trẻ cho biết ngoài sự cố gắng của bản thân, sự động viên, giúp đỡ của gia đình thì hình ảnh những em bé người H’Mông cơm ăn không đủ no, áo mặc không đủ ấm vẫn hồn nhiên, chăm chỉ băng rừng, lội suối đến lớp là động lực thôi thúc cô gắn bó với nghề.

Tại điểm bản Hoàng Trù Văn, một mình cô giáo chăm sóc 17 trẻ mầm non. Mỷ cho hay đa phần các em học sinh ở đây đều phải đi bộ 3-4 km để đến trường. Nhiều gia đình không coi trọng việc học, nên cô giáo phải lội rừng, đến từng nhà, lên tận rẫy để vận động, tuyên truyền phụ huynh cho trẻ đi học. Nói về dự định sắp tới, Mỷ mong muốn có thể tổ chức nấu ăn tại trường để giúp các em cải thiện bữa ăn, đảm bảo dinh dưỡng.

Tại điểm bản Hoàng Trù Văn, một mình cô giáo chăm sóc 17 trẻ mầm non. Mỷ cho hay đa phần các em học sinh ở đây đều phải đi bộ 3-4 km để đến trường. Nhiều gia đình không coi trọng việc học, nên cô giáo phải lội rừng, đến từng nhà, lên tận rẫy để vận động, tuyên truyền phụ huynh cho trẻ đi học. Nói về dự định sắp tới, Mỷ mong muốn có thể tổ chức nấu ăn tại trường để giúp các em cải thiện bữa ăn, đảm bảo dinh dưỡng.

 “Hàng ngày, các em phải tự mang cơm đựng trong hộp nhựa, túi nylon đi để ăn. Đây là bản khó khăn nhất của xã, họ thiếu thốn mọi mặt nên bữa ăn của các em cũng không được đảm bảo, thiếu chất. Thậm chí đến lớp, nhiều bé chưa được sạch sẽ, tôi phải tắm gội, giặt giũ cho các em. Đôi khi, cha mẹ đi rẫy không đưa đón con đến lớp, tôi phải đến tận nhà để đón. Đó là những công việc mà chúng tôi phải làm thường xuyên”, cô giáo Mỷ chia sẻ.

“Hàng ngày, các em phải tự mang cơm đựng trong hộp nhựa, túi nylon đi để ăn. Đây là bản khó khăn nhất của xã, họ thiếu thốn mọi mặt nên bữa ăn của các em cũng không được đảm bảo, thiếu chất. Thậm chí đến lớp, nhiều bé chưa được sạch sẽ, tôi phải tắm gội, giặt giũ cho các em. Đôi khi, cha mẹ đi rẫy không đưa đón con đến lớp, tôi phải đến tận nhà để đón. Đó là những công việc mà chúng tôi phải làm thường xuyên”, cô giáo Mỷ chia sẻ.

Anh Trần Đình Tùng - Cán bộ văn hóa xã Sin Suối Hồ - cho biết điểm trường Hoàng Trù Văn mà cô Giàng Thị Mỷ đang dạy học là điểm bản xa và khó khăn nhất của xã. Con đường từ trung tâm vào bản chủ yếu là đường đất, những hôm trời mưa, đường trơn trượt đi lại rất nguy hiểm. Dù điều kiện dạy học tại đây còn thiếu thốn, cô giáo Mỷ rất nhiệt tình, luôn yêu thương, gắn bó với học sinh. Không chỉ đạt thành tích trong công tác giảng dạy, nữ giáo viên còn nhiệt tình tham gia các phong trào văn hóa, phát triển du lịch của xã. Những việc làm của cô là tấm gương sáng trong ngành giáo dục.

Anh Trần Đình Tùng - Cán bộ văn hóa xã Sin Suối Hồ - cho biết điểm trường Hoàng Trù Văn mà cô Giàng Thị Mỷ đang dạy học là điểm bản xa và khó khăn nhất của xã. Con đường từ trung tâm vào bản chủ yếu là đường đất, những hôm trời mưa, đường trơn trượt đi lại rất nguy hiểm. Dù điều kiện dạy học tại đây còn thiếu thốn, cô giáo Mỷ rất nhiệt tình, luôn yêu thương, gắn bó với học sinh. Không chỉ đạt thành tích trong công tác giảng dạy, nữ giáo viên còn nhiệt tình tham gia các phong trào văn hóa, phát triển du lịch của xã. Những việc làm của cô là tấm gương sáng trong ngành giáo dục.

Kiều Trang

Ảnh: NVCC

Nguồn Znews: https://zingnews.vn/co-giao-tre-day-o-diem-truong-xa-nhat-tai-vung-cao-bien-gioi-post1159468.html