Cô giáo trẻ truyền tình yêu môn Lịch sử cho học sinh
Yêu thích môn Lịch sử và cảm mến nghề 'trồng người' ngay từ những năm còn học lớp chuyên Sử, Trường THPT chuyên Lương Văn Tụy, cô giáo Nguyễn Thị Huyền Trang được toại nguyện khi tốt nghiệp khoa Sử, Trường Đại học Sư phạm I Hà Nội về dạy môn Sử tại Trường THPT Gia Viễn A (huyện Gia Viễn). Mới hơn 5 năm vào nghề và đứng lớp, nhưng cô giáo Huyên Trang đã có nhiều đổi mới, sáng tạo trong dạy và học môn Lịch sử, thu hút sự yêu thích, hứng thú của nhiều học sinh, giảm đáng kể tình trạng học sinh ngại học môn học này.
Cô giáo Huyền Trang trong một giờ lên lớp môn Lịch sử.
Sinh năm1990, trẻ cả tuổi đời lẫn tuổi nghề, nhưng cô giáo Nguyễn Thị Huyền Trang đãphát huy thế mạnh của một giáo viên trẻ, năng động trong thời đại công nghệ số,tích cực ứng dụng công nghệ vào giảng dạy, tổ chức nhiều hoạt động ngoại khóa,áp dụng phương pháp dạy liên môn, tích hợp để thu hút học sinh yêu thích vàhứng thú với môn Lịch sử.
Cô giáo Huyền Trang chia sẻ: Ngay từ khi còn học THPTtại lớp chuyên Sử - Địa, Trường THPT chuyên Lương Văn Tụy, cô đã đam mê mônLịch sử và ấp ủ ước mơ trở thành một cô giáo dạy Sử. Những thành tích đạt đượcđối với môn Sử trong những năm học THPT như: Giải nhất học sinh giỏi lớp 12 cấptỉnh; giải khuyến khích học sinh giỏi quốc gia lớp 12 môn Sử..., tạo đà cho côgiáo Huyền Trang thi đỗ và học tập tại khoa Sử, trường Đại học sư phạm I Hà Nội(2008-2012), sau đó tiếp tục học lên cao học chuyên ngành Lịch sử Việt Nam tạiTrường Đại học Sư phạm I Hà Nội (2012-2014).
Năm 2015,sau khi tốt nghiệp thạc sĩ, cô giáo Huyền Trang được phân công về giảng dạy tạiTrường THPT Gia Viễn A. Hơn 5 năm gắn bó với môn Lịch sử, cô giáo Trang luônkiên trì, tâm huyết với bộ môn này, trở thành người truyền lửa tình yêu lịch sửcho học trò của mình.
Để các học sinh hứng thú học môn Sử, cô giáo trẻ NguyễnThị Huyền Trang đã tích cực ứng dụng công nghệ vào giảng dạy. Trong mỗi tiếthọc, cô Trang luôn cố gắng đơn giản hóa các khái niệm, giúp học sinh tự ghi nhớvà liên hệ so sánh, đánh giá tiếp cận các sự kiện, sự việc một cách dễ dàng,không khô cứng. “Muốn có bài giảng chất lượng, trước mỗi giờ lên lớp, tôi đêùchuẩn bị giáo án cẩn thận, có phương pháp dạy phù hợp đối với từng đối tượnghọc sinh, như: Sử dụng tài liệu văn học để tạo hứng thú cho học sinh trong dạyhọc phần Lịch sử Việt Nam; dạy học theo chủ đề tích hợp hoặc phương pháp dạyhọc theo nhóm, dạy học đóng vai với các tình huống...
Đặc biệt, phát huy nhữngthế mạnh của công nghệ thông tin, hình ảnh, video về lịch sử liên quan đến bàihọc, tôi đều cố gắng tích hợp trong bài giảng, nhằm tăng tính trực quan sinhđộng, tương tác giữa hai bên, giúp các em học sinh tiếp thu bài giảng một cáchdễ hiểu, dễ nhớ trong quá trình học....” – cô Huyền Trang chia sẻ.
Chính sựđổi mới trong cách thức giảng dạy, sự chuẩn bị chu đáo cho mỗi giờ lên lớp,những tiết học về môn Lịch sử vốn khô khan, khó nhớ đã trở nên cuốn hút, dễhiểu với các em học sinh, tạo được sự tin tưởng, yên tâm của Tổ bộ môn và Bangiám hiệu nhà trường. Mới về trường được 3 năm, năm học 2018-2019, cô Trang đãđược giao nhiệm vụ dạy lớp 12 ôn thi kỳ thi THPT Quốc gia, kết quả, 100% họcsinh đỗ tốt nghiệp. Năm học 2019-2020, cô cùng với một đồng nghiệp đào tạo đôịtuyển học sinh giỏi môn Lịch sử của trường, đi thi học sinh giỏi cấp tỉnh, có 1học sinh đạt giải ba.
Là giáoviên trẻ, nhưng được sự tin tưởng của Ban giám hiệu nhà trường, cô giáo NguyễnThị Huyền Trang được giao làm giáo viên chủ nhiệm lớp. Với nhiệm vụ này, côTrang luôn quan tâm sát sao tình hình học tập và rèn luyện của học sinh tronglớp; tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng, hoàn cảnh của từng gia đình học sinh để độngviên, khuyến khích các em học tập tốt.
Năm học 2019-2020, cô Trang là giáo viênchủ nhiệm lớp 11B4. Để nâng cao ý thức, trách nhiệm, giáo dục đạo đức, lối sốngcho học sinh, cô Trang thường xuyên tổ chức sinh hoạt lớp theo các chủ đề như:Về ước mơ-hoài bão của học sinh; việc tự học-tự đọc sách; về ý nghĩa của Tết cổtruyền; về tình bạn-tình yêu...
Ngoài ra, khi có điều kiện cô lại tổ chức chohọc sinh đi học tập trải nghiệm thực tế tại các bảo tàng, khu di tích lịch sử,chiến khu cách mạng... Cùng với việc luôn nỗ lực trau dồi, học hỏi, nâng caotrình độ chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm, cô giáo Huyền Trang còn tích cực thamgia các phong trào thi đua của nhà trường, của ngành, có nhiều đổi mới trongviệc dạy và học...
Như mạnh dạn thử nghiệm dạy nghiên cứu bài học 1 tiết Lịchsử song ngữ Việt – Anh về bài “Chiến dịch Điện Biên Phủ”; hướng dẫn học sinhtham gia cuộc thi Khoa học kĩ thuật của trường với sản phẩm: “Sa bàn chiến dịchĐiện Biên Phủ 1954”... được Tổ bộ môn và Hội đồng sư phạm nhà trường ghi nhận,đánh giá cao.
.Ngoài côngtác chuyên môn, cô giáo Huyền Trang còn tích cực tham gia nhiều phong trào,hoạt động của ngành, của trường.... Là Bí thư chi đoàn giáo viên, Phó Bí thưĐoàn trường, ủy viên CLB khoa học xã hội..., năm 2019, cô cùng với các thànhviên CLB biên soạn 2 cuốn nội san, chương trình đổi giấy lấy cây, trải nghiệmlàm video lịch sử bằng tiếng Anh, cuộc thi video “Lịch sử địa phương Gia Viễn”…
Đồng thời nhiệt tình tham gia các hoạt động xã hội, từ thiện, là ủy viên CLBmôi trường GREEN, cùng các thành viên trải nghiệm làm sạch trường học và tìnhnguyện tại Bệnh viện huyện Gia Viễn,…
Năm 2019, cô giáo Nguyễn Thị Huyền Trangđược Trường THPT Gia Viễn A vinh danh là tấm gương tiêu biểu của năm. Với mộtcô giáo trẻ cả tuổi đời lẫn tuổi nghề, đây là sự động viên, khuyến khích rấtlớn để cô tiếp tục nỗ lực, cố gắng hơn nữa trong sự nghiệp trồng người.
Bài, ảnh:Hạnh Chi