Cô giáo với đề tài nghiên cứu khoa học về cây sen

Là giáo viên dạy môn Sinh học, Trường THPT Yên Khánh A, cô giáo Nguyễn Thị Hiền rất say mê nghiên cứu khoa học và đã có nhiều đề tài được đánh giá cao trên lĩnh vực mình giảng dạy. Nổi bật trong đó là đề tài: 'Bước đầu nghiên cứu đặc điểm sinh thái học, giá trị kinh tế của cây sen tại xã Khánh Phú, huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình' vừa đạt giải Nhì, tại Cuộc thi Khoa học kỹ thuật tỉnh Ninh Bình năm 2019. Đề tài này được đánh giá có tính mới, sáng tạo và yêu cầu viết báo cáo đề xuất đầu tư.

Vườn sen do cô giáo Hiền nghiên cứu và trồng thành công nhiều loại sen.

Cô giáo Nguyễn Thị Hiền chia sẻ: Xuấtphát từ ngay thực tế cuộc sống của gia đình mình khi bên cạnh có khu ruộngtrước đây được cấy lúa, nhưng do chuột và sâu bệnh phá hoại nên được chuyểnsang trồng rau muống. Nhưng rồi, sau khi nhiều gia đình xây nhà mới, nước thảisinh hoạt tràn ra ruộng, gây mất vệ sinh. Là cô giáo dạy sinh, tôi rất quan tâmđến vấn đề môi trường và mang suy nghĩ, nếu khu ruộng này được trồng sen thì sẽnhư thế nào, chắc chắn sẽ khác xa hiện tại, cây sen nếu sống được sẽ xanh tươi,mướt mát và hoa thì thơm ngát cả mùa hè... cô Hiền nhớ lại.

Vậy là, chỉ với một khu đất trống cạnhnhà đã trở thành khu vườn nhỏ, nơi cô Hiền và một số học sinh Trường THPT YênKhánh A dùng làm nơi thực nghiệm nghiên cứu trồng các loại cây sen trên cạn.“Ban đầu tôi lấy cây sen ở đầm về trồng thử tại khu ruộng gần nhà. Tôi tự thugom rác thải, dọn cỏ chỗ ruộng trũng ô nhiễm đó để trồng, nhưng thời gian đâùthất bại, sen chết do thời tiết lạnh.

Đến lần tiếp theo, cây sen cũng khôngphát triển được như mong muốn, do bị ốc bươu vàng ăn, cắn, rồi sâu phá hoại...Nhưng đó chỉ là những khó khăn ban đầu, sau nhiều lần kiên trì nghiên cứu, màymò, hỏng thì làm lại, chết thì trồng bổ sung, chỉ thời gian sau, những cây senphát triển rất nhanh và có ngay đầm sen thơm ngát, xinh đẹp ngay tại khu dâncư.

Giờ thì việc trồng sen của cô và tròTrường THPT Yên Khánh A đã đơn giản hơn nhiều. Sau nhiều lần nghiên cứu, theodõi và trồng thử các loại sen, cô Hiền cho biết, không cần những diện tích ruộngtrũng, chỉ bằng các tấm bạt quây lại, hay các chậu nhỏ chứa nước là có thểtrồng nhiều loại giống sen khác nhau, được lấy ở nhiều nơi về và có thể cho thuhoạch quanh năm.

“Sen là loài cây khá quen thuộc với mọi người Việt Nam, nhưngđể hiểu tường tận đặc điểm sinh thái, giá trị to lớn của cây sen thì cần phảicó những nghiên cứu cụ thể. Năm 2017, tôi tiến hành nghiên cứu sâu về cây sen,theo dõi quá trình phát triển từ hạt phát triển lên cây con, rồi đến khi thuhoạch đài sen.

Để tăng số lượng cây nghiên cứu, cô Hiền chia hạt sen cho họcsinh trong lớp, hướng dẫn các em cách trồng, cùng trao đổi về quy trình chămsóc, theo dõi sinh trưởng của cây, truyền đam mê của mình cho các em học sinh,biến những bài học sinh học lý thuyết trong sách giáo khoa ra ngoài thực tếcuộc sống...

Sau 1 năm thực hiện theo dõi cây senphát triển trên ô tiêu chuẩn, cô Hiền tiếp tục thực hiện nghiên cứu trồng câytrên chậu, bao bì để thu hoạch củ. Đồng thời phổ biến cho mọi người cùng trồng,cùng sử dụng sản phẩm của cây sen. “Các bộ phận trên cây sen đều được thu hoạchvà có rất nhiều tác dụng. Lá sen tươi được dùng ngay hoặc có thể phơi khô đểtích trữ làm nước uống. Ngó sen là thực phẩm sạch, ngon, bổ dưỡng. Còn lại hoasen, nhị sen, đài sen, củ sen... đều trở thành những món ăn ngon, nguồn thuốcquý trong dân gian.

Đặc biệt, khi sen được trồng trên cạn, việc chăm sóc sẽ dễdàng, thuận lợi hơn rất nhiều, bởi lúc này, người trồng có thể điều chỉnh đượcquá trình sinh trưởng, phát triển của cây sen... từ đó cho ra sản phẩm với giáthành rẻ hơn so với sản phẩm cùng loại trên thị trường...” – cô Hiền vui mừngcho biết thêm.

Với các em học sinh, khu vườn nhỏ trồngsen tại nhà cô Hiền đã trở thành nơi khám phá kiến thức thú vị, gần gũi và rấtdễ nhớ bài học. Việc cô và trò cùng nghiên cứu, thực hành đã giúp các em nhưcũng được tiếp thêm niềm cảm hứng, say mê nghiên cứu khoa học từ cô giáo bộ môncủa mình.

Qua gần 2 năm nghiên cứu và trồng thực nghiệm, cô Hiền và nhóm họcsinh đã bước đầu có thành phẩm, thu được củ sen, lá sen chế biến trà sen túilọc và bột trà, được đánh giá có chất lượng cao, tốt cho sức khỏe và bước đâùđã có những đơn đặt hàng. Các bộ phận khác như hoa, ngó, hạt sen đều đã cho thuhoạch và có giá trị kinh tế.

Có hơn 10 năm trong nghề dạy học, côgiáo Nguyễn Thị Hiền đã có một số công trình nghiên cứu khoa học, nhưng đề tài:“Bước đầu nghiên cứu đặc điểm sinh thái học, giá trị kinh tế của cây sen tại xãKhánh Phú, huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình” là đề tài thành công hơn cả, bơỉngoài đưa vào thực nghiệm giảng dạy cho học sinh, đề tài còn mang tính ứng dụngthực tiễn cao, khi thực tế nhiều vùng đất trũng ngập nước bị bỏ hoang, nhiêùdiện tích đất trong các khu dân cư đang để không gây lãng phí.

Trong khi, nêúáp dụng trồng sen, sẽ cho giá trị kinh tế hàng chục triệu đồng/sào, cao hơn 4-5lần so với trồng lúa. Đặc biệt hơn, nếu được cải tạo trồng sen trên cạn, ngoaìý nghĩa cho việc làm sạch môi trường, tạo nguồn thực phẩm sạch, còn có giá trịy học, tăng nguồn thu về giá trị kinh tế.

Với sự thành công bước đầu của đề tàinghiên cứu đặc điểm sinh thái học, giá trị kinh tế của cây sen, cô giáo NguyễnThị Hiền cho biết, thời gian tới, cô sẽ mở rộng việc trồng sen theo cách riêngcủa mình trên quy mô lớn, trong đó có việc cộng tác với các gia đình có ruộngcanh tác không hiệu quả, mở rộng diện tích trồng sen, thu hoa và lá làm trà,ngó sen, đài sen, củ sen thu hoạch chế biến được nhiều dạng thuốc, thực phẩm...

Đồng thời mong muốn, đề tài được tuyên truyền, nhân rộng để các địa phương códiện tích đất không thể trồng lúa hay các loại cây khác có thể trồng các loạisen khác nhau, mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn cho người nông dân.

Bài, ảnh: Hạnh Chi

Nguồn Ninh Bình: http://baoninhbinh.org.vn/co-giao-voi-de-tai-nghien-cuu-khoa-hoc-ve-cay-sen-20191004082743856p12c17.htm