Có hay không việc bộ tộc dùng chai nhựa từ 5.000 năm trước và bị diệt vong?
Biến nhựa thành chai đựng nước là một phát minh khá tiện dụng của con người, bất chấp nguy cơ gây hại cho sức khỏe từ một số loại nhựa nhất định.
Nhưng có phải bạn nghĩ chai nhựa là phát minh của xã hội hiện đại? Thực ra, con người đã sử dụng chai nhựa lâu hơn chúng ta tưởng rất nhiều, và con số chính xác là 5.000 năm, bởi thổ dân da đỏ châu Mỹ thời xưa.
Được biết, tộc người dùng những chai nhựa này là Chumash, sống trên các đảo ngoài khơi Los Angeles. Các dấu vết hài cốt cho thấy sức khỏe của họ bắt đầu chuyển biến xấu từ 5.000 năm trước, trong khi đã định cư ở đây ít nhất là hơn 8.000 năm - tức là quá đủ để thích nghi với mọi biến đổi môi trường.
Bộ tộc Chumash
Những người thuộc bộ tộc Chumash là một trong nhiều bộ lạc thổ dân châu Mỹ là cư dân cổ đại của Hoa Kỳ ngày nay. Những người thuộc bộ tộc Chumash, nằm ở Santa Barbara, California hiện đại, giữa bờ biển và Dãy núi Santa Ynez, tự gọi mình là "những người đầu tiên" và tin rằng Thái Bình Dương là "ngôi nhà đầu tiên" của họ. Các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng Chumash đã sống ở khu vực này ít nhất 11.000 năm và đã phát triển mạnh ở cùng một nơi trong thời gian dài, không chỉ vì vị trí gần biển, mà còn vì độ phì nhiêu của đất giữa các ngọn núi.
Đặc điểm của bộ tộc là sử dụng cây gỗ đỏ để đóng tàu tốt hơn nhiều so với tàu của các bộ lạc khác. Trong khi người Viking thời trung cổ ở Bắc Âu sử dụng các kỹ năng của riêng họ để chinh phục các nhóm người khác kém mạnh hơn, thì Chumash sử dụng các kỹ năng tương tự để tạo ra phương tiện di chuyển cho phép họ không chỉ điều chỉnh các làng khác nhau trong bộ tộc của họ mà còn có thể truyền bá nghệ thuật văn hóa.
Với sự xuất hiện của người châu Âu, lãnh thổ của bộ tộc Chumash đã bị chiếm đóng, một số ngôi làng đã chuyển đến các đầu xa hơn dọc theo bờ biển. Thậm chí ngày nay chúng ta tìm thấy các thành viên của bộ tộc này, nhưng không ai nói ngôn ngữ gốc.
Sử dụng... nhựa đường làm chai đựng nước
Theo một nghiên cứu do viện Smithsonian thuộc Bảo tàng lịch sử quốc gia (Mỹ) nhận định, thổ dân da đỏ xưa kia đã sử dụng... nhựa đường làm chai đựng nước. Chúng được làm từ dầu mỏ dạt bờ, chủ yếu là lớp hắc ín bám lại trên bãi cát.
Các bằng chứng cho thấy, thổ dân da đỏ đã nung chảy nhựa đường, cho vào khuôn đúc để tạo thành các vật dụng khác nhau, trong đó có chai nhựa. Họ trữ nước trong đó để đề phòng những khi thời tiết khô hạn. Ngoài ra, nhựa đường còn được dùng để sửa vũ khí và tạo khói tín hiệu cho cả bộ lạc.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia, việc nung chảy nhựa đường sẽ giải phóng một loại độc chất, có tên polycyclic aromatic hydrocarbons (PAHs). Ngày nay, PAHs đã được chứng minh có liên quan đến rất nhiều bệnh nguy hiểm - nổi bật là ung thư, rối loạn hormone, hủy hoại nội tạng...
Trong xã hội hiện đại, cơ thể người tiếp xúc với chất này qua khói thuốc và khí thải giao thông. Nhưng đối với các thổ dân sử dụng hắc ín để đựng nước, nồng độ PAH đi vào cơ thể sẽ ở mức cực kỳ đáng sợ.
Điều gì làm bộ tộc này diệt vong?
Theo các chuyên gia đánh giá, chất lượng xương của hài cốt rất kém, xương sọ nhỏ, răng yếu. Và thứ gây ra thảm cảnh ấy có thể chính là những chai nhựa đường.
"Đây có vẻ là lần đầu tiên chúng ta phải đánh giá nồng độ PAH trên những quần thể cổ đại" - trích lời tiến sĩ Sabrina Sholts, chủ nhiệm nghiên cứu. "Chúng tôi tin rằng nghiên cứu này sẽ nâng tầm hiểu biết về tác động của các chất hóa học do công nghệ của con người đến quá trình tiến hóa".
Sẽ còn nhiều nghiên cứu hơn về vấn đề này. Nhưng theo Sabrina, có vẻ thổ dân châu Mỹ đã trải qua một khoảng thời gian ác mộng, khi họ thậm chí còn chẳng biết thứ gì đã đưa bộ tộc của mình diệt vong.