Cô học trò nhỏ và ý tưởng lập website về Bác Hồ

'Tôi thật sự bất ngờ khi Hải Yến đem ý tưởng lập một website về Chủ tịch Hồ Chí Minh đến hỏi tôi. Tôi bảo lập một trang web rất vất vả, em có quyết tâm làm không, Hải Yến quả quyết: Cô cứ yên tâm, em sẽ không bao giờ bỏ cuộc giữa chừng đâu.'- cô giáo Nguyễn Thị Yến, Trường THCS Tân Bình (thành phố Tam Điệp) chưa hết xúc động khi nhớ về cô học trò nhỏ của mình với một ý tưởng độc đáo nhưng vô cùng ý nghĩa là lập website về Chủ tịch Hồ Chí Minh để chia sẻ cùng mọi người những thông tin về Bác…

Em Trịnh Thị Hải Yến (ngồi giữa) và cô giáo tìm tài liệu về Bác Hồ.

Và sau nhiều khó khăn, có lúc tưởngchừng phải bỏ cuộc thì đến nay trang Web của em Trịnh Thị Hải Yến, cựu học sinhTrường THCS Tân Bình đã trở thành địa chỉ tin cậy giúp thầy cô, bạn bè tìm hiêủvề cuộc đời, thân thế của Bác cùng những bài học quý báu về tấm gương củaNgười.

Cô giáo của em kể lại: Thấy Yến quyết tâm như vậy tôi mừng lắm nhưng lạilo lắng nhiều hơn. Có thể em vẫn chưa hình dung hết những khó khăn, vất vả đểlập nên một Website với những ngôn ngữ siêu văn bản, khả năng xử lý các hìnhảnh trực quan, đặc biệt là quy trình kỹ thuật, chỉ cần sai một bước có thể phảiquay lại điểm xuất phát…

Đã dạy môn Tin học nhiều năm, tôi biết rằng điều đódường như hơi quá sức với một học sinh lớp 8. Nhất là khi em đang ở năm học bảnlề chuẩn bị các điều kiện tốt nhất để bước vào năm học cuối cấp đầy những khókhăn, thử thách và có tính chất quyết định. Bởi vậy tôi hứa sẽ đồng hành cùngem, tiếp sức cho em hiện thực hóa ý tưởng này.

Khi đã trở thành “người bạn đồng hành”của Hải Yến, cô giáo lại khám phá thêm nhiều điều đáng quý từ học trò của mình.Thì ra trước đó, trong một thời gian dài Hải Yến đã dày công sưu tầm tranh ảnh,tư liệu về Bác trên báo chí, cẩn thận cắt từng hình ảnh trên các trang báo kèmtheo các dòng chú thích hoặc tiêu đề bài báo, sau đó đưa vào album. Các hìnhảnh, tư liệu trong album được sắp xếp tương đối khoa học theo các đề mục vàthời gian.

Điều duy nhất mà Hải Yến còn thiếu để thực hiện ý tưởng của mình cólẽ chỉ là vấn đề về lập trình Web. Mấy ngày liền, Hải Yến “vùi đầu” vào nhữngquyển sách tin học mà cô giáo đưa cho, đọc “ngấu nghiến” rồi ghi ghi, chépchép… Thời gian đầu, ròng rã cả tháng trời hai cô trò phải qua lại nhà nhau vàomỗi buổi tối để vừa làm vừa học, sau này nhuần nhuyễn hơn thì chuyển sang traođổi trực tuyến. Đã có lúc cả cô, cả trò cảm thấy nản lòng, mệt mỏi vì việc nàyngốn quá nhiều thời gian, đôi khi còn phải làm đi làm lại…

Cô Nguyễn Thị Yến, giáo viên dạy Tinhọc hiểu tường tận về học trò của mình. Cô Yến kể: Cô bé này rất thông minh,sắc sảo, thậm chí có những khoảnh khắc em lóe sáng, vượt khỏi khuôn khổ sáchvở, đưa ra cách làm táo bạo. Đặc biệt, em có khả năng chịu được áp lực caotrong học tập, cái gì càng khó, em càng hứng khởi, kiên trì tìm tòi, khám phá.Đôi khi em sẵn sàng tranh luận thẳng thắn với cô giáo của mình.

Tuy nhiên, Yếncũng có nhược điểm là không phân bổ được thời gian, cứ mải miết làm theo sự saymê của mình. Nhiều hôm mệt quá, Hải Yến ngủ luôn bên bàn phím máy tính. Thươnghọc trò nhỏ nhưng tôi vẫn động viên em cố gắng, đã làm thì phải làm cho bằngđược chứ đừng bỏ dở giữa chừng.

Qua giai đoạn đầu thiên về kỹ thuật,những ngày sau đó Hải Yến lại bắt tay vào thiết kế, biên tập tin bài. Lúc đâùtrang web chỉ là những dòng chữ đơn giản, sơ sài. Đến nay, sau khoảng 2 nămhoạt động (tính từ tháng 11/2017), trang web về Bác Hồ của Hải Yến đã thu húttrên 10.000 lượt truy cập với các mục chính như: Trang chủ giới thiệu về BácHồ; Tư liệu tóm tắt cuộc đời hoạt động cách mạng của Người; Sách Bác Hồ chưánội dung các bài học trong sách…

Đáng chú ý là khả năng tương tác cao từ trangweb này không chỉ giúp cung cấp các kiến thức cho học sinh về tấm gương đạo đứcHồ Chí Minh mà còn có thể tham gia vào quá trình giảng dạy giúp giáo viên kiểmtra học sinh trong việc học và hiểu các bài học đạo đức của Bác Hồ thông quaviệc yêu cầu học sinh trả lời những câu hỏi của mỗi bài ngay trên website. Giáoviên và học sinh cũng có thể đưa ra các thắc mắc, ý kiến của mình để cùng traođổi, thảo luận.

Giải thích rõ hơn về chức năng này củatrang Web, Hải Yến chia sẻ: Những năm học trước, Trường đã triển khai việc họctập và làm theo gương Bác, thông qua tài liệu “Bác Hồ với những bài học về đạođức, lối sống dành cho học sinh”. Tuy nhiên, bộ tài liệu này mới chỉ được đưavào dạy tích hợp cho học sinh với một số ít môn học như Giáo dục công dân hoặcngoại khóa. Trong khi đó, tấm gương cao quý của Bác rất phong phú và có thể đưavào nhiều môn học khác, ở bất cứ lĩnh vực nào.

Được biết, từ năm 2018 Trường THCS TânBình đã đưa trang web về Bác Hồ của Hải Yến vào giảng dạy ở các bộ môn như lịchsử, văn học, mỹ thuật, âm nhạc, giáo dục công dân.

Đây là một trong những hìnhthức thay đổi phương pháp dạy học hiệu quả, tạo cho học sinh hứng thú trong họctập. Đồng thời, học sinh có thể học tập, trau dồi kiến thức, khắc sâu những bàihọc về tư tưởng, đạo đức và làm theo tấm gương của Bác Hồ. Sáng kiến này củaHải Yến sau đó cũng đã giành giải Nhất Cuộc thi Sáng tạo khoa học kỹ thuật dànhcho thanh, thiếu niên tỉnh Ninh Bình năm học 2017 - 2018.

Khi chúng tôi hỏi về những nỗ lực đểlàm trang web này, Hải Yến chia sẻ: Mỗi lẫn đọc những mẩu chuyện viết về Bác,em lại tự rút ra cho mình một bài học quý giá, một việc làm cao cả, một suynghĩ vững vàng, đó là động lực giúp em phấn đấu trở thành con ngoan, trò giỏi,cháu ngoan Bác Hồ... Em mong đây là một việc làm nhỏ nhưng ý nghĩa để kính dânglên Bác.

Bài, ảnh: Đào Duy

Nguồn Ninh Bình: http://baoninhbinh.org.vn/co-hoc-tro-nho-va-y-tuong-lap-website-ve-bac-ho-2019091108034499p12c17.htm