Cơ hội hiếm quan sát sao chổi xanh lục từ Việt Nam
Sao chổi SWAN sẽ đạt điểm cận nhật (gần Mặt Trời nhất) vào ngày 1/5 và cận địa (gần Trái Đất nhất). Sao chổi này sở hữu chu kỳ quỹ đạo lên đến 740.000 năm – tức là chúng ta chỉ có duy nhất một cơ hội trong đời để quan sát nó.
Theo Hội Thiên văn Hà Nội (HAS), sao chổi C/2025 F2 (SWAN) đang là một trong những hiện tượng thiên văn nổi bật nhất năm 2025. Được phát hiện vào ngày 29/3/2025 nhờ dữ liệu từ thiết bị SWAN trên tàu SOHO, sao chổi này sở hữu chu kỳ quỹ đạo lên đến 740.000 năm – tức là chúng ta chỉ có duy nhất một cơ hội trong đời để quan sát nó.

Sao chổi SWAN có màu xanh lục sắp xuất hiện trên bầu trời và có thể quan sát được từ Việt Nam.
SWAN sẽ đạt điểm cận nhật (gần Mặt Trời nhất) vào ngày 1/5 và cận địa (gần Trái Đất nhất) vào ngày 2/5, khi nó cách Trái Đất khoảng 144 triệu km. Trong thời gian này, sao chổi có thể được quan sát từ Việt Nam vào rạng sáng hoặc sau hoàng hôn, di chuyển qua các chòm sao Pegasus, Andromeda và Pleiades.
Những bức ảnh gần đây của C/2025 F2 (SWAN) cho thấy một màu xanh lá cây hoặc xanh lam - xanh lục rõ rệt, cho thấy rằng đây là một sao chổi chủ yếu bao gồm khí. Điều đó cho thấy rằng khi nhìn bằng mắt thường hoặc bằng ống nhòm và kính thiên văn nhỏ, có thể thấy nó như một quả cầu ánh sáng khuếch tán hoặc mờ kèm theo một cái đuôi mờ, thẳng và hẹp.
Trong vài tuần tới, mọi góc nhìn về C/2025 F2 (SWAN) sẽ chỉ giới hạn vào buổi sáng trước khi mặt trời mọc. Từ nay đến ngày 25/4, những người hy vọng có thể nhìn thoáng qua sao chổi này cần tìm một vị trí có tầm nhìn rõ ràng và không bị cản trở về đường chân trời đông bắc.
Bắt đầu quan sát chậm nhất là 70 phút trước khi mặt trời mọc, thời điểm bắt đầu của hoàng hôn hàng hải, khi đĩa mặt trời nằm ở vị trí 12 độ dưới đường chân trời. Mặc dù bầu trời phía đông đã bắt đầu sáng lên, bầu trời vẫn đủ tối để có thể phân biệt được nhiều ngôi sao và chòm sao sáng hơn.
Với vầng sáng xanh lục đặc trưng và đuôi sao kéo dài trên bầu trời, SWAN hứa hẹn sẽ là một cảnh tượng tuyệt đẹp – đặc biệt nếu bạn quan sát bằng ống nhòm hoặc kính thiên văn dưới bầu trời quang đãng.
Dù có thể quan sát bằng mắt thường song nếu có một chiếc kính thiên văn hoặc ống nhòm thì sẽ cho kết quả quan sát tuyệt vời hơn nữa. Một lưu ý là nhiều người nhầm lẫn sao chổi và sao băng. Sao chổi không "xẹt" qua bầu trời, nó di chuyển ở rất xa nên trong khoảng thời gian ngắn thì bạn thậm chí không nhận ra sự dịch chuyển của nó trên nền trời.