Có một loại cây bán đầy ngoài chợ, rẻ như cho mà trị đau cột sống, xương khớp rất hiệu quả
Cây thuốc quý gần gũi, mọc đầy vườn quê, bán đầy ở chợ, được làm chả hay món dồi lợn đều rất ngon, giá rẻ… nhưng không mấy ai biết đó là vị thuốc quý dùng cho người đau xương khớp.
Người Việt Nam có những cây thuốc quý rất thông dụng, là chìa khóa sức khỏe nhưng không hay biết, và có một vị thuốc quý bán nhiều ở chợ, thậm chí mọc đầy vườn nhà, bán ở chợ giá rất rẻ, nhưng sự thật phũ phàng là nhiều người không biết.
Tôi hay mua rau của một chị bán rau ngồi ngay cửa chợ, hôm đó tôi qua mua mớ rau thì thấy chị ấy ngồi nhăn nhó, buồn so. Nghe tôi hỏi, chị đáp:
- Tôi chán quá chú à, mấy năm nay cứ đau mỏi xương khớp, nhưng chủ quan không đi khám. Lần này đi chiếu chụp thì đã nặng quá rồi, xương khớp thoái hóa từ trên xuống dưới, giờ nó đang bị thoát vị... đau không đi lại được, hôm nay vẫn phải cố ngồi bán hàng, đang lo mấy hôm nữa phải nghỉ bán.
Nhìn vẻ mặt đau đớn của chị, dáng đứng cóm róm vì đau nên lương tâm nghề nghiệp lại trỗi dậy. Tôi bảo chị ta hôm sau mang kết quả khám bệnh xem sao… và chị bán rau mừng rỡ khi biết tôi là bác sĩ. Thế là chị bán rau lấy điện thoại đã chụp sẵn kết luận khám bệnh cho tôi. Xem xong tôi chỉ tay vào đống rau chị đang bày bán và nói:
- Bệnh của chị không cần dùng thuốc gì cả ngoài mấy thứ này, chị bán thuốc hàng ngày không biết.
Nghe câu nói xa xôi của tôi, chị bán rau ngơ ngác lắm, rồi bảo tôi giúp, xem phải dùng thuốc gì, mua ở đâu? Tôi giải thích rõ là chị bị thoái hóa kèm thoát vị, chỉ cần đắp thuốc và nghỉ ngơi ít ngày là khỏi. Rồi tôi cầm lên 1 mớ lá xương sông đưa cho chị, bảo đó là thuốc chị cần dùng, đồng thời bày cho chị ấy cách dùng:
- Lá xương sông tươi giã nát trộn với dấm.
- Hoặc lá xương sông, lá cúc tần – hai thứ giã nát đắp dọc sống lưng.
Đắp lá nên nhiều một chút, ngày nào cũng đắp và kết hợp nằm phản cứng như sập gỗ, hoặc giường không có đệm (tránh nằm đệm lún) và ít vận động là được.
- Ngoài ra hằng ngày dùng lá xương sông đun uống thay nước nữa.
Sau đó tôi thấy chị nghỉ bán hàng gần chục ngày thì yên tâm là chị đã làm theo lời tôi dặn và đang ở nhà đắp thuốc. Hôm tôi ra chợ thấy chị đã quay lại bán hàng, dáng dấp khỏe mạnh, nhanh nhẹn thì biết chị ấy đã khỏi bệnh. Thấy tôi đi ngang qua chị ấy đã tíu tít gọi và níu ngay lại:
- Chú gì ơi, chú bác sĩ ơi…
- Vâng, chị thế nào rồi? - Tôi hỏi lại.
Chị ấy rối rít cảm ơn tôi. Chị kể hàng ngày chị đắp lá xương sông, bỏ đệm đi mà nằm phản gỗ. Chắc tại đệm thật vì từ khi ấy tới giờ chị không thấy đau.
Rồi chị bày tỏ không hiểu vì sao thứ lá thông dụng hàng ngày bán mà không hề biết nó là vị thuốc hay đến vậy. Chị đã bán lá thuốc bao năm trời mà không biết - nói rồi chị ấy cười vui vẻ.
Thực tế lá xương xông nhiều người biết, các bà nội trợ thường mua về cuốn món chả xương sông ăn rất ngon miệng. Lá xương sông còn dùng đun nước tắm, hấp siro ho cho trẻ... nhưng tác dụng chính và hiệu quả nằm ngay cái tên của nó – vốn dĩ gọi là cây xương sống bị gọi chệch thành xương sông – có khả năng điều trị bệnh lý về cột sống, xương khớp rất tốt.
Theo y học cổ truyền, cây xương sông có vị cay, tính ấm, có tác dụng khu phong, trừ thấp, tán hàn; tiêu thũng, chỉ thống, thông kinh hoạt lạc, trị phong thấp, trị cảm cúm... rất hiệu quả.
Nếu bị bệnh xương khớp, thoái hóa thoát vị, tê bì chân tay, đau mỏi cỏ vai gáy… dùng lá xương sông đắp và đun nước uống. Lưu ý khi đắp chỉ dùng lá tươi. Còn khi đun lá xương sông để uống thì dùng được cả lá tươi, lá khô, hoặc hạt đều được. Liều uống mỗi ngày tầm 20g khô hoặc 40-50g tươi.
Có thể dùng lá xương sông trực tiếp hoặc dùng ngoài, ngâm, cách thủy... để giảm các triệu chứng ở đường hô hấp như ho, nhiều đàm, viêm họng,… nhưng nếu không đỡ, các triệu chứng kéo dài... thì có thể là bệnh khác nên cần đi khám bác sĩ để xác định bệnh chính xác và khám chữa đúng.
Lưu ý xương sông là cây thuốc quý, nhưng đã là dược liệu thì cần tránh áp dụng sai cách vì có thể làm bệnh chuyển biến theo chiều hướng xấu... Vì vậy trước khi dùng cần gặp bác sĩ tư vấn cụ thể về liều lượng, cách dùng, thời gian điều trị... và nếu muốn dùng lá xương sông trong điều trị dài hạn cần tham vấn y khoa.
Bác sĩ Hoàng Kỳ
Bệnh viên Y học cổ truyền Hà Nội