Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước tiếp tục chậm chạp
Trong 9 tháng đầu năm, hoạt động cổ phần hóa đã thực hiện thoái vốn nhà nước tại 13 doanh nghiệp với giá trị sổ sách là 287 tỷ đồng, thu về 2.166 tỷ đồng.
Báo cáo của Bộ Tài chính mới đây cho biết, trong 9 tháng đầu năm, đã thoái vốn nhà nước tại 13 doanh nghiệp với giá trị sổ sách là 287 tỷ đồng, thu về 2.166 tỷ đồng. Bên cạnh đó, Bộ Tài chính nhận được báo cáo phê duyệt phương án cổ phần hóa 3 doanh nghiệp thuộc Tổng công ty Lương thực Miền Bắc và Tập đoàn Công nghiệp Than-Khoáng sản Việt Nam, với tổng giá trị doanh nghiệp là 252 tỷ đồng, trong đó phần vốn của các Tập đoàn, Tổng công ty là 151 tỷ đồng.
Tuy nhiên, 3 doanh nghiệp cổ phần hóa trong năm nay lại không nằm trong danh sách 89 cổ phần chưa hoàn thành cổ phần hóa tính đến cuối năm 2020. Tiến độ “cổ phần hóa” doanh nghiệp nhà nước gần như không có tiến triển gì.
Quá trình cổ phần hóa diễn ra khó khăn trong bối cảnh dịch Covid-19 bùng phát ở nhiều địa phương, trong đó có các thành phố lớn như Hà Nội, TP.HCM - hai địa phương có số lượng doanh nghiệp thực hiện cổ phần hóa, thoái vốn theo kế hoạch lớn, chiếm 60% kế hoạch cổ phần hóa còn lại của giai đoạn 2016-2020. Điều này khiến các doanh nghiệp chưa thể triển khai thực hiện thẩm định giá, xác định giá trị doanh nghiệp và phần vốn nhà nước theo quy định.
Cục Tài chính doanh nghiệp giả định thứ nhất nếu đến hết quý 3/2021, dịch bệnh Covid-19 cơ bản được kiểm soát tại Việt Nam, sẽ tập trung triển khai thoái vốn nhà nước đối với các doanh nghiệp đã bàn giao quyền đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước về Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) đã niêm yết trên thị trường chứng khoán thực hiện theo hình thức khớp lệnh trực tiếp trên sàn giao dịch chứng khoán.
Tình huống giả định thứ 2 là dịch bệnh kéo dài đến hết năm 2021. Trong tình huống này, do phong tỏa, giãn cách tại một số địa phương lớn nên việc triển khai cổ phần hóa, thoái vốn không thực hiện được.
Căn cứ thực tế diễn biến của tình hình dịch COVID-19 hiện nay, Cục Tài chính doanh nghiệp dự báo năm 2021 sẽ theo tình huống 2. Kế hoạch thu từ cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại các doanh nghiệp Trung ương nộp về ngân sách nhà nước trong năm 2021 không đạt 40.000 tỷ đồng và không đạt số doanh nghiệp cổ phần hóa theo kế hoạch đề ra.
Nhìn xa hơn trong cả giai đoạn 2022-2025, để đảm bảo nguồn thu từ cổ phần hóa, thoái vốn tại các doanh nghiệp nhà nước nộp về ngân sách nhà nước đáp ứng kế hoạch giai đoạn này là 248.000 tỷ đồng, Cục Tài chính doanh nghiệp đã báo cáo Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ một số giải pháp cụ thể.
Trong đó, sẽ tập trung thoái vốn vào các doanh nghiệp lớn như cổ phần hóa công ty mẹ Tổng công ty viễn thông Mobifone (giai đoạn 2022 – 2023), công ty mẹ Tập đoàn bưu chính viễn thông Việt Nam, công ty mẹ Tập đoàn hóa chất Việt Nam (giai đoạn 2023 – 2024), hay Agribank (trong năm 2022).
Đối với việc thoái vốn, Bộ Tài chính đề nghị giao Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp chỉ đạo SCIC xây dựng lộ trình, kế hoạch triển khai thoái vốn nhà nước tại các doanh nghiệp đã được bàn giao, đồng thời tiếp nhận quyền đại diện chủ sở hữu phần vốn nhà nước từ các cơ quan, đơn vị theo Quyết định số 908/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Danh mục doanh nghiệp có vốn nhà nước thực hiện thoái vốn đến hết năm 2020 và tập trung triển khai thực hiện thoái vốn nhà nước tại 6 doanh nghiệp trong năm 2022. Điều này nhằm đáp ứng nhiệm vụ cân đối tiền thu từ bán vốn nhà nước nộp về ngân sách nhà nước.
Riêng trong quý 4, Bộ tài chính cho biết sẽ tổng hợp kết quả sản xuất kinh doanh năm 2020 và giai đoạn 2016-2020 của các doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp có vốn nhà nước để kịp thời báo cáo Quốc hội tại kỳ họp tháng 10/2021. Phối hợp với cơ quan đại diện chủ sở hữu nghiên cứu, đề xuất với cấp có.