CODA - thuật ngữ có từ thế kỷ 20 nhưng nổi lên nhờ bộ phim năm 2021

Các CODA đôi khi gặp phải khó khăn vì bị cô lập giữa thế giới của người khỏe mạnh và người khiếm thính.

CODA /ˈkəʊdə/ (danh từ): Con của người khiếm thính

Định nghĩa:

CODA là viết tắt của Children of Deaf Adults, đề cập đến những người có cha mẹ hoặc người giám hộ là người điếc hoặc người khiếm thính.

Thuật ngữ này được Millie Brother - một người có cha mẹ là người khiếm thính - đặt ra vào năm 1983. Thời gian này, Millie Brother đang trong quá trình thành lập tổ chức quốc tế nhằm hỗ trợ những đứa trẻ có người giám hộ là người điếc, khiếm thính.

Đối với những đứa trẻ thuộc cộng đồng CODA, thuật ngữ này đóng vai trò như một "mã định danh" hữu ích, giúp các em nhận được sự hỗ trợ từ cộng đồng. Tuy nhiên, nhiều CODA cho biết các em gặp phải những thách thức khá lớn vì bị cô lập giữa hai thế giới.

Dù ra đời từ thế kỷ 20, thuật ngữ CODA mới bắt đầu được chú ý từ bộ phim cùng tên (tên tiếng Việt của phim là Giai điệu con tim) của đạo diễn Sian Heder. Bộ phim được công chiếu năm 2021 và nhận giải thưởng Phim xuất sắc nhất Oscar 2022. Sau đó, CODA được thêm vào danh sách từ mới năm 2023 của từ điển Oxford.

Ứng dụng của CODA trong tiếng Anh:

- CODAs are often of significant interest to researchers in various fields, including linguistics, genetics, and psychology.

Dịch: Những đứa con của người khiếm thính được các nhà nghiên cứu trong nhiều lĩnh vực khác nhau quan tâm, bao gồm ngôn ngữ học, di truyền học và tâm lý học.

- Many CODAs use sign language as a first language, and many CODAs often act as an interpreter for their parents or guardians.

Dịch: Nhiều đứa con của người khiếm thính sử dụng ngôn ngữ ký hiệu như ngôn ngữ đầu tiên và nhiều người đóng vai trò là thông dịch viên cho cha mẹ hoặc người giám hộ.

Thái An

Nguồn Znews: https://zingnews.vn/coda-thuat-ngu-co-tu-the-ky-20-nhung-noi-len-nho-bo-phim-nam-2021-post1400078.html