Con chữ 'thắp sáng' ước mơ

Mùa này, đường lên huyện Điện Biên Đông đẹp như tranh. Tỉnh lộ 130 mềm mại uốn mình trên những triền núi biếc, giữa những làn sương trắng xốp và trong âm thanh muôn điệu của cuộc sống sơn thôn. Địa chỉ mà nhóm phóng viên chúng tôi tìm đến là bản Pa Cá, xã Phình Giàng - nơi quần tụ lâu đời của 856 hộ gia đình với 4.193 nhân khẩu đồng bào Mông. Ở đó, gia đình ông Cứ A Pó là một thành viên, một gia đình nghèo nhưng rất hiếu học.

Bài 1: Ký ức gian khó

Trong câu chuyện, ông Cứ A Pó xúc động kể: Ngày trước tôi không được đi học, bố mẹ tôi bảo học chữ không mang được thóc về, chỉ làm nương mới có ăn, nên nhà có 3 anh em thì đều không ai biết chữ. Cái đói nghèo cứ bám theo như định mệnh, không nhớ đã bao lần để cái bụng rỗng lên giường đi ngủ vì nhà hết gạo…

Đã qua những năm tháng khó khăn, thỉnh thoảng ông Pó lại nhẹ nhàng xem Giấy khen thành tích học tập của các con.

Đã qua những năm tháng khó khăn, thỉnh thoảng ông Pó lại nhẹ nhàng xem Giấy khen thành tích học tập của các con.

Một lần, con trai thứ hai của ông Pó là Cứ A Tỉnh bị ốm nặng. Ông Pó đã chạy khắp nơi tìm thầy cúng, hy vọng cứu con từ tay “ma rừng”. Thầy này cúng không khỏi, lại mời thầy khác, sau mấy bận cúng bái thì bao nhiêu con gà, con lợn cũng lần lượt hết sạch, bệnh tình của con không giảm. Sau cùng ông Pó chạy bộ 30 cây số xuống huyện tìm mua thuốc với niềm hy vọng cuối cùng. Đến đầu phố huyện ông hớt hải vào một quầy thuốc thú y kể một mạch bệnh tình của con! Sau khi nghe ông kể bệnh tình thì người bán thuốc cũng hiểu là ông nhầm rồi chỉ đường đến hiệu thuốc tân dược.

Trời mưa, ông cẩn thận bọc thuốc vào mấy lần túi bóng rồi ngược về bản. Nhưng đi được một quãng thì quên cách sử dụng, lại lật đật quay lại hỏi. “Người ta dặn kỹ rồi, kèm theo tờ hướng dẫn sử dụng thuốc nữa, nhưng tôi không biết chữ. Khổ!” - ông Pó kể, giọng trầm buồn như đá núi.

Những năm 90 của thế kỷ trước, cả vùng đất Phình Giàng không có nhiều nhà quan tâm việc học của con cái. Hầu hết thiếu niên chỉ tầm 15 - 16 tuổi là tính chuyện lấy vợ lấy chồng. Hết gỗ lên rừng, hết tiền lên rừng, hết gạo người ta cũng lên rừng.

Ngày ấy, mỗi sáng sớm khi cả bản Pa Cá còn chìm trong sương, ông Pó lại bỏ con dao và chiếc thuổng ngắn vào nu cở rồi lên núi đào củ mài. Củ xấu thì để nấu cháo, củ ngon mới có người mua. “Họ nói một cân, hai cân thì tôi cứ tin thế, vì tôi có biết cân, biết đọc số đâu mà mặc cả.” - ông Pó trải lòng.

Thời gian qua đi, những chuyến đi rừng của ông Pó ngày càng xa hơn, khó khăn hơn vì củ mài, rau rừng ngày càng ít đi. Có lần mải tìm củ mài mà ông trượt chân suýt ngã xuống vực sâu. “Nếu tôi không nhanh ngã người sang hướng khác chắc không còn ngồi đây nói chuyện được với các anh chị!” – ông Pó nhớ lại.

Ông Cứ A Pó (thứ 2 từ phải qua) chia sẻ với người dân trong bản cách tạo động lực cho con học tập.

Ông Pó có 4 người con. Cô con gái duy nhất đã qua đời sau thời gian đổ bệnh, vơộng từ đó suy sụp, trong nhà chỉ còn ông là lao động chính. Cứ A Thái là con traithứ hai, học ba năm lớp 1 mà vẫn chưa đọc nổi mặt chữ. Ông thất vọng, nhưng không cam chịu. “Không cho nó học, sau này lại khổ như tôi. Cái khổ vìđói có thể vượt qua, chứ cái khổ vì mù chữ thì dai dẳng cả đời.” – ông Pó nói về quyết tâm cùng con vượt núi tìm con chữ.

Nhàcách trường học gần chục cây số đường rừng. Không có xe, cha con ông đi bộ. Ngày nắngthì còn dễ, ngày mưa thì rất vất vả. Mùa đông, khi cả bảncòn ngủ vùi trong chăn, ông đã đánh thức Thái dậy, nhét vội nắm cơm nguội vàotay con rồi hai cha con lại dắt nhau đến trường. Ông không biết chữ, nhưng môĩbuổi sáng vẫn kiên nhẫn đưa con tới lớp. Sau đó mới lặng lẽbăng qua con suối Huổi Dụa lên nương.

Từmột đứa trẻ người Mông nhút nhát, sợ học, Cứ A Thái dần dần vui vẻ, mạnh dạnhơn, cười nói nhiều hơn. Cuối năm học đó, cậu không chỉ được lên lớp 2 mà cònđược tuyên dương là học sinh giỏi. Nhớ lại ngày con đọc được, viết được,làm được phép tính, ông Pó xúc động kể: “Tôi mừng muốn khóc, tôigiống như người mù lâu năm được nhìn thấy ánh sáng.”

Ngày cuối tuần vợ chồng ông Cứ A Pó lại nấu nồi cơm to đợi các con về sum họp gia đình.

Ngày cuối tuần vợ chồng ông Cứ A Pó lại nấu nồi cơm to đợi các con về sum họp gia đình.

Từ đó, Cứ A Thái luôn là học sinh giỏi của trường. Ảnh cậu học trò người Mông da ngăm, mắt sáng vẫn còn được treo trang trọng ở phòng truyền thống Trường THCS Suối Lư. Sau đó, Thái là học sinh duy nhất của huyện Điện Biên Đông được tuyển vào Trường Thiếu sinh quân Quân khu II. Trong suốt quá trình học Cứ A Thái luôn đạt thành tích xuất sắc. Thái cũng là một trong những sinh viên có điểm đầu vào cao nhất của Trường sĩ quan Chính trị, Bộ Quốc phòng. Một cánh cửa mở ra từ những gian khó nơi bản nghèo. Tốt nghiệp, Cứ A Thái nằm trong số 30% sinh viên xuất sắc toàn khóa, được phong quân hàm Trung úy. Thái giống như người mở đường, 2 em trai của cậu là Cứ A Tỉnh và Cứ A Tính tiếp bước anh mình.

Ông Cháng Phổng Thái, Phó Chủ tịch UBND xã Phình Giàng cho biết: "Ông Cứ A Pó là người cha đặc biệt nhất của xã. Không biết chữ mà nuôi dạy 3 con trai học giỏi, đỗ vào các trường đại học danh giá. Gia đình ông là tấm gương vượt khó, là biểu tượng cho niềm tin vào giáo dục ở vùng cao này."

Niềm tin ấy giờ đã có thêm điểm tựa khi nhiều năm qua với sự quan tâm đầu tư của Nhà nước, rất nhiều khu nhà ở nội trú, bán trú được xây dựng tại trường học các xã vùng cao. Các cháu học sinh không còn phải chui rúc trong những túp lều xộc xệch do bố mẹ dựng tạm nơi bìa rừng, mà điều kiện ăn ở đã tốt hơn rất nhiều, nuôi dưỡng ước mơ đổi đời bằng con chữ!

Bài, ảnh: Tú Trinh

Kỳ 2: Tự mình thay đổi đời mình

Nguồn Điện Biên Phủ: https://baodienbienphu.vn/bai-thuong/giao-duc/d