'Con dao hai lưỡi' của viện trợ tiền điện tử tại Ukraine
Ukraine - quốc gia đang chống lại chiến dịch quân sự của Nga tuyên bố: Quốc gia trên khắp thế giới đã quyên góp hàng triệu đô la trực tiếp cho nỗ lực chiến tranh bằng cách sử dụng tiền điện tử như bitcoin. Thế nhưng, một số thách thức vẫn hiện hữu.
Kể từ ngày 26/2, khi các quan chức Ukraine bắt đầu đăng tweet kêu gọi quyên góp tiền điện tử, chính phủ Ukraine cho biết họ đã thu được gần 67 triệu đô la trong mục tiêu 200 triệu đô la vào thứ Bảy (26/3).
“Ngày nay, tiền điện tử đang đóng một vai trò quan trọng trong việc bảo vệ Ukraine,” theo Alex Bornyakov, thứ trưởng bộ chuyển đổi kỹ thuật số của đất nước, đã viết trên trang web quyên góp của quốc gia.
Tổng thống Ukraine phát biểu qua internet tại Thính phòng Quốc hội của Trung tâm Du khách Quốc hội Hoa Kỳ ở Washington. Ảnh: AP.
Theo phản hồi của Bornyakov, Ukraine hiện đã chi khoảng 34 triệu đô la trong số tiền tiếp viện tính đến tuần trước, chuyển đổi khoảng 80% sang tiền tệ truyền thống và sử dụng phần còn lại với các thương gia đã chấp nhận tiền điện tử.
Các quỹ tiền điện tử được huy động chỉ là một phần nhỏ trong tổng số các khoản đóng góp mà Ukraine nhận được. Sau khi huy động được tới 12 triệu đô la vào ngày 2 tháng 3, các khoản quyên góp tiền điện tử đã chậm lại, mặc dù những người ủng hộ nói rằng sự gia tăng bất ngờ ban đầu có thể ‘truyền cảm hứng’ cho những nỗ lực nhằm thu thập tiền điện tử cho các mục đích nhân đạo hoặc phòng thủ. Các quan chức đã tuyên bố rằng tốc độ mà các khoản quyên góp tiền điện tử có thể được sử dụng đã khiến chúng trở nên hữu dụng.
Mặt trái của sự dễ dàng chuyển nhượng, tiền điện tử vẫn là một nam châm cho các hành động gian lận và là loại tiền tệ được lựa chọn cho các mạng lưới tội phạm.
Người đứng đầu Ngân hàng Trung ương Châu Âu Christine Lagarde đã cảnh báo rằng tài sản tiền điện tử "đang được sử dụng như một cách để cố gắng lách các lệnh trừng phạt" áp đặt đối với Nga, nhưng không cung cấp chi tiết nào khác ngoài việc lưu ý rằng việc chuyển tiền toàn cầu sang tiền điện tử đang tăng mạnh hiện nay.
Theo Michael Chobanian, người sáng lập sàn giao dịch tiền điện tử Ukraine, đồng thời là người giúp chính phủ Ukraine quản lý các khoản quyên góp thông qua một thỏa thuận không chính thức thông báo rằng: Chúng tôi đang mua rất nhiều thứ có thể cứu sống con người mỗi ngày và cũng đang ngăn chặn hành vi chiến tranh, vì vậy đây là sự khởi đầu của thế giới mới.
"Đó chắc chắn là lần đầu tiên", Bennett Tomlin, một nhà điều tra lừa đảo tiền điện tử và người dẫn chương trình podcast Crypto Critic\'s Corner cho biết. "Chúng tôi chưa bao giờ thấy một quốc gia có chủ quyền sử dụng tiền điện tử để tài trợ cho các nỗ lực quốc phòng của mình trước đây."
Lập luận đó cho rằng tiền điện tử cho phép gửi và nhận giá trị xuyên biên giới không hạn chế thông qua các mạng không thể dễ dàng bị kiểm duyệt hoặc đóng cửa vì không có thực thể nào chịu trách nhiệm. Những người ủng hộ cũng cho rằng tiền điện tử loại bỏ nhu cầu người dùng tin tưởng vào các tổ chức tài chính vì hệ thống được quản lý bằng mã mà bất kỳ ai cũng có thể kiểm tra và các giao dịch được ghi lại vĩnh viễn trong các sổ cái kỹ thuật số công khai phân tán được gọi là blockchain.
Các khoản quyên góp cho Ukraine là một loại thử thách căng thẳng cho những tuyên bố đó. Ví dụ: các sàn giao dịch tiền điện tử hoạt động như những ‘người gác cổng’ một phần vì họ được yêu cầu thu thập thông tin nhận dạng về những người sử dụng dịch vụ của họ. Hai sàn giao dịch lớn như Binance và CoinBase, đã hành động vào đầu tháng này để hạn chế việc sử dụng một số dịch vụ của họ ở Nga, mặc dù họ chưa rút tiền hoàn toàn.
Sự công khai việc kêu gọi quyên góp của Ukraine cũng thu hút những kẻ lừa đảo cố gắng lợi dụng thiện chí của các nhà viện trợ. Hilary Allen, giáo sư tại trường luật của Đại học Mỹ, cho biết bất kỳ ai quyên góp nên xem xét cẩn thận tất cả các tác nhân có liên quan.
Nhiều khoản đóng góp cho các tài khoản của Ukraine có thể xác minh được trên các công cụ công khai theo dõi các giao dịch tiền điện tử - cũng như các khoản chuyển tiền được thực hiện từ các tài khoản Ukraine kiểm soát.
Tuấn Phan, một chuyên gia an ninh mạng chuyên về pháp y blockchain, đã kiểm tra dòng tiền đến và đi từ một số tài khoản của Ukraine một phần vì anh ấy muốn tự mình quyên góp.
Theo luật sư Artem Afian, một vấn đề khác đối với việc chấp nhận quyên góp tiền điện tử là khả năng mọi người gửi tài sản sẽ bị ‘ô nhiễm’ khi thông qua kiểm tra tội phạm hoặc lừa đảo.
Tại thời điểm này, Ukraine đang tận dụng tất cả các nguồn viện trợ có được để lo cho người dân vì vậy đây không phải là một thời điểm mà Ukraine có thể lựa chọn rất nhiều, kể cả những nguồn tiền đươc coi là ‘bất hợp pháp’.
Theo báo cáo của Dịch vụ Nghiên cứu Quốc hội được cập nhật vào tháng 1, các khoản quyên góp tiền điện tử cho đến nay đã lên tới khoảng 1% ngân sách quốc phòng hàng năm của Ukraine trước chiến tranh. Chính phủ Ukraine cũng nhận được hỗ trợ thông qua nhiều kênh khác nhau, mặc dù không phải tất cả chúng đều trực tiếp đến chính phủ.
Được biết, sau bài phát biểu của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskyy với các nhà lập pháp Mỹ vào tuần trước, Quốc hội đã trích lập 13,6 tỷ USD cho Ukraine và Tổng thống Joe Biden cam kết viện trợ quân sự bổ sung 800 triệu USD. LHQ đã quyên góp được 618 triệu đô la cho Ukraine ngoài mục tiêu 1,1 tỷ đô la, và đã yêu cầu thêm 550 triệu đô la để hỗ trợ người tị nạn. Liên minh châu Âu đã cam kết hỗ trợ nhân đạo 500 triệu euro cũng như các quỹ bổ sung để giúp đỡ ngân sách của Ukraine.
Lê Na (Theo AP)