Côn Đảo: Trải nghiệm khó quên khi tham gia bảo tồn rùa biển

PV Người Đưa Tin đã có nhiều ngày cùng các tình nguyện viên tham gia Chương trình bảo tồn rùa biển Côn Đảo mùa hè 2024 do IUCN kết hợp với Vườn Quốc gia Côn Đảo tổ chức. Những người tham gia chương trình đã có trải nghiệm khó quên khi quan sát rùa mẹ đẻ trứng, thả rùa con về biển lớn.

Côn Đảo là một quần đảo nằm ở phía nam Việt Nam, thuộc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, nổi tiếng không chỉ với cảnh quan thiên nhiên hoang sơ mà còn là một trong những khu vực quan trọng nhất để bảo vệ rùa biển.

Côn Đảo là một quần đảo nằm ở phía nam Việt Nam, thuộc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, nổi tiếng không chỉ với cảnh quan thiên nhiên hoang sơ mà còn là một trong những khu vực quan trọng nhất để bảo vệ rùa biển.

Vích (Rùa Xanh) có kích thước lớn, mai mịn và màu xanh đặc trưng, trong khi rùa đồi mồi nhỏ hơn với mai có vảy sắp xếp đẹp mắt và màu sắc rực rỡ. Cả hai loài đều đóng vai trò quan trọng trong hệ sinh thái biển, giúp duy trì sự cân bằng và sức khỏe của rạn san hô và các hệ sinh thái biển khác. Ảnh: Tiến Nguyễn

Vích (Rùa Xanh) có kích thước lớn, mai mịn và màu xanh đặc trưng, trong khi rùa đồi mồi nhỏ hơn với mai có vảy sắp xếp đẹp mắt và màu sắc rực rỡ. Cả hai loài đều đóng vai trò quan trọng trong hệ sinh thái biển, giúp duy trì sự cân bằng và sức khỏe của rạn san hô và các hệ sinh thái biển khác. Ảnh: Tiến Nguyễn

Mỗi năm, từ tháng 4 đến tháng 10, rùa mẹ ở Côn Đảo sẽ lên bãi biển vào ban đêm để đẻ trứng. Ảnh: Tiến Nguyễn

Mỗi năm, từ tháng 4 đến tháng 10, rùa mẹ ở Côn Đảo sẽ lên bãi biển vào ban đêm để đẻ trứng. Ảnh: Tiến Nguyễn

Nhân viên kiểm lâm sẽ kiểm tra trạng thái sức khỏe, kiểm tra "bảng tên" của Rùa mẹ. Ảnh: Tiến Nguyễn

Nhân viên kiểm lâm sẽ kiểm tra trạng thái sức khỏe, kiểm tra "bảng tên" của Rùa mẹ. Ảnh: Tiến Nguyễn

Bảng tên được đặt trên các chi của Rùa mẹ, giúp nhân viên dễ phân biệt được các loài rùa. Ảnh: Tiến Nguyễn

Bảng tên được đặt trên các chi của Rùa mẹ, giúp nhân viên dễ phân biệt được các loài rùa. Ảnh: Tiến Nguyễn

Sau khi rùa mẹ đẻ xong, nó sẽ lập tức quay trở về biển. Ảnh: Tiến Nguyễn

Sau khi rùa mẹ đẻ xong, nó sẽ lập tức quay trở về biển. Ảnh: Tiến Nguyễn

Sau khi rùa mẹ rời đi, các nhân viên bảo tồn sẽ kiểm tra tổ trứng và di dời đến những nơi an toàn hơn nếu cần thiết. Ảnh: Tiến Nguyễn

Sau khi rùa mẹ rời đi, các nhân viên bảo tồn sẽ kiểm tra tổ trứng và di dời đến những nơi an toàn hơn nếu cần thiết. Ảnh: Tiến Nguyễn

Trứng rùa được theo dõi và chăm sóc kỹ lưỡng cho đến khi nở. Quá trình này kéo dài gần 60 ngày, với tỷ lệ nở cao nhờ sự chăm sóc cẩn thận của các tình nguyện viên và nhân viên bảo tồn. Ảnh: Tiến Nguyễn

Trứng rùa được theo dõi và chăm sóc kỹ lưỡng cho đến khi nở. Quá trình này kéo dài gần 60 ngày, với tỷ lệ nở cao nhờ sự chăm sóc cẩn thận của các tình nguyện viên và nhân viên bảo tồn. Ảnh: Tiến Nguyễn

Thời điểm đẹp nhất có lẽ là khi những chú rùa con bắt đầu nở và bò về phía biển. Những sinh vật nhỏ bé nhưng tràn đầy năng lượng, hướng về đại dương với một niềm khát khao sống mãnh liệt. Ảnh: Tiến Nguyễn

Thời điểm đẹp nhất có lẽ là khi những chú rùa con bắt đầu nở và bò về phía biển. Những sinh vật nhỏ bé nhưng tràn đầy năng lượng, hướng về đại dương với một niềm khát khao sống mãnh liệt. Ảnh: Tiến Nguyễn

Khi trứng nở, rùa con sẽ được thả về biển. Đây là khoảnh khắc đầy ý nghĩa khi những chú rùa nhỏ bắt đầu cuộc hành trình mới, đối mặt với những thử thách đầu đời. Ảnh: Tiến Nguyễn

Khi trứng nở, rùa con sẽ được thả về biển. Đây là khoảnh khắc đầy ý nghĩa khi những chú rùa nhỏ bắt đầu cuộc hành trình mới, đối mặt với những thử thách đầu đời. Ảnh: Tiến Nguyễn

Một bé rùa con đang chập chững bò về phía biển lớn. Ảnh: Tiến Nguyễn

Một bé rùa con đang chập chững bò về phía biển lớn. Ảnh: Tiến Nguyễn

Tỉ lệ trứng rùa nở thành công thực tế khá thấp, chỉ khoảng từ 50% đến 80% trong tổng số trứng được đẻ. Ảnh: Tiến Nguyễn

Tỉ lệ trứng rùa nở thành công thực tế khá thấp, chỉ khoảng từ 50% đến 80% trong tổng số trứng được đẻ. Ảnh: Tiến Nguyễn

Một bé rùa đã bò được đến biển lớn. Ảnh: Tiến Nguyễn

Một bé rùa đã bò được đến biển lớn. Ảnh: Tiến Nguyễn

Nhiều người dân, du khách, tình nguyện viên tham gia hoạt động thả rùa con về với biển. Ảnh: Tiến Nguyễn

Nhiều người dân, du khách, tình nguyện viên tham gia hoạt động thả rùa con về với biển. Ảnh: Tiến Nguyễn

Các du khách "nhí" cũng tham gia hoạt động thả rùa con về biển. Ảnh: Tiến Nguyễn

Các du khách "nhí" cũng tham gia hoạt động thả rùa con về biển. Ảnh: Tiến Nguyễn

Chú rùa nhỏ lần đầu tiên thấy được nhà của mình. Ảnh: Tiến Nguyễn

Chú rùa nhỏ lần đầu tiên thấy được nhà của mình. Ảnh: Tiến Nguyễn

Thạc sĩ Nguyễn Nam, chuyên gia sinh vật học, Trường ĐHQG Tp.HCM chia sẻ: "Rùa biển đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sự ổn định của hệ sinh thái, có giá trị khoa học cao, đem lại nguồn lợi cho cộng đồng từ các hoạt động du lịch, lại có giá trị về mặt tín ngưỡng và tâm linh đối với người dân Việt Nam nói riêng và Châu Á nói chung. Đặc biệt loài Vích giúp duy trì sự ổn định của thảm cỏ biển thông qua các nghiên cứu về mối tương quan thuận giữa chất lượng các thảm cỏ và năng suất của các loài cá có giá trị kinh tế với mật độ Vích trong khu vực".

"Thực tế cho thấy, số lượng của các loài rùa biển đã và đang bị suy giảm nghiêm trọng trên toàn thế giới, phần lớn là do các hoạt động của con người và còn đang chịu sự tác động mạnh của hiện tượng biến đổi khí hậu trên phạm vi toàn cầu. Thêm vào đó, tỉ lệ sinh tồn của rùa biển rất thấp, khi 1000 chú rùa con mới nở chạy ùa về biển thì chỉ có 1 chú rùa có thể sinh tồn. Vì vậy, việc đơn giản mà chúng ta có thể hành động là giảm thiểu rác thải nhựa, sống xanh, tránh làm ô nhiễm môi trường và tuyên truyền về công tác bảo tồn rùa biển, vì một hành tinh, vì một hệ sinh thái khỏe, đẹp và đa dạng", chuye gia sinh vật học Nguyễn Nam nói thêm.

Phạm Thị Mỹ Hậu

Nguồn Người Đưa Tin: https://nguoiduatin.vn/con-dao-trai-nghiem-kho-quen-khi-tham-gia-bao-ton-rua-bien-204240712191744042.htm