Con người tiền sử có thể hạ gục con mồi khổng lồ bằng những kỹ thuật điêu luyện

Theo một giả thuyết mới gây tranh cãi, con người thời tiền sử chuyên hạ gục những con mồi khổng lồ cách đây hơn 2 triệu năm.

Loài voi ma mút thời tiền sử đã tuyệt chủng được cho là con mồi của con người thời tiền sử.

Loài voi ma mút thời tiền sử đã tuyệt chủng được cho là con mồi của con người thời tiền sử.

Một nghiên cứu mới gây tranh cãi cho thấy những con người đầu tiên là những động vật ăn thịt lớn đã hạ gục con mồi bằng những kỹ năng săn mồi điêu luyện.

Trong một bài báo nghiên cứu mới, các nhà khoa học cho rằng con người và những người họ hàng gần gũi đã là những thợ săn lão luyện từ rất sớm, bắt đầu từ ít nhất 2 triệu năm trước. Miki Ben-Dor và Ran Barkai, các nhà nghiên cứu tại Đại học Tel Aviv ở Israel, và Raphael Sirtoli, một nghiên cứu sinh tiến sĩ tại Đại học Minho ở Bồ Đào Nha.

Ben-Dor cho biết: “Cho đến nay, những nỗ lực nhằm tái tạo lại chế độ ăn uống của con người thời kỳ đồ đá chủ yếu dựa trên sự so sánh với các xã hội săn bắn hái lượm của thế kỷ 20. Tuy nhiên, sự so sánh này là khập khiễng, bởi vì 2 triệu năm trước, các xã hội săn bắn hái lượm có thể săn bắt và tiêu thụ voi và các loài động vật lớn khác, trong khi những người săn bắn hái lượm ngày nay không thể như vậy. Toàn bộ hệ sinh thái đã thay đổi, và các điều kiện không thể so sánh được. "

Bằng chứng khan hiểm

Bằng chứng hóa thạch từ tổ tiên loài người sớm nhất rất khan hiếm. Nhưng dựa trên bằng chứng khảo cổ học, Ben-Dor cho biết, rõ ràng người Homo sapiens và họ hàng gần của họ đã ăn bất cứ thứ gì có thể ăn được. Nhưng bao nhiêu khẩu phần ăn của họ bao gồm thực vật so với động vật là điểm mấu chốt. Nhiều loài động vật được coi là ăn tạp thực sự có chế độ ăn theo cách này hay cách khác. Ví dụ, tinh tinh là động vật ăn tạp về mặt kỹ thuật, nhưng thịt chỉ chiếm khoảng 6% khẩu phần ăn của chúng. Chó và sói chủ yếu ăn thịt nhưng đôi khi cũng gặm ngũ cốc, dẫn đến một cuộc tranh luận về việc chúng nên được phân loại là động vật ăn tạp hay động vật ăn thịt.

Theo Ben-Dor, loài người cổ đại Homo habilis đã ăn thịt ít nhất 2,6 triệu năm trước. Một loài người sơ khai khác, Homo erectus , dường như là một loài ăn thịt nhiệt tình vào 1,8 triệu năm trước; răng và ruột của họ co lại so với tổ tiên trước đó, sự thích nghi để tiêu hóa thịt thay vì thực vật và nó sử dụng các công cụ bằng đá có khả năng xay thịt .

Ben-Dor và Barkai lập luận trong bài báo của họ, được đăng trên Tạp chí Nhân chủng học Vật lý Mỹ , rằng thịt không chỉ là một phần thưởng cho những loài người này và những người Homo sapiens đầu tiên .

Thay vào đó, các tác giả tin rằng, những động vật lớn nặng hơn 1.000 kg, chẳng hạn như voi, hà mã và tê giác... chiếm phần lớn trong chế độ ăn của con người. Những con voi cách đây 500.000 năm có thể nặng 12 tấn, so với 4 đến 6 tấn ngày nay.

Ăn nhiều thịt, sự tiến hóa não bộ của con người?

Theo các nhà nghiên cứu, những con vật này có thể ăn thịt béo, rất thích hợp để nuôi bộ não đói năng lượng của con người. Các tác giả lập luận trong một bài báo khác gần đây rằng, săn những con mồi lớn có thể là nguyên nhân thúc đẩy sự tiến hóa não bộ của con người .

Tuy nhiên, ý tưởng này còn gây tranh cãi và các nhà nghiên cứu không đồng ý về việc một lượng thịt khổng lồ sẽ hữu ích như thế nào đối với những người săn bắn hái lượm trong những ngày trước khi được làm lạnh, cũng như về việc con người cổ đại có kỹ năng hạ gục con mồi mà các loài ăn thịt khác như sư tử, đấu tranh để đánh bại.

John nói: "Có một số nhà khảo cổ học nói, họ đã săn voi một lần, nhưng đó giống như một cuộc săn chỉ có một lần trong đời; đó là điều mà ông bà thường kể cho con cái họ nghe'"

Hawks, một nhà cổ sinh vật học tại Đại học Wisconsin-Madison cho biết:"Có những người nói rằng , thịt voi có thể để được rất lâu,không cần bảo quản, nhưng nó là một phần sinh hoạt thường xuyên của họ và quan trọng đối với họ.'"

Ben-Dor và các đồng nghiệp của ông viết trong bài báo của mình rằng, ăn những động vật lớn, béo sẽ là một lợi ích đối với loài người sớm nhất, bởi vì giảm được nhiều calo như vậy trong một chuyến đi săn - thay vì nhiều lần cố gắng rình rập con mồi nhỏ hơn. Các nhà nghiên cứu cho rằng, con người thể hiện sự thích nghi với chất béo cao này.

Nói về mặt khảo cổ học, thật khó để phân loại con người và họ hàng của họ vào cấp độ động vật ăn thịt trước khoảng 50.000 năm trước. Đó là bởi vì cách sinh hóa đáng tin cậy duy nhất để phân biệt động vật là động vật săn mồi hàng đầu hay nằm ở vị trí thấp hơn trong chuỗi thức ăn là một phương pháp được gọi là phân tích đồng vị nitơ ổn định, yêu cầu kiểm tra collagen đối với các phân tử được đưa vào cơ thể qua đường ăn uống.

Bất chấp những bằng chứng hạn chế về quá trình tiến hóa ban đầu của loài người, các nhà nghiên cứu cho biết, vẫn còn nhiều việc phải làm để chứng minh liệu tổ tiên loài người này có thực sự là loài ăn thịt hay không. Điều này có thể bao gồm nhiều nghiên cứu hơn về sự phong phú của các loài động vật có kích thước khác nhau trong suốt kỷ Pleistocen, khám phá những thay đổi di truyền theo thời gian có thể làm thay đổi khả năng tiêu hóa các loại thức ăn khác nhau của con người và so sánh xu hướng về kích thước con mồi theo thời gian.

HàThu

Theo Theo Live Science

Nguồn Tiền Phong: https://tienphong.vn/con-nguoi-tien-su-co-the-ha-guc-con-moi-khong-lo-bang-nhung-ky-thuat-dieu-luyen-post1329601.tpo