Ngày nào cũng vậy, cứ gần 19 giờ, các chiến sĩ thuộc Đội Cảnh sát QLHC về TTXH CAQ Hà Đông lại tìm đến từng nhà có người cao tuổi để làm thủ tục cấp căn cước gắn chíp
Trường hợp ông Phạm Đình Lộc (Phú Lãm, Hà Đông) là một ví dụ, ông Lộc bị đứt tủy gần 6 năm nay không thể đi lại. Được sự thông báo của cảnh sát khu vực, tổ cấp căn cước lưu động đã sắp xếp thời gian đến tận nhà để làm thủ tục
Để hoàn tất thủ tục cho những trường hợp như thế này, tổ cấp cấp căn cước phải huy động đến 4 chiến sĩ
Trong các công đoạn thì việc lấy dấu vân tay là lâu nhất với 13 bước nhưng không phải ai lấy cũng nhanh, đặc biệt là người già như thế này
Vân tay mờ, bị biến sạng bởi bệnh tật...
Trường hợp người già bị tật ở tay các anh em đặt máy xuống thấp để người dân có thể thuận tiện lấy mẫu
Để hoàn tất thủ tục lấy vân tay, chụp ảnh cho những trường hợp như thế này mất khá nhiều thời gian
“Vân tay nhiều người khá mờ, thậm chí không còn, máy không nhận diện được nên chúng tôi phải cố gắng sử dụng các kỹ thuật để hoàn tất” - Thượng úy Đỗ Vinh Quang, Đội Cảnh sát QLHC về TTXH CAQ Hà Đông chia sẻ
Bằng việc sáng tạo, năng động, không ngại khó khăn, vất vả, các chiến sĩ đã tới từng gia đình, lên danh sách số người trong độ tuổi, sắp xếp thời gian hợp lý để làm thủ tục
Rời nhà người dân vào lúc đêm muộn, ai cũng thấm mệt bởi phải làm xuyên ca từ sáng nhưng ai cũng thấy vui vì vừa hoàn thành nhiệm vụ
Người dân vui mừng khi được nhận nhận những chiếc thẻ căn cước gắn chíp do cảnh sát khu vực mang đến tận nhà
Khi khắp các địa bàn quận, đến nơi có những người cao tuổi để cấp căn cước là công việc này rất có ý nghĩa… bởi đó không chỉ là nhiệm vụ cấp căn cước công dân theo đúng lộ trình đề ra của Bộ Công an mà còn giúp các cụ có đủ giấy tờ để chữa bệnh tốt hơn
Ngọc Quỳnh