Công nghiệp vượt khó thời đại dịch Covid-19

Từ đầu năm đến nay, kinh tế tỉnh ta trải qua giai đoạn rất khó khăn do chịu ảnh hưởng nặng nề từ đại dịch Covid-19. Trong bối cảnh các ngành kinh doanh vận tải, du lịch, dịch vụ… có sự suy giảm, lĩnh vực công nghiệp mặc dù chưa được như kỳ vọng đặt ra, nhưng cũng cho thấy những dấu hiệu tích cực, góp phần quan trọng vào giải quyết việc làm, tăng cường xuất khẩu.

 Công nhân Chi nhánh Công ty Sankoh Lạc Sơn sản xuất linh kiện điện tử đảm bảo các đơn hàng trong nước và xuất khẩu. Tại khu công nghiệp (KCN) Lương Sơn (Lương Sơn), những tháng qua, mặc dù dịch Covid-19 ảnh hưởng đáng kể đến kế hoạch hoạt động sản xuất, kinh doanh của hàng chục doanh nghiệp trong KCN. Tuy nhiên, hầu hết các doanh nghiệp vẫn duy trì hoạt động sản xuất, đảm bảo việc làm, thu nhập cho người lao động, hàng hóa sản xuất được cung cấp cho nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Là một trong những doanh nghiệp hoạt động tại KCN ít nhiều chịu tác động trực tiếp từ những ảnh hưởng của dịch Covid-19, Nhà máy cháo sen Bát Bảo - Công ty TNHH Minh Trung với tinh thần, quyết tâm cao nhất vẫn duy trì hoạt động của trên 60 công nhân viên, lao động. Theo bà Nguyễn Thu Thủy, Phó Giám đốc nhà máy, đơn vị đã tập trung mọi nguồn lực để thực hiện đồng bộ, có hiệu quả công tác phòng, chống dịch Covid-19 song hành với tăng cường sản xuất, kinh doanh. Theo đó, tất cả các hoạt động của đơn vị đều được bảo đảm an toàn, đến nay không có trường hợp nhiễm Covid-19. Các khâu từ sản xuất đến phân phối đều giữ được nhịp độ sản xuất, kinh doanh bình thường. Theo kế hoạch đặt ra, năm 2020, trong bối cảnh phải đối phó với tình trạng dịch Covid-19, nhưng công ty vẫn phấn đấu sản xuất, chế biến và thực hiện tiêu thụ tăng thêm khoảng 10% sản lượng các mặt hàng cháo đóng hộp so với năm trước… Còn tại KCN bờ trái sông Đà (TP Hòa Bình), hiện có nhiều doanh nghiệp FDI đang triển khai hoạt động, thu hút hàng nghìn lao động địa phương như: Công ty TNHH Sankoh, Công ty TNHH Ban Đai, Công ty TNHH Nghiên cứu kỹ thuật R Việt Nam, Công ty TNHH GGS… Một số doanh nghiệp còn mở rộng thêm quy mô hoạt động sản xuất, kinh doanh. Điển hình như Công ty TNHH Minh Quang - Minh Thành, mặc dù cũng chịu ảnh hưởng của dịch Covid-19, nhưng nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường, công ty đã đầu tư hệ thống sản xuất hiện đại, trong đó có trạm trộn bê tông thương phẩm tại KCN bờ trái sông Đà, bắt đầu đi vào hoạt động từ tháng 7/2020, thu hút thêm hàng chục lao động. Trước đó, công ty đã đầu tư 1 trạm trộn bê tông thương phẩm tại phường Thái Bình (TP Hòa Bình) và 1 trạm trộn bê tông nhựa nóng, cùng hệ thống thiết bị trải thảm hiện đại, đạt tiêu chuẩn. Bên cạnh đó, công ty không ngừng đầu tư mới thiết bị, máy móc phục vụ sản xuất, gồm: 1 xe bơm bê tông 42 m đời mới; 11 xe bom vận chuyển bê tông và các thiết bị máy xúc lật, xúc đào...; 2 giàn nghiền đá công suất 700 tấn/h, 350 tấn/h, đảm bảo phục vụ nhu cầu phát triển xây dựng, đô thị trên địa bàn. Theo báo cáo của Sở Công Thương, tính đến hết tháng 7/2020, giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn toàn tỉnh ước đạt 3.690 tỷ đồng, lũy kế 7 tháng ước đạt 24.324 tỷ đồng, tăng 6,44% so với cùng kỳ, thực hiện 56,56% kế hoạch năm. Trong đó, đáng chú ý nhóm sản xuất, phân phối điện của tháng 7 khoảng 1.204 triệu kWh, tăng 48,85% so với tháng trước. Sản lượng điện thương phẩm đạt 61,34% kế hoạch năm. Nhóm chế biến, gồm: may mặc, sản phẩm điện tử, gạch, ván MDF, xi măng, thức ăn chăn nuôi, kết cấu thép… sản xuất ổn định, sản phẩm bia, đồ uống các loại tăng 2,4% do là mùa hè, nắng nóng kéo dài. Ngành khai khoáng tăng so với cùng kỳ năm 2019 như sản lượng đá tăng 5,14%, sản lượng quặng các loại tăng 5,35%. Chính vì vậy, riêng lĩnh vực công nghiệp được cho đóng góp đáng kể vào tình hình xuất khẩu của tỉnh từ đầu năm đến nay. Thống kê kim ngạch xuất khẩu trong tháng 7 ước đạt 83,251 triệu USD, mặc dù giảm so cùng kỳ năm trước, nhưng đã tăng 7,35% so với tháng liền trước đó, lũy kế từ đầu năm đến tháng 7 đạt 406,380 triệu USD. Trong đó, xuất khẩu hàng hóa ước đạt 385,055 triệu USD, đạt gần 41% kế hoạch năm. Nhìn chung, hoạt động sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tăng trưởng cao, đóng góp lớn vào mức tăng trưởng của tỉnh. Đặc biệt, trong những tháng gần đây, hoạt động sản xuất, kinh doanh tăng trưởng khá ở cả 3 lĩnh vực sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, kim ngạch xuất, nhập khẩu. Đáng chú ý, sản lượng điện sản xuất của tháng 7 đã tăng 48,85% so với tháng trước, hiện, lĩnh vực sản xuất điện được đánh giá có nhiều thuận lợi hơn so với những tháng đầu năm. Theo đồng chí Vũ Xuân Khải, Phó Giám đốc Sở Công Thương, để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong những tháng cuối năm, nhất là lĩnh vực công nghiệp, Sở Công Thương tiếp tục tập trung bám sát diễn biến tình hình, chủ động tham mưu UBND tỉnh triển khai các biện pháp ứng phó kịp thời, hiệu quả với những biến động mới phát sinh. Đồng thời, quyết liệt hơn nữa trong công tác chỉ đạo, điều hành, phối hợp tốt với các Sở, ngành triển khai thực hiện các nhiệm vụ. Phấn đấu giá trị sản xuất công nghiệp 6 tháng cuối năm trên địa bàn tỉnh ước đạt 21.487 tỷ đồng; kim ngạch xuất khẩu ước đạt 557,294 triệu USD, lũy kế cả năm ước đạt 929,25 triệu USD, tăng 18% so với cùng kỳ. Hồng Trung

Công nhân Chi nhánh Công ty Sankoh Lạc Sơn sản xuất linh kiện điện tử đảm bảo các đơn hàng trong nước và xuất khẩu. Tại khu công nghiệp (KCN) Lương Sơn (Lương Sơn), những tháng qua, mặc dù dịch Covid-19 ảnh hưởng đáng kể đến kế hoạch hoạt động sản xuất, kinh doanh của hàng chục doanh nghiệp trong KCN. Tuy nhiên, hầu hết các doanh nghiệp vẫn duy trì hoạt động sản xuất, đảm bảo việc làm, thu nhập cho người lao động, hàng hóa sản xuất được cung cấp cho nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Là một trong những doanh nghiệp hoạt động tại KCN ít nhiều chịu tác động trực tiếp từ những ảnh hưởng của dịch Covid-19, Nhà máy cháo sen Bát Bảo - Công ty TNHH Minh Trung với tinh thần, quyết tâm cao nhất vẫn duy trì hoạt động của trên 60 công nhân viên, lao động. Theo bà Nguyễn Thu Thủy, Phó Giám đốc nhà máy, đơn vị đã tập trung mọi nguồn lực để thực hiện đồng bộ, có hiệu quả công tác phòng, chống dịch Covid-19 song hành với tăng cường sản xuất, kinh doanh. Theo đó, tất cả các hoạt động của đơn vị đều được bảo đảm an toàn, đến nay không có trường hợp nhiễm Covid-19. Các khâu từ sản xuất đến phân phối đều giữ được nhịp độ sản xuất, kinh doanh bình thường. Theo kế hoạch đặt ra, năm 2020, trong bối cảnh phải đối phó với tình trạng dịch Covid-19, nhưng công ty vẫn phấn đấu sản xuất, chế biến và thực hiện tiêu thụ tăng thêm khoảng 10% sản lượng các mặt hàng cháo đóng hộp so với năm trước… Còn tại KCN bờ trái sông Đà (TP Hòa Bình), hiện có nhiều doanh nghiệp FDI đang triển khai hoạt động, thu hút hàng nghìn lao động địa phương như: Công ty TNHH Sankoh, Công ty TNHH Ban Đai, Công ty TNHH Nghiên cứu kỹ thuật R Việt Nam, Công ty TNHH GGS… Một số doanh nghiệp còn mở rộng thêm quy mô hoạt động sản xuất, kinh doanh. Điển hình như Công ty TNHH Minh Quang - Minh Thành, mặc dù cũng chịu ảnh hưởng của dịch Covid-19, nhưng nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường, công ty đã đầu tư hệ thống sản xuất hiện đại, trong đó có trạm trộn bê tông thương phẩm tại KCN bờ trái sông Đà, bắt đầu đi vào hoạt động từ tháng 7/2020, thu hút thêm hàng chục lao động. Trước đó, công ty đã đầu tư 1 trạm trộn bê tông thương phẩm tại phường Thái Bình (TP Hòa Bình) và 1 trạm trộn bê tông nhựa nóng, cùng hệ thống thiết bị trải thảm hiện đại, đạt tiêu chuẩn. Bên cạnh đó, công ty không ngừng đầu tư mới thiết bị, máy móc phục vụ sản xuất, gồm: 1 xe bơm bê tông 42 m đời mới; 11 xe bom vận chuyển bê tông và các thiết bị máy xúc lật, xúc đào...; 2 giàn nghiền đá công suất 700 tấn/h, 350 tấn/h, đảm bảo phục vụ nhu cầu phát triển xây dựng, đô thị trên địa bàn. Theo báo cáo của Sở Công Thương, tính đến hết tháng 7/2020, giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn toàn tỉnh ước đạt 3.690 tỷ đồng, lũy kế 7 tháng ước đạt 24.324 tỷ đồng, tăng 6,44% so với cùng kỳ, thực hiện 56,56% kế hoạch năm. Trong đó, đáng chú ý nhóm sản xuất, phân phối điện của tháng 7 khoảng 1.204 triệu kWh, tăng 48,85% so với tháng trước. Sản lượng điện thương phẩm đạt 61,34% kế hoạch năm. Nhóm chế biến, gồm: may mặc, sản phẩm điện tử, gạch, ván MDF, xi măng, thức ăn chăn nuôi, kết cấu thép… sản xuất ổn định, sản phẩm bia, đồ uống các loại tăng 2,4% do là mùa hè, nắng nóng kéo dài. Ngành khai khoáng tăng so với cùng kỳ năm 2019 như sản lượng đá tăng 5,14%, sản lượng quặng các loại tăng 5,35%. Chính vì vậy, riêng lĩnh vực công nghiệp được cho đóng góp đáng kể vào tình hình xuất khẩu của tỉnh từ đầu năm đến nay. Thống kê kim ngạch xuất khẩu trong tháng 7 ước đạt 83,251 triệu USD, mặc dù giảm so cùng kỳ năm trước, nhưng đã tăng 7,35% so với tháng liền trước đó, lũy kế từ đầu năm đến tháng 7 đạt 406,380 triệu USD. Trong đó, xuất khẩu hàng hóa ước đạt 385,055 triệu USD, đạt gần 41% kế hoạch năm. Nhìn chung, hoạt động sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tăng trưởng cao, đóng góp lớn vào mức tăng trưởng của tỉnh. Đặc biệt, trong những tháng gần đây, hoạt động sản xuất, kinh doanh tăng trưởng khá ở cả 3 lĩnh vực sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, kim ngạch xuất, nhập khẩu. Đáng chú ý, sản lượng điện sản xuất của tháng 7 đã tăng 48,85% so với tháng trước, hiện, lĩnh vực sản xuất điện được đánh giá có nhiều thuận lợi hơn so với những tháng đầu năm. Theo đồng chí Vũ Xuân Khải, Phó Giám đốc Sở Công Thương, để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong những tháng cuối năm, nhất là lĩnh vực công nghiệp, Sở Công Thương tiếp tục tập trung bám sát diễn biến tình hình, chủ động tham mưu UBND tỉnh triển khai các biện pháp ứng phó kịp thời, hiệu quả với những biến động mới phát sinh. Đồng thời, quyết liệt hơn nữa trong công tác chỉ đạo, điều hành, phối hợp tốt với các Sở, ngành triển khai thực hiện các nhiệm vụ. Phấn đấu giá trị sản xuất công nghiệp 6 tháng cuối năm trên địa bàn tỉnh ước đạt 21.487 tỷ đồng; kim ngạch xuất khẩu ước đạt 557,294 triệu USD, lũy kế cả năm ước đạt 929,25 triệu USD, tăng 18% so với cùng kỳ. Hồng Trung

Nguồn Hòa Bình: http://www.baohoabinh.com.vn/12/145010/cong-nghiep-vuot-kho-thoi-dai-dich-covid-19.htm