Cộng tác viên, bạn là ai ?
Thì chúng tôi là cộng tác viên của Báo Tây Ninh, chứ là ai nữa! Cũng nhờ vào đặc trưng của báo chí cách mạng, là phải phản ánh đầy đủ, trung thực về mọi mặt kinh tế, xã hội, văn hóa vùng đất tỉnh nhà; vậy nên cần có những nhà báo, cộng tác viên viết về mọi chuyện đã và đang diễn ra ở mọi ngành, mọi địa phương.
Thì chúng tôi là cộng tác viên của Báo Tây Ninh, chứ là ai nữa! Cũng nhờ vào đặc trưng của báo chí cách mạng, là phải phản ánh đầy đủ, trung thực về mọi mặt kinh tế, xã hội, văn hóa vùng đất tỉnh nhà; vậy nên cần có những nhà báo, cộng tác viên viết về mọi chuyện đã và đang diễn ra ở mọi ngành, mọi địa phương.
Mà, viết về nông nghiệp thì tốt nhất phải là người trong ngành Nông nghiệp; viết về quy hoạch đô thị, thì ai bằng chính một kiến trúc sư đang quản lý cái quy hoạch ấy. Dịch bệnh cũng vậy! Ai mà mô tả đầy đủ, chính xác như các bác sĩ, điều dưỡng, y tá trên tuyến đầu chống dịch? Dĩ nhiên một nhà báo giỏi cũng có thể nắm bắt và phản ánh đầy đủ, nhưng câu chuyện liên quan đến một lĩnh vực chuyên môn thì không thể vượt qua một nhà chuyên môn với ngôn ngữ, văn phong, cảm xúc của người trong cuộc.
Thì chúng tôi là cộng tác viên của Báo Tây Ninh, chứ là ai nữa! Cũng nhờ vào đặc trưng của báo chí cách mạng, là phải phản ánh đầy đủ, trung thực về mọi mặt kinh tế, xã hội, văn hóa vùng đất tỉnh nhà; vậy nên cần có những nhà báo, cộng tác viên viết về mọi chuyện đã và đang diễn ra ở mọi ngành, mọi địa phương.
Mà, viết về nông nghiệp thì tốt nhất phải là người trong ngành Nông nghiệp; viết về quy hoạch đô thị, thì ai bằng chính một kiến trúc sư đang quản lý cái quy hoạch ấy. Dịch bệnh cũng vậy! Ai mà mô tả đầy đủ, chính xác như các bác sĩ, điều dưỡng, y tá trên tuyến đầu chống dịch? Dĩ nhiên một nhà báo giỏi cũng có thể nắm bắt và phản ánh đầy đủ, nhưng câu chuyện liên quan đến một lĩnh vực chuyên môn thì không thể vượt qua một nhà chuyên môn với ngôn ngữ, văn phong, cảm xúc của người trong cuộc.
Vậy nên báo nào mà không cần đến cộng tác viên?
Và nhờ thế, chúng tôi có mặt. Trong khi trên các trang báo chính, phóng viên trình bày mọi chuyện đang diễn ra nóng sốt tại mọi địa phương, mọi ngành và mọi cấp; thì chúng tôi cũng lặng lẽ đi tìm những câu chuyện còn ẩn khuất dưới lớp bụi thời gian, hoặc giải mã từng chi tiết văn hóa dưới lớp áo lấp lánh trang kim hay nâu sồng giản dị…
Tóm lại là muôn mặt chuyện văn hóa đời thường. Bạn đọc chắc biết đến cộng tác viên Đào Thái Sơn uyên bác, nhiều chữ nghĩa khi viết về những vùng đất, con người của dân tộc Khmer ở các địa bàn trong tỉnh; hay Duy Huân (TL) nhớ và tả chi tiết về đời sống nông dân Gò Dầu quê anh; Đào Phạm Thùy Trang với những truyện ngắn về con người chân quê, bình dị sống trên miền đất Hòa Thành; Nguyên Hạ chân thành, đắm đuối với con người và miền đất phía Nam Tây Ninh…
Còn thêm một Xuân Vũ (XV) chuyên những hồi ức, kỷ niệm đẹp với gia đình, quê hương dòng họ. Gần đây có thêm Phí Thành Phát “trẻ người” nhưng không hề “non dạ”, chuyên viết về những lễ hội dân gian và tôn giáo ở địa phương.
Tôi- Trần Vũ cũng vậy. Tuy đã “già đầu” nhưng tự nhận mình chưa chuyên sâu, sắc sảo bằng anh Phí Thành Phát. Ở một mảng khác, tôi đã và đang tiếp tục tìm hiểu những “tồn nghi” trong lịch sử Tây Ninh. Để hy vọng có một ngày sẽ tìm ra đáp án.
Người ta có thể gọi cộng tác viên là nhà báo không chuyên, hoặc phóng viên không thẻ (nhà báo). Nhưng “không chuyên” thì viết thế nào đây? Và “không thẻ” thì tác nghiệp ra sao? Chữ không chuyên chưa hẳn đúng.
Vì để viết cho đúng, ắt phải hiểu chuyên sâu như một chuyên gia về đề tài đang viết. Nếu có thì chỉ là thiếu chuyên nghiệp, bố cục, lớp lang như một phóng viên được học hành cơ bản.
Nhưng bù lại, đó là một kiểu văn phong mới mẻ, lạ hơn dễ khiến bạn đọc để ý ngay, sau khi đã quen đọc những bài “chuyên nghiệp” gần như khuôn mẫu. Còn không thẻ (nhà báo)? Quả là vấn đề nan giải, vì nhiều địa phương không những đòi xuất trình thẻ, lại còn phải có giấy giới thiệu của lãnh đạo Báo hoặc lãnh đạo cấp trên của địa phương ấy (huyện đối với xã).
Có cả việc cộng tác viên dù đã cẩn thận xin giấy giới thiệu của Báo vẫn không được tiếp vì thiếu thẻ. Thôi thì phải tự thân vận động, bằng cách hỏi trong dân. Ngoài ra cũng cần có sự may mắn. Như tôi, một lần lơ ngơ trước sân trụ sở xã Bàu Đồn, thì thấy một bác trung niên đứng trước sảnh. Bác tiến lại hỏi tôi, và khi rõ mục đích, bác nắm tay dẫn vào tận phòng một Phó Chủ tịch UBND xã yêu cầu đáp ứng, trả lời mọi câu hỏi.
Sau mới biết bác ấy là Bí thư Đảng ủy xã. Nhờ sự may mắn ấy, ngay sau đấy tôi tiếp cận được cái bàu trước từng có đồn binh đóng dọc theo con đường sứ từ 200 năm về trước. Ngày nay một phần bàu đã bị lấp đi, lên liếp trồng mãng cầu. Những hàng cây ngay hàng thẳng lối vươn cao sum suê soi bóng...
Nói thật, chuyện “không thẻ” là phổ biến với cộng tác viên, thưa quý bạn! Dù có người đã theo nghề làm báo dài hơn cả thời gian “cộng tác đủ nghỉ hưu” vẫn không được cấp. Ngay cả tấm thẻ hội viên Hội Nhà báo cũng chỉ dành cho rất ít người.
Vậy báo cho các bạn biết trước, để nếu ai muốn làm cộng tác viên thì phải xác định là nỗ lực nhiều hơn các bạn phóng viên. Riêng tôi, nhờ khai thác mảng văn hóa không bao giờ vơi cạn của con người và miền đất Tây Ninh, cũng được làm cộng tác viên bền bỉ nhiều năm.
Đôi lúc còn được các anh chị lãnh đạo Sở VH,TT&DL gọi là “nhà nghiên cứu”. Tỷ lệ được sử dụng trên số bài gửi Báo Tây Ninh cũng phải đạt tới 70% - 80%, là tỷ lệ cao. Hỏi về bí quyết ư? Là tôi học ở diễn viên Quyền Linh đấy thưa quý bạn! Từ chương trình Món ngon mỗi ngày của anh phát trên HTV7 lúc 16 giờ 40 phút.
Nấu xong mỗi món anh thường nhắc câu: “Bạn cần nêm nếm thêm một chút yêu thương, một chút hài hước và lãng mạn”, vậy là món ăn sẽ ngon thôi! Tôi học theo bằng cách điểm xuyết (vừa phải) vào bài viết: Một chút văn chương, một chút hài hước. Và quan trọng nhất là tình cảm yêu thương, trân trọng với con người. Bạn hãy thử xem!
Nguồn Tây Ninh: https://baotayninh.vn/cong-tac-vien-ban-la-ai--a146455.html