Công trình nghiên cứu 'Chữ Việt Nam song song 4.0' được cấp bản quyền
Công trình chữ Quốc ngữ cải tiến của 2 tác giả Kiều Trường Lâm và Trần Tư Bình đã chính thức được Cục Bản quyền tác giả cấp bản quyền.
Anh Kiều Trường Lâm (34 tuổi, Hà Nội) có đam mê nghiên cứu ngôn ngữ từ khi còn học Tiểu học. Anh bắt đầu nghiên cứu về các chữ cái thay cho dấu từ năm lớp 2 – lớp 10. Năm 2012, anh phát hiện đề tài “Chữ Việt nhanh” – một kiểu chữ Việt ngắn gọn của tác giả Trần Tư Bình (hiện đang sinh sống và làm việc ở Úc).
Anh Kiều Trường Lâm sau đó thử kết hợp nghiên cứu của mình và tác giả Trần Tư Bình thì cho ra kiểu chữ viết mới theo anh là đẹp và ưu việt hơn. Kiểu chữ này được đặt tên “Chữ Việt Nam song song 4.0”. Trải qua 27 năm nghiên cứu,“Chữ Việt Nam song song 4.0” (CVNSS 4.0) của Kiều Trường Lâm chính thức được sáng tạo thành công vào tháng 10/2019 khi phối hợp với “Chữ Việt nhanh” của tác giả Trần Tư Bình.
Ngày 25/3, anh Kiều Trường Lâm và đồng tác giả – thầy Trần Tư Bình chính thức nhận được Giấy chứng nhận bản quyền số 1850/2020/QTG từ Cục Bản quyền tác giả thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho công trình nghiên cứu chữ viết của mình.
Hiện tại chữ viết cải tiến của anh tạm thời được gọi là “Chữ VN song song 4.0”. Anh Kiều Trường Lâm cho biết, chữ “Việt Nam” được viết tắt thành “VN” vì còn cần xin ý kiến Quốc hội về tên. Anh Lâm bày tỏ hy vọng, công trình sẽ có ứng dụng trong tương lai và một ngày nào đó sẽ được gọi đúng với cái tên “Chữ Việt Nam Song Song 4.0”.
Nhân dịp vui này, anh Kiều Trường Lâm đã quyết định công bố toàn bộ công trình nghiên cứu chữ cải tiến của mình và đồng tác giả Trần Tư Bình đến quý vị độc giả.
CVNSS 4.0 là sự kết hợp giữa Chữ Việt Nhanh của Tác giả Trần Tư Bình và Ký Hiệu Dấu của Tác giả Kiều Trường Lâm, cũng như vận dụng các vần và chữ trong Chữ Quốc Ngữ để hình thành CVNSS 4.0. Chữ viết mới này cho phép chúng ta đọc được chữ Việt không dấu lưu loát một cách trọn vẹn.
1. Chữ Việt Nhanh: Kiểu chữ Việt cực ngắn – Tác giả Trần Tư Bình
Chữ Việt Nhanh là cơ sở nền tảng để hình thành CVNSS 4.0. Vì vậy, phải nắm vững được Chữ Việt Nhanh thì mới hiểu được CVNSS 4.0. Chữ Việt Nhanh sử dụng 26 chữ cái trong bảng chữ cái la tinh. Nó vẫn dùng các dấu thanh: sắc, huyền, hỏi, ngã, nặng và các dấu phụ như trong Chữ Quốc Ngữ, nhưng một số một số phụ âm và nguyên âm cùng một số vần ghép được qui ước lại để tạo ra Chữ Việt Nhanh.
Nói cụ thể, Chữ Việt Nhanh là kiểu chữ Việt cực ngắn được rút gọn từ Chữ Quốc Ngữ, theo 34 qui ước chia ra trong 5 nhóm sau đây.
2. Ký hiệu-dấu: tác giả Kiều Trường Lâm
Có 18 Ký Hiệu Dấu dùng để thay thế các dấu thanh và dấu phụ cho Chữ Quốc Ngữ và Chữ Việt Nhanh ở trên. Chúng được phân ra 4 nhóm như sau:
– J, L, Z, S, R.
– X, K, V, W, H.
– B, D, Q, G, F.
– O, Y, P.
Các KHD được giải thích như sau:
3. Công Thức Để Nhớ Qui Ước CVNSS 4.0
Theo tác giả Kiều Trường Lâm, Chữ VN Song Song 4.0 có những ưu điểm lớn như sau:
Anh Kiều Trường Lâm chia sẻ, sắp tới nếu có cơ hội anh sẽ ra mắt CVNSS 4.0 tại Viện Ngôn Ngữ Học Việt Nam. Bản thân anh và tác giả Trần Tư Bình cũng rất muốn bộ chữ mới được người dân biết đến, nhìn nhận và ứng dụng vào các lĩnh vực thực tiễn trong cuộc sống.
Trước mắt anh Kiều Trường Lâm sẽ giới thiệu CVNSS 4.0 đến đối tượng là các sinh viên đại học. “Mình sẽ mở một buổi hội thảo để giới thiệu chữ và lấy ý kiến từ các bạn sinh viên, để các bạn dùng thử và đưa ra nhận xét. Ngoài ra mình cũng tính thử nghiệm với các học sinh từ lớp 2 trở lên. Chữ mới không cần cài đặt phần mềm gõ dấu nên dễ dàng ứng dụng được luôn khi sử dụng Internet”, anh Lâm chia sẻ.