Công Ty Cp Năng Lượng Sinh Khối Hậu Giang (HBE): Từng bước hiện thực hóa khát vọng về cuộc sống 'xanh'
Hậu Giang được đánh giá có tiềm năng điện sinh khối khoảng 60MW, trong đó điện trấu khoảng 30MW. Thấu hiểu được lợi thế này, Công ty Cp Năng Lượng Sinh Khối Hậu Giang (HBE) đã quyết tâm nghiên cứu đầu tư thực hiện dự án nhà máy điện sinh khối sử dụng nhiên liệu chính là trấu đầu tiên tại Việt Nam, tận dụng tối đa lợi thế địa phương. Dự án Nhà máy điện sinh khối Hậu Giang là một minh chứng điển hình về một ý chí lớn, khát vọng to vì một nền kinh tế xanh, bền vững.
Nhận thức khách quan
Trên quy mô toàn cầu, sinh khối là nguồn năng lượng lớn thứ tư, chiếm khoảng 14 - 15% tổng năng lượng tiêu thụ của thế giới. Trong tự nhiên, sinh khối bao gồm cây cối, cây trồng công nghiệp, tảo và các loài thực vật khác, hoặc là những bã nông nghiệp và lâm nghiệp (rơm rạ, bã mía, vỏ, xơ bắp, lá khô, vụn gỗ v.v...), giấy vụn, mêtan từ các bãi chôn lấp, trạm xử lý nước thải, phân từ các trại chăn nuôi gia súc và gia cầm... Khi cạn kiệt nhiên liệu hóa thạch, giá dầu thế giới tăng cao và sự phụ thuộc ngày càng nhiều hơn vào giá năng lượng thế giới, khả năng đáp ứng năng lượng đủ cho nhu cầu trong nước ngày càng khó khăn thì việc xem xét khai thác nguồn năng lượng tái tạo sạch có ý nghĩa hết sức quan trọng cả về kinh tế, xã hội và phát triển bền vững.
Hằng năm, tại Việt Nam có gần 60 triệu tấn sinh khối từ phế phẩm nông nghiệp trong đó 40% được sử dụng đáp ứng nhu cầu năng lượng cho hộ gia đình và sản xuất điện. Theo số liệu tính toán, cứ 5 kg trấu tạo ra 1kWh điện, như vậy với lượng trấu hàng triệu tấn, mỗi năm Việt Nam có thể thu được hàng trăm MW điện. Phế phẩm nông nghiệp rất dồi dào ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long, chiếm khoảng 50% tổng sản lượng phế phẩm nông nghiệp toàn quốc (với trung bình 5 triệu tấn mỗi năm) và vùng Đồng bằng sông Hồng với 15% tổng sản lượng toàn quốc. Hậu Giang và các tỉnh lân cận là những tỉnh có sản lượng trấu đáng kể. Trong những năm gần đây, sự phát triển kinh tế xã hội tỉnh Hậu Giang có những bước tiến vượt bậc. Vì thế, nhu cầu điện phục vụ cho sinh hoạt, sản xuất và thương mại cũng tăng lên nhanh chóng, so với nhu cầu hàng năm.
Một vấn đề nữa đặt ra rằng nếu không được tận dụng và xử lý thì lượng sinh khối khổng lồ này sẽ rao sao? Theo nghiên cứu thì đó là nguồn ô nhiễm lớn và phát sinh liên tục, gây nên những ảnh hưởng nghiêm trọng đến các hệ sinh thái (đất, nước và không khí) cũng như sức khỏe con người.
Thấu hiểu được điều này, HBE đã bắt tay vào thực hiện xây dựng dự án Nhà máy điện sinh khối Hậu Giang – Đây được xem là một quyết định quan trọng và đầy thiết thực; cũng là nhà máy điện sinh khối hòa lưới, sử dụng nhiên liệu trấu lớn nhất đi vào vận hành đầu tiên tại Việt Nam. Dự án sẽ được xây dựng tại phường Thuận An, thị xã Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang gồm 2 tổ máy độc lập (02 lò hơi, 02 tuabin, 02 máy phát) và một số hạng mục phụ trợ dùng chung, dự kiến có tổng vốn đầu tư hơn 875 tỉ đồng, công suất 2x10MW nằm trong quy hoạch Điện khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Được biết đây là dự án khi đi vào hoàn thiện sẽ tận dụng phế phẩm nông nghiệp làm đầu vào (cụ thể là nhiên liệu trấu) để sản xuất điện năng, phù hợp với mô hình kinh tế tuần hoàn, góp phần thu hút đầu tư các lĩnh vực năng lượng tái tạo khác trên địa bàn tỉnh.
Chia sẻ thêm về dự án, lãnh đạo HBE cho biết nhà máy sử dụng công nghệ tuabin ngưng hơi truyền thống, sử dụng nhiên liệu sinh khối, có tính chất trung hòa cácbon thân thiện với môi trường (nhiên liệu chính là trấu), được vận chuyển thông qua hệ thống bến cảng nhập nhiên liệu cho phép tàu đến 300 tấn tiếp cận. Dự án được trang bị đầy đủ công nghệ xử lý chất thải tiên tiến, đảm bảo các tiêu chuẩn về môi trường theo quy định. Việc xây dựng nhà máy điện sinh khối Hậu Giang sẽ cung cấp cho lưới điện địa phương một lượng điện năng khoảng 125 triệu kWh/năm, đáp ứng một phần nhu cầu phát triển kinh tế xã hội tại địa phương.
Dự án Nhà máy điện sinh khối Hậu Giang - Một bước ngoặt mới nhiều kỳ vọng
Tại sao HBE lại chọn Hậu Giang là điểm đến đầu tư? Ngoài có sản lượng trấu đáng kể đáp ứng nhu cầu sản xuất điện, thì Hậu Giang mang vị trí “thiên thời địa lợi, nhân hòa”, khi tính về mặt cơ sở hạ tầng, giao thông hiện hữu, tỉnh Hậu Giang nói chung và vị trí dự án nói riêng có nhiều thuận lợi, có thể thuận tiện cho việc vận chuyển thiết bị lớn trong giai đoạn thi công, cũng như vận chuyển nhiên liệu trong giai đoạn vận hành. Hệ thống lưới điện địa phương phát triển, thuận tiện cho việc đấu nối cũng như giảm được chi phí đầu tư.
Vì sao dự án Nhà máy điện sinh khối Hậu Giang mang tính thúc đẩy toàn diện? Bởi việc xây dựng Nhà máy điện sinh khối Hậu Giang sẽ phù hợp với quy hoạch điện lực vùng, đặc biệt là quy hoạch phát triển điện sinh khối của Việt Nam. Về mặt kinh tế - xã hội, dự án góp phần thúc đẩy phát triển mạng lưới thu gom, vận chuyển, sơ chế nhiên liệu sinh khối; thu hút thêm vốn đầu tư phát triển năng lượng tái tạo lẫn trong nước và ngoài nước, đồng thời giúp tăng thêm thu nhập cho người nông dân trong khu vực. Về mặt môi trường, dự án khi đi vào vận hành sẽ góp phần giảm thiểu phát thải khí nhà kính, tận dụng các phế phẩm nông nghiệp làm nhiên liệu đầu vào sản xuất điện năng phù hợp mô hình kinh tế tuần hoàn, phát triển bền vững. Về mặt xã hội, còn giúp tăng thêm thu nhập cho người nông dân trong khu vực. Đặc biệt về mặt kinh tế, góp phần thúc đẩy phát triển mạng lưới thu gom, vận chuyển, sơ chế nhiên liệu sinh khối; thu hút thêm vốn đầu tư phát triển năng lượng tái tạo lẫn trong nước và ngoài nước.
Điều đáng nói đây không chỉ là nhà máy điện sinh khối hòa lưới, sử dụng nhiên liệu trấu lớn nhất đi vào vận hành đầu tiên tại Việt Nam; mà còn là một dự án sẽ góp phần đa dạng hóa nguồn phát điện và đảm bảo an ninh năng lượng tại địa bàn tỉnh Hậu Giang nói riêng và khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long nói chung. Ngoài ra, còn góp phần cung cấp điện năng khoảng 125 GWh/năm cho nhu cầu tăng trưởng phụ tải điện của địa phương, tạo công ăn việc làm cho người lao động trong nhà máy và góp phần phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Hậu Giang.
Tuy nhiên một thực tế rằng, mặc dù Việt Nam có tiềm năng to lớn để phát triển điện sinh khối cả trong hiện tại và tương lai. Tuy nhiên, số các dự án điện sinh khối nối lưới đi vào hoạt động tính đến thời điểm này vẫn còn quá ít , chưa tương xứng với tiềm năng hiện có của quốc gia. Do vậy, ngay từ những bước đi đầu tiên, HBE đã từng bước giải tỏa những “nút thắt” đang có, chủ động nguồn vốn tài trợ từ nước ngoài cho các loại hình dự án năng lượng tái tạo chưa phổ biến trong nước. Như lãnh đạo doanh nghiệp nói, may mắn trong hành trình này, đơn vị đã luôn nhận được sự quan tâm, đồng hành của các cấp lãnh đạo và cơ quan ban ngành tỉnh Hậu Giang. Cụ thể, trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư dự án trong các năm 2021-2022 gặp phải sự bùng phát của đại dịch COVID-19, công tác đền bù giải phóng mặt bằng gặp không ít khó khăn, tuy nhiên, Tỉnh ủy UBND tỉnh Hậu Giang và các Sở Ban nghành, đặc biệt có sự ủng hộ lớn từ thị xã Long Mỹ đã giúp đỡ, đến nay HBE đang tiếp tục triển khai các công việc đáp ứng theo tiến độ mục tiêu đề ra. Thời gian tới, đơn vị cũng mong tiếp tục nhận được hỗ trợ quan trọng này để bảo đảm chất lượng, tiến độ, an toàn và hiệu quả để người dân nhanh chóng hưởng lợi từ dự án; cụ thể là gỡ "vướng" các quy định, thủ tục đầu tư, cũng như cung cấp vùng nguyên liệu bền vững.
Việt Nam đang nỗ lực và huy động sự hỗ trợ cả về công nghệ và tài chính của các tổ chức quốc tế, hướng tới giảm phát thải bằng 0 vào năm 2050. Vì vậy, việc đẩy mạnh phát triển điện sinh khối bền vững, điển hình là Dự án Nhà máy điện sinh khối Hậu Giang sẽ là chìa khóa để hướng tới mục tiêu phát triển diện mạo mới cho tỉnh Hậu Giang nói riêng và Việt Nam nói chung về một nền kinh tế xanh, bền vững, phù hợp với mục tiêu biến đổi khí hậu của nước nhà.