Covid-19 khiến Châu Á đối mặt giai đoạn mới của chủ nghĩa bảo hộ

Những cảnh báo của WTO về thảm họa kinh tế có thể xảy ra bởi đại dịch Covid-19 đã chỉ rõ, thương mại thế giới có thể giảm 1/3 trong 3 năm tới. Điều này dẫn đến một làn sóng bảo hộ mới có thể xuất hiện sau sự bùng nổ của virus Corona trên toàn cầu, trong đó châu Á.

Một đứa trẻ rửa tay bằng xà phòng chống vi khuẩn ở Dhaka, Bangladesh, vào ngày 27 tháng 3: xà phòng rửa tay phải đối mặt với mức thuế trung bình toàn cầu là 17% - Ảnh: LightRocket/Getty Images

Các quốc gia hành động và biểu hiện bảo hộ sản xuất

Trong thời kỳ khủng hoảng, tất cả đều có xu hướng bảo vệ chính mình trước hết. Với các quốc gia, điều này thể hiện ở những chính sách hạn chế hoặc ngăn cấm xuất khẩu. Mà những quy định về hạn ngạch và cấm xuất khẩu vật tư thiết bị y tế của một số nước mới đây là bằng chứng.

Cụ thể, mới đây Mỹ bị Canada phản đối vì lệnh cấm xuất khẩu trang và thiết bị y tế qua biên giới. Chưa hết, Đức đã cáo buộc Mỹ vi phạm chính sách “bản quyền hiện đại” khi cố tình ngăn chặn Đức mua khẩu trang ở Thái Lan. Rồi hàng loạt vụ lùm xùm đến những tranh chấp quốc tế về khẩu trang và thiết bị bảo hộ giữa Mỹ-Pháp, Thụy Sỹ-Đức, Italia-Thụy Sỹ…

Theo tổ chức “Cảnh báo thương mại thế giới”, 54 quốc gia đã đưa ra giới hạn xuất khẩu đối với nguồn cung cấp y tế trong năm nay, hầu hết trong số đó vào tháng 3 và nhiều quốc gia nữa có thể sẽ làm theo.

Sau thiết bị y tế, thực phẩm là mặt hàng tiếp theo. Các nhà sản xuất lúa mì lớn như Kazakhstan và Nga đã hạn chế nguồn cung.

Ở châu Á, cả Campuchia và Việt Nam đều đưa ra biện pháp kiểm soát lúa gạo. Các nhà sản xuất mặt hàng chủ lực như ngô và đậu nành cũng sẽ làm như vậy, giống như họ đã làm trong năm 2008 để tăng giá toàn cầu.

Trong bối cảnh hiện nay, việc hạn chế sẽ không chỉ dừng lại ở những mặt hàng thiết yếu nêu trên. Trước kia, việc hạn chế thường đánh vào các mặt hàng cụ thể hoặc các quốc gia cụ thể. Nhưng lúc này, nó tác động đến toàn cầu, nghĩa là gần như không có nơi nào được ưu tiên.

Các nhà hoạch định chính sách, quan chức chính phủ sẽ không thể tránh khỏi những kêu gọi về việc bảo vệ thuế quan từ các ngành công nghiệp, như từ các nhà sản xuất thép bị ảnh hưởng bởi nhu cầu xây dựng giảm, đến các nhà sản xuất điện tử tuyên bố các đối thủ nước ngoài nhận được hỗ trợ nhà nước không công bằng …

Điều tương tự cũng đúng đối với các hàng rào phi thuế quan như hạn ngạch nhập khẩu hoặc cấm vận, vốn đã tăng đều đặn kể từ năm 2008.

Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu cho thấy thật khó để ngăn chặn làn sóng bảo hộ, trong đó các chính sách thúc đẩy tăng trưởng ở một quốc gia có thể gây hại cho một quốc gia khác. Điều này thường gây ra những sự trả đũa lẫn nhau.

Giám đốc điều hành Quỹ Tiền tệ Quốc tế, bà Kristalina Georgieva gần đây đã mô tả, kinh tế thế giới hiện nay "tồi tệ hơn" so với năm 2008. Với điều này, làn sóng bảo hộ mới cũng có thể sẽ tồi tệ hơn.

Nhiều nước châu Á đã giới hạn xuất khẩu nông sản, lúa gạo - Ảnh: Reuters

Bảo hộ hàng hóa liệu là điều tất yếu?

Mô hình chính xác của sự gia tăng bảo hộ của mỗi quốc gia rất khó để thấy trước, nhưng chúng ta có thể biết một điều chắc chắn: nó sẽ có hậu quả lâu dài. Các biện pháp khủng hoảng có thói quen tác động đến xung quanh nó.

Lấy một ví dụ, thuế thu nhập ở Mỹ lần đầu tiên được giới thiệu như một biện pháp được cho là tạm thời vào năm 1799, trong Chiến tranh Napoléon. Tuy nhiên, nó đã duy trì từ đó đến nay.

Tương tự, giá đường của Mỹ ngày nay vẫn ở mức cao như một di sản hạn ngạch được giới thiệu vào năm 1934, đã không bao giờ bị đảo lộn vì vận động hành lang trong nước.

Trong tất cả những điều này, một số lượng các mặt hàng cần bảo hộ là điều không thể tránh khỏi và có thể hiểu được, khi các quốc gia đánh giá lại hàng hóa nào cần được giữ lại và sản xuất trong nước.

Tổng thống Emmanuel Macron phát biểu vào cuối tháng 3 rằng, ông muốn nước Pháp tự túc trong các thiết bị y tế quan trọng trong một năm. "Ưu tiên hiện nay là sản xuất nhiều hơn ở châu Âu và Pháp", ông nói.

Trong xu thế mới này, những người thua cuộc là các nền kinh tế phụ thuộc vào thương mại và các quốc gia đang phát triển.

Các quốc gia nghèo sẽ bị “tấn công” trong nhiều lĩnh vực như y học nói riêng, nơi tập trung vào một vài nhà cung cấp. Chỉ ba quốc gia gồm Trung Quốc, Đức và Mỹ đã xuất khẩu 40% thiết bị bảo vệ cá nhân y tế của thế giới. Do đó, một vài hạn chế trong một số ít các quốc gia xuất khẩu lớn có thể tác động vào nhiều quốc gia khác, ngay khi họ cần nguồn cung nhất.

Vẫn còn nhiều điều mà các nhà hoạch định chính sách có thể làm để ngăn chặn điều tồi tệ nhất trong tương lai này.

Cùng phối hợp giảm thuế có thể là quá nhiều để hy vọng, bởi các lệnh hạn chế xuất khẩu đối với nhiều mặt hàng y tế quan trọng vốn đang phải chịu mức thuế trung bình toàn cầu rất cao, tới 17%, đặc biệt với xà phòng rửa tay, theo Tổ chức Thương mại Thế giới.

Trong trường hợp việc giảm bớt các hạn chế xuất khẩu là quá khó, các quốc gia cần các cam kết chỉ đơn giản là để tránh các mức tăng mới sẽ có lợi, vì các quốc gia có nền kinh tế lớn G20 đã đồng ý thực hiện sau hậu quả của cuộc khủng hoảng 2008.

Các quốc gia trong khu vực như ASEAN hay APEC cũng có vai trò trong việc ngăn chặn những hạn chế xuất khẩu quá mức ở châu Á. Nếu không phải vậy, các tổ chức có thể giúp đỡ, như phối hợp với nhóm sáu quốc gia vào cuối tháng 3 trong việc cam kết bảo vệ chuỗi cung ứng toàn cầu, bao gồm: Úc, Canada, New Zealand và Singapore.

Mặc dù vậy, khả năng để tránh được một làn sóng bảo hộ mới là rất mong manh.

Sau hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008, một số nhà bình luận dự đoán sự xuất hiện của một kỷ nguyên mới của chủ nghĩa trọng thương. Cuộc khủng hoảng mang tên Covid-19 năm 2020 làm cho điều này có nhiều khả năng xảy ra hơn bao giờ hết.

Hoài Đức (tham khảo tài liệu của phó giáo sư James Crabtree, trường Chính sách công Quốc gia Singapore)

Nguồn Công Luận: https://congluan.vn/covid-19-khien-chau-a-doi-mat-giai-doan-moi-cua-chu-nghia-bao-ho-post76482.html