Covid-19 'làm gì' các cuộc xung đột ở Trung Đông?

Đại dịch Covid-19 đã khiến thương mại toàn cầu bị đình trệ, khiến một nửa dân số thế giới bị 'giam cầm' và có khả năng lật đổ các chính phủ và định hình lại quan hệ ngoại giao.

Đại dịch Covid-19 đã khiến thương mại toàn cầu bị đình trệ, khiến một nửa dân số thế giới bị “giam cầm” và có khả năng lật đổ các chính phủ và định hình lại quan hệ ngoại giao.

Trước tình hình này, LHQ đã kêu gọi ngừng bắn trong tất cả các cuộc xung đột lớn làm rung chuyển thế giới, trong đó người đứng đầu là ông Antonio Guterres hồi cuối tuần qua đã cảnh báo "điều tồi tệ nhất vẫn chưa xảy ra". Tại cuộc họp báo trực tuyến của LHQ, Tổng thư ký Guterres cho biết các bên liên quan xung đột ở các nước như Cameroon, Cộng hòa Trung Phi, Libya, Myanmar, Philippines, Nam Sudan, Syria, Ukraine và Yemen đều bày tỏ sự ủng hộ với lời kêu gọi của ông, chỉ có điều lời nói chưa tương ứng việc làm bởi trên thực tế chiến sự ở một số nơi còn căng thẳng hơn.

Đại dịch Covid-19 đang hoành hành khắp thế giới, nhưng không thể khiến các cuộc xung đột ở Trung Đông hạ nhiệt. Ảnh: AFP

Đại dịch Covid-19 đang hoành hành khắp thế giới, nhưng không thể khiến các cuộc xung đột ở Trung Đông hạ nhiệt. Ảnh: AFP

Syria

Đại dịch bùng phát trong bối cảnh đạt được lệnh ngừng bắn tạm thời cho Syria, do hai nhà trung gian quyền lực Nga và Thổ Nhĩ Kỳ đưa ra, đang có hiệu lực.

Tuy nhiên, 3 triệu người sống trong khu vực ngừng bắn, ở vùng tây bắc, không có nhiều hy vọng khi thỏa thuận trước đó đều “chết yểu”. Tuy nhiên, mối lo đại dịch như một đám cháy dữ dội trên khắp đất nước bị tàn phá dường như đã cho giúp thỏa thuận ngừng bắn kéo dài hơn. Theo Đài quan sát nhân quyền Syria (SOHR), tháng 3 đã chứng kiến số dân thường thiệt mạng thấp nhất kể từ khi cuộc xung đột bắt đầu vào năm 2011, với 103 người chết. Nguyên nhân có thể do chính quyền Syria, chính quyền người Kurd tự trị ở phía đông bắc và liên minh các nhóm phiến quân hiện nắm quyền ở Idlib - nỗ lực chống chọi mối đe dọa Covid-19, như một chìa khóa giúp nâng cao uy tín của họ. Tuy nhiên, đại dịch và sự huy động toàn cầu có thể tạo ra một khoảng trống giúp nhóm IS, vẫn quay cuồng với sự sụp đổ của “Nhà nước Hồi giáo tự xưng”, có thể tìm cách đẩy mạnh các cuộc tấn công.

Y emen

Chính phủ Yemen và phiến quân Houthi cũng như nước láng giềng Saudi Arabia, nơi dẫn đầu một liên minh quân sự hỗ trợ chính phủ được LHQ công nhận ban đầu phản ứng tích cực với lời kêu gọi ngừng bắn của LHQ.

Tuy nhiên, tia hy vọng hiếm hoi trong cuộc xung đột 5 năm qua chỉ tồn tại trong một thời gian ngắn. Tuần trước, liên quân do Saudi Arabia đứng đầu thực hiện nhiều cuộc không kích nhằm vào thủ đô Sanaa do phiến quân kiểm soát của Yemen nhằm đáp trả các vụ tấn công tên lửa nhằm vào Riyadh. Các cuộc thảo luận về việc ngừng bắn nhiều lần thất bại nhưng đặc phái viên của LHQ Martin Griffiths đang tổ chức các cuộc tham vấn hàng ngày trong nỗ lực có được lệnh ngừng bắn trên khắp Yemen. Nhiều đợt chiến sự bùng phát ở Yemen kéo theo một cuộc khủng hoảng nhân đạo thường được mô tả là tồi tệ nhất trên thế giới cùng với dịch bệnh bùng phát đang khiến Yemen điêu đứng.

Ở một quốc gia nơi cơ sở hạ tầng y tế bị sụp đổ, nước là hàng hóa khan hiếm và nơi 24 triệu người cần hỗ trợ nhân đạo, người dân lo ngại sẽ bị xóa sổ nếu các bên không ngừng bắn và không cho phép viện trợ đầy đủ. Mohammed Omar, một tài xế taxi ở thành phố cảng Hodeida ở Biển Đỏ nói: “Mọi người sẽ chết trên đường phố”.

Libya

Giống như Yemen, các “nhân vật chính” trong cuộc xung đột ở Libya ban đầu hoan nghênh lệnh ngừng bắn của LHQ nhưng nhanh chóng quay ngoắt 180 độ.

Giao tranh ác liệt đã làm rung chuyển phía nam thủ đô Tripoli trong những ngày gần đây, cho thấy nguy cơ bùng phát đại dịch không đủ để khiến làm im bặt tiếng súng. Thổ Nhĩ Kỳ gần đây đóng một vai trò quan trọng trong cuộc xung đột khi hỗ trợ Chính phủ Hiệp định Quốc gia được LHQ (GNA) công nhận. Giới chuyên gia dự đoán, việc phương Tây tăng tốc khỏi các cuộc xung đột ở Trung Đông có thể hạn chế sự hỗ trợ của Thổ Nhĩ Kỳ đối với GNA. Điều đó cuối cùng có thể giúp củng cố khả năng cho các lực lượng trung thành với phe phái của ông Khalifa Haftar ở miền đông, người đã phát động một cuộc tấn công vào Tripoli 1 năm trước và có sự hậu thuẫn của Ai Cập và Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE). Theo nhiều báo cáo, những nỗ lực bảo đảm lệnh ngừng bắn ở Libya không còn nhận được sự quan tâm do đại dịch.

Iraq

Iraq không còn bị kìm kẹp bởi cuộc xung đột khốc liệt như trước nhưng vẫn dễ bị tổn thương khi IS đang nỗ lực hồi sinh ở một số khu vực, và đặc biệt là sự kình địch giữa Iran và Mỹ. Cả hai ông lớn này hiện là hai trong số các quốc gia bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất bởi đại dịch nhưng không có dấu hiệu cho thấy bất kỳ sự buông xuôi nào trong cuộc chiến vì ảnh hưởng của họ chủ yếu diễn ra trên đất Iraq. Việc Washington đã triển khai các tên lửa phòng không Patriot, khiến người ta lo ngại về sự leo thang mới với Tehran, nơi mà các ủy ban của họ đổ lỗi cho một loạt các cuộc tấn công bằng tên lửa vào căn cứ của quân đội Mỹ.

KHẢ ANH

Nguồn CAĐN: http://cadn.com.vn/news/91_222861_covid-19-lam-gi-cac-cuoc-xung-dot-o-trung-dong-.aspx