Covid-19 ngày 12/2: Cả nước thêm 27.311 F0, Hà Nội có số ca mới cao nhất

Tình hình dịch Covid-19 ngày 12/2: Hôm nay, Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 27.311 ca nhiễm mới và 78 ca tử vong.

Tin tức mới nhất Covid-19 hôm nay

Tính từ 16h ngày 11/2 đến 16h ngày 12/2, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 27.311 ca nhiễm mới, trong đó 9 ca nhập cảnh và 27.302 ca ghi nhận trong nước (tăng 831 ca so với ngày trước đó) tại 60 tỉnh, thành phố (có 19.217 ca trong cộng đồng).

Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 07 ngày qua: 22.366 ca/ngày.

Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 07 ngày qua: 22.366 ca/ngày.

Các tỉnh, thành phố ghi nhận ca bệnh như sau: Hà Nội (2.981), Nam Định (1.842), Hải Dương (1.681), Nghệ An (1.550), Hải Phòng (1.394), Thái Nguyên (978), Ninh Bình (951), Đà Nẵng (940), Vĩnh Phúc (931), Hòa Bình (884), Phú Thọ (811), Thanh Hóa (797), Bắc Ninh (745), Quảng Ninh (659), Phú Yên (569), Quảng Bình (567), Lạng Sơn (558), Quảng Nam (553), Gia Lai (525), Bắc Giang (520), Thái Bình (498), Quảng Trị (465), Sơn La (459), Bình Định (455), Hưng Yên (448), Lào Cai (431), Tuyên Quang (394), Lâm Đồng (350), Đắk Nông (318), TP. Hồ Chí Minh (300), Thừa Thiên Huế (274), Bình Phước (269), Hà Nam (208), Hà Tĩnh (197), Yên Bái (197), Khánh Hòa (193), Quảng Ngãi (161), Cao Bằng (131), Điện Biên (118), Bà Rịa - Vũng Tàu (117), Hà Giang (108), Lai Châu (95), Bắc Kạn (85), Cà Mau (84), Vĩnh Long (71), Bình Dương (69), Bình Thuận (55), Bến Tre (53), Bạc Liêu (43), Tây Ninh (40), Trà Vinh (36), Kiên Giang (26), Cần Thơ (23), Hậu Giang (21), Đồng Nai (20), Long An (19), Đồng Tháp (11), An Giang (11), Ninh Thuận (10), Tiền Giang (3).

Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó: Bắc Ninh (-645), Bắc Giang (-390), Đắk Lắk (-311).

Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó: Nam Định (+555), Gia Lai (+525), Phú Yên (+285).

Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 07 ngày qua: 22.366 ca/ngày.

Đến nay tại Việt Nam đã ghi nhận 192 ca mắc COVID-19 do biến thể Omicron tại TP. Hồ Chí Minh (92), Quảng Nam (27), Quảng Ninh (20), Hà Nội (14), Khánh Hòa (11), Đà Nẵng (8 ), Hưng Yên (6), Kiên Giang (4), Thanh Hóa (2), Hải Dương (2), Hải Phòng (1), Long An (1), Bà Rịa - Vũng Tàu (1), Bình Dương (1), Lâm Đồng (1), Ninh Bình (1).

Tình hình dịch COVID-19 tại Việt Nam:

Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 2.484.481 ca nhiễm, đứng thứ 34/225 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 145/225 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 25.160 ca nhiễm).

Trong đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay), số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước là 2.477.326 ca, trong đó có 2.216.122 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.

Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: TP. Hồ Chí Minh (515.669), Bình Dương (293.214), Hà Nội (165.574), Đồng Nai (100.042), Tây Ninh (88.730).

Số bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày: 6.270 ca. Tổng số ca được điều trị khỏi: 2.218.939 ca. Số bệnh nhân nặng đang điều trị là 2.649 ca

Số bệnh nhân tử vong:

Từ 17h30 ngày 11/02 đến 17h30 ngày 12/02 ghi nhận 78 ca tử vong tại: TP. Hồ Chí Minh (3) trong đó có 2 ca từ các tỉnh khác chuyển đến: An Giang(1), Tiền Giang (1).

Tại các tỉnh, thành phố khác: Hà Nội (18), Đồng Nai (7), Bến Tre (5), Bắc Ninh (4), Đà Nẵng (4), Vĩnh Long (4), Cần Thơ (3), Hải Phòng (3), Quảng Nam (3), Tây Ninh (3), Bình Định (2), Đồng Tháp (2), Lâm Đồng (2), Nam Định (2), Nghệ An (2), Quảng Ngãi (2), Thái Nguyên (2), Bình Dương (1), Bình Thuận (1), Hà Giang (1), Hậu Giang (1), Lạng Sơn (1), Ninh Bình (1), Sóc Trăng (1).

Trung bình số tử vong ghi nhận trong 07 ngày qua: 86 ca. Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 38.402 ca, chiếm tỷ lệ 1,5% so với tổng số ca nhiễm.

Tổng số ca tử vong xếp thứ 24/225 vùng lãnh thổ, số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 129/225 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. So với châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 6/49 (xếp thứ 3 ASEAN), tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 24/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 4 ASEAN).

Số lượng xét nghiệm từ 27/4/2021 đến nay đã thực hiện xét nghiệm được 32.657.971 mẫu tương đương 77.715.678 lượt người, tăng 66.635 mẫu so với ngày trước đó.

Trong ngày 11/02 có 401.319 liều vắc xin phòng COVID-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vắc xin đã được tiêm là 185.254.387 liều, trong đó tiêm mũi 1 là 79.203.047 liều, tiêm mũi 2 là 74.674.139 liều, tiêm mũi 3 (tiêm bổ sung/tiêm nhắc và mũi 3 liều cơ bản) là 31.377.201 liều.

TP.HCM thêm 5 ca Omicron, Hà Nội không còn vùng đỏ

Sở Y tế Hà Nội thông tin, từ 18h ngày 10/2 đến 18h ngày 11/2, trên địa bàn thành phố ghi nhận 2.908 ca mắc COVID-19, trong đó có 610 ca cộng đồng và 2.298 ca đã cách ly. Tối 11/2, UBND thành phố Hà Nội có Thông báo đánh giá cấp độ dịch trong phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn. Kết quả cập nhật đến 9h ngày 11/2. Theo đánh giá, thành phố không còn xã, phường, thị trấn nào ở vùng cam và vùng đỏ.

Bộ Y tế tiếp tục chỉ đạo các tỉnh, thành phố tổ chức triển khai chiến dịch tiêm chủng mùa Xuân trên địa bàn đảm bảo hiệu quả và an toàn

Bộ Y tế tiếp tục chỉ đạo các tỉnh, thành phố tổ chức triển khai chiến dịch tiêm chủng mùa Xuân trên địa bàn đảm bảo hiệu quả và an toàn

Trong ngày 11/2, tỉnh Bắc Ninh có thêm 1.390 ca mắc COVID-19, trong đó ghi nhận 225 ca mắc COVID-19 mới tại các Khu/Cụm công nghiệp.

Trước việc số ca mắc COVID-19 tăng cao, UBND tỉnh Vĩnh Phúc yêu cầu các địa phương cần chủ động, linh hoạt hơn nữa trong công tác phòng, chống dịch.

Tỉnh này cho biết, mở cửa cho hoạt động sản xuất kinh doanh nhưng không được chủ quan với dịch bệnh. UBND tỉnh Vĩnh Phúc yêu cầu ngành Y tế hướng dẫn các cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp trên địa bàn tăng cường việc xét nghiệm tầm soát để kịp thời phát hiện sớm F0; hướng dẫn thủ tục, điều kiện và cách chăm sóc y tế, tổ chức điều trị F0 tại nhà ở tất cả huyện, thành phố, đồng thời kiểm tra, giám sát việc chăm sóc, chữa trị của đơn vị y tế.

Chiều 11/2, Sở Y tế TP.HCM cho biết, trong một tuần, qua giải trình tự gen đã phát hiện 5 ca nhiễm biến chủng Omicron trong cộng đồng. Sau Tết Nguyên đán 2022, ngành y tế Thành phố tiếp tăng cường giám sát các trường hợp nghi nhiễm Omicron trong cộng đồng.

Nhằm đảm bảo người dân đủ điều kiện được tiêm chủng đúng thời gian, đúng quy định và an toàn tiêm chủng khi sử dụng vaccine COVID-19, Sở Y tế tỉnh Hòa Bình vừa ban hành kế hoạch về việc tổ chức chiến dịch tiêm chủng mùa Xuân. Đối tượng triển khai gồm toàn bộ trẻ em và người lớn có chỉ định và đến thời gian tiêm được tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 theo hướng dẫn của Bộ Y tế, của nhà sản xuất. Phạm vi triển khai trên quy mô toàn tỉnh tại tất cả các xã, phường, thị trấn thuộc các huyện, thành phố. Thời gian triển khai từ ngày nay đến hết ngày 28/2.

Bộ Y tế tiếp tục chỉ đạo các tỉnh, thành phố tổ chức triển khai chiến dịch tiêm chủng mùa Xuân trên địa bàn đảm bảo hiệu quả và an toàn, tiêm chủng theo đúng số lượng vaccine phòng COVID-19 đã được cấp, không được để lãng phí vaccine.

Đồng thời chỉ đạo các địa phương tăng cường giám sát, phát hiện sớm các trường hợp nghi ngờ nhiễm COVID-19 tại cộng đồng, các trường hợp có biểu hiện ho, sốt để kịp thời khoanh vùng, cách ly, xử lý triệt để ổ dịch không để lây lan, bùng phát rộng; đồng thời triển khai tốt các hoạt động y tế, tránh lây nhiễm chéo trong cách ly, khu phong tỏa.

Học sinh cấp tiểu học, mầm non ở Cà Mau học trực tiếp vào ngày 14/2

Ngày 14/2, theo thông tin từ Sở Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) tỉnh Cà Mau, đơn vị này vừa có công văn yêu cầu Trưởng phòng GD-ĐT các huyện, TP Cà Mau; hiệu trưởng các trường phổ thông có cấp tiểu học; Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập (PTGDHN) tổ chức triển khai thực hiện tổ chức dạy và học trực tiếp đối với giáo dục mầm non và tiểu học vào ngày 14/2/2022.

Học sinh trở lại lớp được kiểm tra thân nhiệt, sát khuẩn tay phòng, chống dịch Covid-19. (Ảnh minh họa)

Học sinh trở lại lớp được kiểm tra thân nhiệt, sát khuẩn tay phòng, chống dịch Covid-19. (Ảnh minh họa)

Giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Cà Mau yêu cầu các đơn vị trên không tổ chức bán trú, chỉ tổ chức dạy học 1 buổi/ngày (trừ Trung tâm Hỗ trợ PTGDHN tỉnh Cà Mau).

"Riêng, đối với cấp mầm non, phụ huynh học sinh phải có cam kết với tinh thần tự nguyện khi cho trẻ đến trường. Các cơ sở giáo dục tuyên truyền, vận động tạo sự đồng thuận và an tâm cho phụ huynh học sinh khi đưa trẻ, học sinh đến trường", Giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Cà Mau lưu ý.

Trước đó, Sở GD-ĐT tỉnh Cà Mau đã khảo sát ý kiến của phụ huynh học sinh về việc cho trẻ mầm non, học sinh tiểu học trở lại trường học trực tiếp từ ngày 14/2.

Kết quả khảo sát, có 46% phụ huynh của trẻ mầm non và 80,23% phụ huynh của học sinh tiểu học đồng ý. Cụ thể, tỷ lệ phụ huynh đồng ý ở lớp 1 là 80,08%; lớp 2 là 78,59%; lớp 3 là 79,71%; lớp 4 là 80,4% và lớp 5 là 82,45%.

Hiện tại, tỉnh Cà Mau đang ở cấp độ 1 của cấp độ dịch (cụ thể có 101 xã/phường/thị trấn thuộc cấp độ 1). Với trạng thái "bình thường mới” này, người dân đã có thể vừa thực hiện phòng, chống dịch vừa trở lại cuộc sống bình thường, an tâm phát triển kinh tế - xã hội.

Từ đầu năm 2021 đến nay, tỉnh Cà Mau ghi nhận hơn 57.000 người nhiễm Covid-19. Trong đó, gần 55.000 người đã khỏi bệnh.

Tỷ lệ người từ 12 tuổi trở lên được tiêm 2 mũi vaccine ngừa Covid-19 của tỉnh này đã đạt gần 100%; số người tiêm mũi 3 đạt hơn 66%.

Cả nước thêm 26.487 F0, 96 ca tử vong

Tính từ 16h ngày 10/2 đến 16h ngày 11/2, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 26.487 ca nhiễm mới, trong đó 16 ca nhập cảnh và 26.471 ca ghi nhận trong nước (tăng 448 ca so với ngày trước đó) tại 62 tỉnh, thành phố (có 8.768 ca trong cộng đồng).

Cả nước thêm 26.487 F0, 96 ca tử vong; Hà Nội vẫn có ca nhiễm mới và ca tử vong nhiều nhất.

Cả nước thêm 26.487 F0, 96 ca tử vong; Hà Nội vẫn có ca nhiễm mới và ca tử vong nhiều nhất.

Cụ thể, Hà Nội (2.908), Nghệ An (1.501), Hải Dương (1.447), Hải Phòng (1.398), Bắc Ninh (1.390), Nam Định (1.287), Thái Nguyên (976), Ninh Bình (942), Đà Nẵng (927), Bắc Giang (910), Hòa Bình (879), Vĩnh Phúc (856), Phú Thọ (765), Thanh Hóa (686), Bình Định (503), Quảng Bình (493), Quảng Nam (492), Thái Bình (490), Quảng Ninh (477), Lào Cai (470), Lạng Sơn (440), Quảng Trị (420), Tuyên Quang (393), Sơn La (383), Hưng Yên (379), Lâm Đồng (340), Đắk Lắk (311), Bình Phước (290), Phú Yên (284), Khánh Hòa (263), TP. Hồ Chí Minh (260), Hà Tĩnh (259), Thừa Thiên Huế (257), Hà Nam (216), Quảng Ngãi (211), Đắk Nông (180), Kon Tum (178), Yên Bái (164), Cao Bằng (138), Cà Mau (134), Bà Rịa - Vũng Tàu (133), Điện Biên (133), Hà Giang (115), Bắc Kạn (84), Bình Dương (77), Vĩnh Long (73), Bình Thuận (73), Lai Châu (69), Bến Tre (65), Trà Vinh (65), Đồng Tháp (45), Bạc Liêu (44), Sóc Trăng (34), Long An (31), Tây Ninh (31), Đồng Nai (20), An Giang (19), Kiên Giang (16), Hậu Giang (16), Cần Thơ (15), Ninh Thuận (8 ), Tiền Giang (8 ).

Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó: Thanh Hóa (-310), Kon Tum (-259), Nghệ An (-248).

Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó: Bắc Ninh (+311), Thái Nguyên (+241), Ninh Bình (+227).

Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 07 ngày qua: 20.203 ca/ngày.

Đến nay tại Việt Nam đã ghi nhận 192 ca mắc COVID-19 do biến thể Omicron tại TP. Hồ Chí Minh (92), Quảng Nam (27), Quảng Ninh (20), Hà Nội (14), Khánh Hòa (11), Đà Nẵng (8 ), Hưng Yên (6), Kiên Giang (4), Thanh Hóa (2), Hải Dương (2), Hải Phòng (1), Long An (1), Bà Rịa - Vũng Tàu (1), Bình Dương (1), Lâm Đồng (1), Ninh Bình (1).

Chuyên gia cảnh báo F0 thể nhẹ vẫn để lại di chứng hậu COVID-19

Không chỉ người cao tuổi, bệnh lý nền, mà cả những trường hợp không có bệnh lý nền, hay người trẻ mắc COVID-19 thể nhẹ vẫn có thể để lại di chứng hậu COVID-19.

Hai tuần qua, Bệnh viện Hữu Nghị triển khai tiếp nhận thăm khám, tư vấn và điều trị cho người bệnh giai đoạn hậu COVID-19. Đến nay, bệnh viện tiếp nhận thăm khám và điều trị cho khoảng 20 bệnh nhân.

Chăm sóc bệnh nhân tại BV Hữu Nghị

Chăm sóc bệnh nhân tại BV Hữu Nghị

Bà Ngô Thị Nga (60 tuổi, ở Hà Nội) được đưa đến Bệnh viện Hữu Nghị trong tình trạng khó thở, trụy tim mạch và phù toàn thân nặng. Tại đây, các bác sĩ đã phải can thiệp bằng các phương tiện hồi sức để cứu chữa cho người bệnh. Được biết trước đó khoảng 2 tuần, bệnh nhân bị mắc COVID-19, nhưng khi bị bệnh, sức khỏe của bà Nga hoàn toàn ổn định và được theo dõi điều trị tại nhà.

Người nhà bệnh nhân Nga chia sẻ, vài ngày sau khi bà có kết quả xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2, bà Nga có biểu hiện mệt mỏi, ăn uống kém. Sau đó, bệnh của bà ngày một nặng dần lên với các biểu hiện khó thở, tức ngực và phù toàn thân.

Các bác sĩ xác định trường hợp của bệnh nhân Nga có thể là biến chứng của hậu Covid sau khi bệnh nhân bị nhiễm. Sau 7 ngày nhập viện và được các bác sĩ tích cực hỗ trợ, bệnh nhân được phục hồi 80% về sức khỏe, có thể tự đi lại, sinh hoạt bình thường, ăn uống và hít thở khí phòng.

Không chỉ những người cao tuổi có bệnh lý nền, mà cả những bệnh nhân cao tuổi (trên 60 tuổi) không có bệnh lý nền và bệnh nhân trẻ mắc COVID-19 mức độ nhẹ, không có triệu chứng; sau khi điều trị Covid-19 cũng có thể gặp những biến chứng nặng nề về nhiều hệ cơ quan.

Chuyên gia đặc biệt lưu ý đối với với bệnh nhân hậu COVID-19 là những người cao tuổi và có bệnh nền. BS khuyến cáo khi họ có biểu hiện như mệt mỏi, chán ăn, khó thở, đặc biệt là liên quan đến bệnh hô hấp, người nhà cần đưa bệnh nhân đến bệnh viện sớm để kịp thời phát hiện các tổn thương do hậu COVID-19 gây ra và sẽ có hỗ trợ, can thiệp tránh để lại di chứng.

Theo các chuyên gia y tế, các triệu chứng của hội chứng hậu COVID-19 thường dễ nhầm lẫn với các biểu hiện của bệnh nền khác. Vì vậy, chuyên gia y tế khuyến cáo mọi người cần lắng nghe cơ thể sau khi mắc COVID-19. Trong trường hợp chưa tiêm đủ liều vaccine, mọi người nên đăng ký tiêm bổ sung, tuân thủ 5K phòng tái nhiễm và tuân thủ điều trị theo phác đồ của các bác sĩ.

Khoanh vùng nguy cơ nhiễm biến chủng Omicron tại TP.HCM

Nam bệnh nhân ngụ tại quận Bình Thạnh, TP.HCM đang được ngành y tế khẩn trương khoanh vùng dịch tễ sau khi có kết quả dương tính với SARS-CoV-2, nghi nhiễm biến thể Omicron được phát hiện ngoài cộng đồng.

Ngành y tế đang khẩn trương thực hiện các bước điều tra dịch tễ, khoanh vùng nguy cơ lây nhiễm.

Ngành y tế đang khẩn trương thực hiện các bước điều tra dịch tễ, khoanh vùng nguy cơ lây nhiễm.

Sáng 11/2, ngành y tế TP.HCM đang khẩn trương điều tra dịch tễ, khoanh vùng xử lý nguy cơ lây nhiễm của một trường hợp nghi nhiễm biến chủng Omicron trong cộng đồng.

Được biết, đây là trường hợp của một bệnh nhân nam ngụ tại quận Bình Thạnh, có kết quả xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2, nghi nhiễm biến chủng Omicron. Quá trình điều tra dịch tễ bước đầu ghi nhận, trước khi được phát hiện dương tính với SARS-CoV-2 bệnh nhân có tiếp xúc với nhiều người trong gia đình.

Hiện người bệnh và các F1 đã được cách ly y tế, theo dõi sức khỏe theo quy định. Ngành y tế đang tiếp tục thực hiện xét nghiệm để xác định nguy cơ của các trường hợp F1, kịp thời khoanh vùng xử lý, tránh nguy cơ lây nhiễm cho cộng đồng.

Trước đó, tại buổi họp báo về tình hình dịch COVID-19 và phục hồi kinh tế trên địa bàn TP.HCM (ngày 10/2) BS Nguyễn Thị Huỳnh Mai, Chánh văn phòng Sở Y tế cho biết, trên địa bàn TP.HCM đã ghi nhận 92 trường hợp nhiễm biến chủng Omicron. Ngoài 5 trường hợp là chùm ca bệnh được phát hiện trong cộng đồng, tất cả những bệnh nhân còn lại đều là người nhập cảnh. Thành phố chưa ghi nhận trường hợp nhiễm biến chủng Omicron tử vong.

Ca nhiễm mới tiếp tục tăng, Hà Nội vẫn nhiều nhất

Bản tin dịch COVID-19 ngày 10/2 của Bộ Y tế cho biết số ca mắc COVID-19 tiếp tục gia tăng lên đến 26.032 ca tại 61 tỉnh, thành; Hà Nội vẫn nhiều nhất, hàng loạt tỉnh có số ca mắc trên 1.000 ca/ ngày; Có gần 10.000 ca khỏi, 74 trường hợp tử vong...

Trong ngày 10/2, các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó: Hòa Bình (+1.055), Bắc Giang (+377), Lạng Sơn (+352).

Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 7 ngày qua: 18.077 ca/ngày.

Liên tục cập nhật tin tức Covid-19 ngày 11/2 (Ảnh minh họa)

Liên tục cập nhật tin tức Covid-19 ngày 11/2 (Ảnh minh họa)

Theo thống kê của Bộ Y tế, kể từ đầu dịch đến nay, Việt Nam có 2.430.683 ca nhiễm, đứng thứ 34/225 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 145/225 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 24.616 ca nhiễm).

Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay), số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước là 2.423.553 ca, trong đó có 2.203.777 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.

Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: TP. Hồ Chí Minh (515.109), Bình Dương (293.068), Hà Nội (159.735), Đồng Nai (100.002), Tây Ninh (88.659).

Tổng số ca được điều trị khỏi: 2.206.594 ca.

Nhóm phóng viên

Nguồn Giao Thông: https://www.baogiaothong.vn/tinh-hinh-dich-covid-19-hom-nay-ngay-122-moi-nhat78839758-d542097.html