COVID-19 tàn phá nền kinh tế Thái Lan hơn cả những cuộc suy thoái trước đây

Một chủ tiệm cầm đồ tại Thái Lan nói rằng hậu quả từ đại dịch Covid-19 còn tồi tệ hơn cuộc khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997, vì người Thái mắc nợ đến nỗi không còn sở hữu chút tài sản giá trị nào.

Các trường hợp nhiễm Covid-19 đang tăng lên mức chưa từng có, lần đầu tiên lên đến 11.000 ca nhiễm hàng ngày vào cuối tuần qua. Ảnh: Asia Globe.

Từ tiệm cầm đồ ở Bangkok đầy bụi bặm của mình, ông chủ Danai Tangvatanangkoon đã có thâm niên trong nhiều thập kỷ khủng hoảng kinh tế Thái Lan cho hay, kể từ khi mở cửa kinh doanh vào năm 1989, không sự suy thoái nào có thể so sánh được với tình hình khủng hoảng hiện tại, nền kinh tế Thái Lan đã sụp đổ dưới làn sóng thứ 3 của đại dịch Covid-19, trận đại dịch nguy hiểm nhất chưa từng xảy ra ở Thái Lan.

Ông nói: “Mọi người không còn gì để cầm đồ. Doanh số của chúng tôi thậm chí còn tệ hơn cả cuộc khủng hoảng Tom Yum Kung” – một cuộc khủng hoảng tài chính năm 1997, đã xóa sổ tài sản của hàng triệu người Thái trước khi lan ra khắp Đông Nam Á.

Theo ông: “Ít nhất thì vào cuộc khủng hoảng năm 1997, mọi người vẫn có công việc của họ, còn bây giờ họ không có gì cả.”

Tháng trước, Ngân hàng Trung ương Thái Lan đã cắt giảm dự báo tăng trưởng GDP năm 2021 của đất nước từ 3,0 xuống chỉ còn 1,8% và triển vọng năm 2022 là gần một điểm phần trăm, dự báo sẽ không có khách du lịch khi Covid-19 tiếp tục lây lan trên nhiều vùng miền.

Tuy nhiên, uớc tính này hiện có vẻ đang vẫn khá lạc quan khi Thái Lan hiện chỉ có hơn 5% trong số 70 triệu dân số đã được tiêm chủng đầy đủ - điều này khiến chính phủ của Prayuth Chan-ocha đang phải xoay xở để ngăn chặn đại dịch trong khi đối phó với sự tức giận của công chúng về việc triển khai kế hoạch tiêm chủng chậm chạp.

Các trường hợp nhiễm Covid-19 đang tăng lên mức chưa từng có, lần đầu tiên lên đến 11.000 ca nhiễm hàng ngày vào cuối tuần qua. Hôm thứ 3, Thái Lan báo cáo có 11.305 trường hợp mắc và 80 trường hợp tử vong, trong khi các quan chức y tế đang phải chuẩn bị cho số tiền tăng viện trợ gấp đôi vào đầu tháng 8.

Bangkok về cơ bản đã bị đóng cửa kể từ đầu tháng này trong khi các chuyến bay nội địa bị đình chỉ và các trạm kiểm soát thành phố được xây dựng để ngăn chặn tất cả các chuyến du lịch thiết yếu từ thủ đô.

Điều này đã đè bẹp hoạt động kinh tế vốn đã chập chờn trở lại từ cuối năm ngoái đến tháng 4 và khiến một số lượng lớn công nhân ở khu vực phi chính thức - từ người bán hoa quả đến người bán đồ trang sức cho đến người đấm bóp - mất việc làm. Nợ các hộ gia đình đã tăng lên mức nguy hiểm 90% GDP.

Để xoay chuyển tình thế, Prayuth cam kết sẽ mở cửa trở lại đất nước vào tháng 10. Nhưng điều đó bây giờ có vẻ rất khó xảy ra.

Pavida Pananond, phó giáo sư tại Khoa Kinh doanh Quốc tế, cho biết: “Điều này có thể có nghĩa là sự phụ hồi hình chữ V, hoặc thậm chí là hình chữ U mà chúng ta thấy ở các nước khác phục hồi nhanh chóng sau khi tiêm chủng, vẫn là một giấc mơ xa vời đối với Thái Lan.”

Trong khi các điểm du lịch Phuket và Koh Samui đã mở cửa trở lại, các nhà quan sát trong ngành cho biết lượng du khách đến Thái Lan khó có thể gia tăng trở lại khi người dân tại đây chưa được tiêm phòng và vẫn đang phải chiến đấu với đại dịch.

Ngân hàng Thế giới tuần này cho biết số lượng du khách vào cuối năm có thể sẽ là 600.000 người thay vì ước tính 4-5 triệu trước khi đợt bùng phát Covid gần đây nhất.

Những hy vọng cứu vãn nền kinh tế của Thái Lan hiện đang phụ thuộc rất nhiều vào các biện pháp kích thích kinh tế. Thái Lan đã đảm bảo 1,5 nghìn tỷ baht (45 tỷ USD) để bơm vào nền kinh tế, với đợt gần nhất là 15 tỷ USD được thỏa thuận vào tháng 5 sẽ được phân bổ trong những tháng tới.

Bộ trưởng Tài chính Arkhom Termpittayapaisith nói với các phóng viên vào tuần trước rằng đợt kích cầu đầu tiên được bảo đảm vào năm ngoái đã ngăn chặn “nền kinh tế trượt dài hơn nữa”, làm tăng triển vọng vay nợ nhiều hơn khi đại dịch tiếp tục bóp nghẹt chi tiêu của người tiêu dùng.

Ông thừa nhận: “Việc phục hồi có thể không diễn ra ngay lập tức như chúng tôi mong đợi”, đồng thời cho biết chính phủ đang xem xét sẽ gia hạn thêm kỳ trả nợ cho đến năm sau để cho phép các doanh nghiệp tự thu hồi vốn.

Trong thời kỳ suy thoái kinh tế bình thường, các cửa hàng cầm đồ tại Thái Lan luôn nở rộ khi khách hàng vay ngắn hạn để bù vào khoản thiếu hụt tiền mặt đột ngột và sau đó trả nợ khi tình hình của họ được cải thiện.

Nhưng đối với cuộc khủng hoảng kinh tế tàn khốc như hiện nay, ông chủ tiện cầm đồ Danai nhận thấy những dấu hiệu phục hồi ở đất nước là vô cùng ảm đạm. Ông nói: “Bạn biết đấy, mọi thứ thật tồi tệ khi nhân viên văn phòng cũng lấy đi cầm các thiết bị, điện thoại và máy tính xách tay của họ. Mọi người đều không còn gì cả.”

Danai cho biết, cuộc khủng hoảng lần này đã khiến khách hàng của ông ngày càng lún sâu vào nợ nần. Mọi người đang không đáp ứng được thời hạn trả nợ 5 tháng để lấy lại tài sản của họ, với nhiều người không đủ khả năng trả ngay cả khoản trả lãi 1,5%.

Danai cho biết: “Chúng tôi đang gia hạn thời hạn trả nợ lên 6 hoặc 7 tháng, có nghĩa là mọi thứ của họ sẽ ở lại với chúng tôi lâu hơn nhưng chúng tôi cũng không thể kiếm được bất kỳ khoản tiền nào.”

Người Thái từ lâu đã là một trong những người đi vay nặng lãi nhiều nhất châu Á và đã tích lũy một núi nợ cá nhân trị giá khoảng 14 nghìn tỷ baht (426,5 tỷ USD), phần lớn số tiền này được tích lũy trước thời điểm đại dịch đẩy nền kinh tế của họ tới bờ vực thẳm.

Huy Hoàng

Nguồn Công Luận: https://congluan.vn/covid-19-tan-pha-nen-kinh-te-thai-lan-hon-ca-nhung-cuoc-suy-thoai-truoc-day-post145959.html