Cụ bà 86 tuổi vượt hơn 100km đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại quê nhà Đông Hội

Sáng 25/7, tang lễ đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam được tổ chức trọng thể theo nghi thức Quốc tang.

 Lễ viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng bắt đầu từ 7h00 đến 18h, ngày 25/7, được tổ chức đồng thời tại Nhà tang lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông, TP Hà Nội; Hội trường Thống Nhất, TP.HCM và tại quê nhà làng Lại Đà, xã Đông Hội, huyện Đông Anh, Thành phố Hà Nội. Ảnh: NLĐ.

Lễ viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng bắt đầu từ 7h00 đến 18h, ngày 25/7, được tổ chức đồng thời tại Nhà tang lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông, TP Hà Nội; Hội trường Thống Nhất, TP.HCM và tại quê nhà làng Lại Đà, xã Đông Hội, huyện Đông Anh, Thành phố Hà Nội. Ảnh: NLĐ.

 Ngay từ sáng sớm, hàng nghìn người dân xếp hàng dài từ đầu cổng làng Lại Đà dẫn vào khu tổ chức Lễ tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại quên nhà xã Đông Hội (huyện Đông Anh, TP. Hà Nội). Ảnh: Hải Sơn.

Ngay từ sáng sớm, hàng nghìn người dân xếp hàng dài từ đầu cổng làng Lại Đà dẫn vào khu tổ chức Lễ tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại quên nhà xã Đông Hội (huyện Đông Anh, TP. Hà Nội). Ảnh: Hải Sơn.

Các đoàn, cá nhân đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng xếp hàng ngay ngắn, theo hàng lối. Ảnh: Hải Sơn.

Các đoàn, cá nhân đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng xếp hàng ngay ngắn, theo hàng lối. Ảnh: Hải Sơn.

Ban Tổ chức Lễ tang phân luồng người dân trước khi vào viếng. Ảnh: Hải Sơn.

Ban Tổ chức Lễ tang phân luồng người dân trước khi vào viếng. Ảnh: Hải Sơn.

 Tất cả cán bộ, người dân đến viếng Tổng Bí thư sẽ được xác minh danh tính qua bằng thẻ căn cước công dân có gắn chip quét qua máy QR code. Ảnh: Hải Sơn.

Tất cả cán bộ, người dân đến viếng Tổng Bí thư sẽ được xác minh danh tính qua bằng thẻ căn cước công dân có gắn chip quét qua máy QR code. Ảnh: Hải Sơn.

 Sau khi hoàn tất thủ tục, người dân sẽ tuân theo sắp xếp của bộ phận an ninh để vào viếng. Lực lượng an ninh, tình nguyện viên đang phải hoạt động hết công suất để hướng dẫn, phân luồng, duy trì trật tự để vào viếng Tổng Bí thư. Ảnh: Hải Sơn.

Sau khi hoàn tất thủ tục, người dân sẽ tuân theo sắp xếp của bộ phận an ninh để vào viếng. Lực lượng an ninh, tình nguyện viên đang phải hoạt động hết công suất để hướng dẫn, phân luồng, duy trì trật tự để vào viếng Tổng Bí thư. Ảnh: Hải Sơn.

Cụ Vũ Thị Len (86 tuổi, quê ở Hải Phòng) chia sẻ: "Nghe được tin Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần, tôi nói với các con hôm nay đưa lên thăm ông lần cuối để tiễn đưa ông về nơi an nghỉ cuối cùng. Tổng Bí thư là người hết lòng vì công việc, được người dân chúng tôi tin yêu, kính trọng. Ông lo cho việc nước, việc dân tới tận hơi thở cuối cùng. Người dân cả nước rất đau buồn về sự ra đi của ông. Chúc ông an giấc ngàn thu!". Sau khi được Ban Tổ chức hướng dẫn qua cửa ưu tiên, cụ Len đã vào bên trong viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Ảnh: Hải Sơn.

Cụ Vũ Thị Len (86 tuổi, quê ở Hải Phòng) chia sẻ: "Nghe được tin Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần, tôi nói với các con hôm nay đưa lên thăm ông lần cuối để tiễn đưa ông về nơi an nghỉ cuối cùng. Tổng Bí thư là người hết lòng vì công việc, được người dân chúng tôi tin yêu, kính trọng. Ông lo cho việc nước, việc dân tới tận hơi thở cuối cùng. Người dân cả nước rất đau buồn về sự ra đi của ông. Chúc ông an giấc ngàn thu!". Sau khi được Ban Tổ chức hướng dẫn qua cửa ưu tiên, cụ Len đã vào bên trong viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Ảnh: Hải Sơn.

 Bà Nguyễn Thị Vịnh (70 tuổi, ở thị trấn Lim, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh) cho biết, bà cùng đoàn hơn 20 người từ quê xuống làng Lại Đà để viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Tuy nhiên, do sơ suất, sáng nay đi vội bà để quên căn cước công dân trong túi khác ở nhà nên không được vào viếng. Vì vậy, bà được “cắt cử” trông 2 cháu nhỏ cùng đoàn cũng không được vào mà phải chờ ở ngoài cổng làng. Bà Vịnh chia sẻ: "Khi nghe tin bác Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần, tôi cùng các bà trong CLB dưỡng sinh của thôn đến viếng để tỏ lòng biết ơn ông với đất nước. Sáng nay chúng tôi đến Nhà tang lễ Quốc gia nhưng ở đó chưa cho người dân vào viếng nên mọi người về quê Đông Hội để viếng Tổng Bí thư lần cuối. Ông ra đi là sự mất mát lớn cho đất nước và người dân Việt Nam". Ảnh: Hải Sơn.

Bà Nguyễn Thị Vịnh (70 tuổi, ở thị trấn Lim, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh) cho biết, bà cùng đoàn hơn 20 người từ quê xuống làng Lại Đà để viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Tuy nhiên, do sơ suất, sáng nay đi vội bà để quên căn cước công dân trong túi khác ở nhà nên không được vào viếng. Vì vậy, bà được “cắt cử” trông 2 cháu nhỏ cùng đoàn cũng không được vào mà phải chờ ở ngoài cổng làng. Bà Vịnh chia sẻ: "Khi nghe tin bác Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần, tôi cùng các bà trong CLB dưỡng sinh của thôn đến viếng để tỏ lòng biết ơn ông với đất nước. Sáng nay chúng tôi đến Nhà tang lễ Quốc gia nhưng ở đó chưa cho người dân vào viếng nên mọi người về quê Đông Hội để viếng Tổng Bí thư lần cuối. Ông ra đi là sự mất mát lớn cho đất nước và người dân Việt Nam". Ảnh: Hải Sơn.

Các đoàn từ khắp nơi trên cả nước về viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Ảnh: Hải Sơn.

Các đoàn từ khắp nơi trên cả nước về viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Ảnh: Hải Sơn.

Hàng nghìn người dân xếp hàng dài xuyên trưa để đến lượt vào viếng người lãnh đạo cao nhất Đảng Cộng sản Việt Nam. Ảnh: Hải Sơn.

Hàng nghìn người dân xếp hàng dài xuyên trưa để đến lượt vào viếng người lãnh đạo cao nhất Đảng Cộng sản Việt Nam. Ảnh: Hải Sơn.

Hàng trăm phương tiện đưa người dân đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại bãi trông giữ xe cách khu vực tổ chức lễ tang khoảng chừng 1km. Ảnh: Hải Sơn.

Hàng trăm phương tiện đưa người dân đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại bãi trông giữ xe cách khu vực tổ chức lễ tang khoảng chừng 1km. Ảnh: Hải Sơn.

Người dân đến viếng được đưa đi bằng xe điện, cách cổng làng Lại Đà khoảng 500m. Ảnh: Hải Sơn.

Người dân đến viếng được đưa đi bằng xe điện, cách cổng làng Lại Đà khoảng 500m. Ảnh: Hải Sơn.

Hải Sơn

Nguồn Công Thương: https://congthuong.vn/cu-ba-86-tuoi-vuot-hon-100km-den-vieng-tong-bi-thu-nguyen-phu-trong-tai-que-nha-dong-hoi-334713.html