Cụ ông góa vợ U80 vay nặng lãi để cung phụng cho bạn gái trẻ nóng bỏng và cái kết
Ông cảm thấy vô cùng hạnh phúc vì được một cô gái trẻ đẹp, nóng bỏng chấp nhận yêu đương. Đến khi biết mình bị lừa, ông đau khổ đến mức suýt tự tử.
Theo Mirror, Simon Frost (75 tuổi), là một nha sĩ về hưu, cư trú tại thị trấn Soham, Cambridgeshire, nước Anh. Sau 10 năm sống trong cảnh góa vợ, tháng 2/2017, Frost gia nhập một trang web hẹn hò. Hai tháng sau, ông làm quen được cô gái tên Eva, đang sống tại Ghana.
Cụ ông 75 tuổi khi ấy đã hết sức sung sướng và hạnh phúc vì nghĩ rằng mình có được một cô bạn gái xinh đẹp, nóng bỏng. Thực ra, những bức hình của Eva gửi cho ông chính là hình của nữ diễn viên phim cấp 3 nhưng Frost không nhận ra.
Eva thậm chí còn có ý định kết hôn với ông. Trong các cuộc trò chuyện, Eva gọi ông là chồng, cô nàng bày tỏ ý định sinh con và mua nhà sống cùng ông ở Anh.
Vì quá tin tưởng "bạn gái ảo", ông Simon đã đều đặn gửi tiền và còn mua cả vé máy bay cho cô nàng đến Anh.
Lý do mà "bạn gái" Eva đưa ra là bản thân cần tiền giải quyết hồ sơ với tòa án để được thừa kế số tiền 5 triệu bảng Anh từ người bố đã mất. Do con tim lấn át lý trí, ông Simon đã gửi cho "bạn gái" 6.000 bảng tiền tiết kiệm, 3.000 bảng tiền trong thẻ tín dụng và 5.000 bảng tiền vay với mức lãi suất cắt cổ là 49%.
Chi phí vé máy bay cho "bạn gái" đến Anh là 1.600 bảng nhưng dĩ nhiên, Eva không hề lên máy bay và điện thoại cũng không liên lạc được. Đến tận lúc này, ông Simon mới biết mình đã bị lừa.
Đến lúc này cụ ông mới biết mình bị lừa. Ông cụ đau khổ đến mức suýt tự tử.
"Tôi đã quá tin những gì cô ấy nói. Tôi đã nghĩ chúng tôi sẽ có thể cùng nhau trả nợ rồi mua nhà sống với nhau. Nhưng rõ ràng là cô ấy hoàn toàn không có ý định ấy. Tôi cảm thấy bản thân thật cô đơn. Eva quá thông minh trong khi tôi lại là một 'con mồi' khá dễ dãi" - ông Simon chia sẻ.
Không chỉ tổn thương về mặt tinh thần, ông Simon còn phải đối mặt với món nợ khổng lồ. Tài khoản của ông bị khóa do những món tiền không rõ ràng gửi đến Ghana nên phải nhờ con gái phụ trả nợ. Trong suốt 2 năm tới, người đàn ông này phải trả mỗi tháng 598 bảng Anh (gần 18 triệu đồng).
Vì sao người già dễ mắc bẫy lừa tình trên mạng?
Có rất nhiều nguyên nhân khiến người cao tuổi trở thành con mồi dễ ăn của những kẻ trộm cắp tinh vi thời nay. Một trong những nguyên nhân gốc rễ của vấn đề là người già thường sống cô đơn và tách biệt - thực tế rất nhiều người già không được con cháu, người thân quan tâm sát sao. Chỉ cần một cuộc điện thoại chuyên nghiệp, từ một người có tính tình niềm nở có thể lừa gạt nạn nhân bằng những ngôn từ quan tâm, cảm giác gần gũi.
Một yếu tố rất quan trọng khác cần được xét đến là người già có xu hướng bị suy giảm nhận thức do tuổi cao, bệnh tật... Ít nhất một phần ba người từ 85 tuổi trở lên mắc chứng mất trí nhớ ở một số dạng, Forbes trích dẫn. Nghiên cứu cho thấy, bệnh Alzheimer có thể làm suy giảm khả năng phán đoán về tài chính đầu tiên trong giai đoạn mắc bệnh ban đầu.
Một luật sư chuyên về luật người cao tuổi ở thành phố Chicago thông tin: "Tôi đã chứng kiến nhiều người lớn tuổi thế chấp nhà, vay những khoản tiền lớn từ hàng xóm, rút hết tiết kiệm hưu trí để gửi tiền cho kẻ lừa đảo".
Ở Đông Nam Á, một nghiên cứu vào tháng 2 của Kaspersky đã chỉ ra gần một nửa người dùng từng là nạn nhân của các cuộc lừa tình qua mạng.
Mặc dù hầu hết số tiền lừa đảo trong các vụ việc này đều dưới 100 USD. Điều đáng chú ý, tỷ lệ nạn nhân tập trung vào 2 thế hệ lớn tuổi nhất: Baby Boomer (sinh trong giai đoạn 1946 - 1964) và Silent Generation (1918 - 1945) chiếm tới 33%. Trong khi đó, chỉ có 8% người dùng thuộc thế hệ GenZ cho biết họ bị mất 10.000 USD vì các vụ lừa đảo tình ái trên mạng.
Ông Chris Connell, Giám đốc điều hành Kaspersky khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, chia sẻ: "Càng trẻ, chúng ta càng tò mò và mạo hiểm. Đến khi về già, chúng ta có có quá nhiều thời gian và các khoản tiền tiết kiệm, tiền nghỉ hưu. Tội phạm công nghệ cao biết rõ đối tượng lớn tuổi sẽ cảm thấy cô đơn và mong muốn sự quan tâm vì họ không thể ra ngoài nhiều như thời còn trẻ".
Vậy bản thân người cao tuổi và gia đình của họ có thể làm gì để ngăn chặn nguy cơ mắc bẫy lừa đảo? Báo cáo của FTC cho thấy hình thức lừa đảo phổ biến nhất là qua điện thoại, thứ hai là qua những website trực tuyến. Do đó, chuyên gia khuyến cáo không tiếp những cuộc gọi quảng cáo, không chuyển tiền cho người lạ, không thanh toán dịch vụ gì bằng thẻ quà tặng...
Còn với gia đình có người cao tuổi, con cháu nên thường xuyên trò chuyện với cha mẹ, ông bà hàng ngày để họ chia sẻ khi có điều gì khác thường xảy đến như thông báo giải thưởng, trúng xổ số, bốc thăm may mắn, bưu kiện từ người lạ...
Bên cạnh đó, cách tốt nhất để giữ an toàn cho những khoản tiền của người lớn tuổi chính là giám sát hoạt động chi tiêu trực tuyến của họ. Những đứa con trưởng thành có thể là tuyến phòng thủ duy nhất của người cao tuổi trước hàng loạt bẫy lừa đảo tinh vi thời hiện đại.