Cụ ông nghỉ hưu nói lý do không tái hôn sau 2 lần hẹn hò thất bại: 'Thuê bảo mẫu còn an tâm hơn lấy vợ mới'

Sau hai lần hẹn hò đều kết thúc trong mệt mỏi, cụ ông 66 tuổi quyết định ngừng tìm kiếm người để tái hôn.

Tái hôn tuổi già: Kỳ vọng lớn, nhưng hiện thực đầy rào cản

Trong xã hội hiện đại, nhiều người cao tuổi mong muốn tái hôn để có bạn đời nương tựa lúc xế chiều.

Tuy nhiên, thực tế cho thấy việc tái hôn không dễ dàng như tưởng tượng, đặc biệt là với những người đã quen sống độc lập và có lối sống ổn định.

Ông Vĩnh, 66 tuổi, ở Trung Quốc từng có một sự nghiệp bận rộn và không dành nhiều thời gian cho gia đình.

Giờ đây, khi các con đều đã trưởng thành, ông sống một mình trong căn hộ rộng rãi.

Một thời gian, ông nghĩ đến việc tái hôn để có người bầu bạn, nhưng mọi thứ lại không diễn ra như kỳ vọng.

Trong xã hội hiện đại, nhiều người cao tuổi mong muốn tái hôn để có bạn đời nương tựa lúc xế chiều. Ảnh minh họa

Trong xã hội hiện đại, nhiều người cao tuổi mong muốn tái hôn để có bạn đời nương tựa lúc xế chiều. Ảnh minh họa

Từ bỏ ý định tái hôn sau hai lần hẹn hò thất bại

Ông từng thử tìm hiểu một vài người phụ nữ, nhưng sau hai lần hẹn hò không thành, ông nhận ra rằng việc tái hôn ở tuổi này thực sự không dễ.

Mỗi người đều có lối sống, thói quen và giá trị riêng, khiến việc hòa hợp trở nên vô cùng khó khăn.

"Ban đầu thì vui vẻ, nhưng chỉ sau vài tuần là mệt mỏi. Cứ phải tìm hiểu, nhường nhịn, rồi lại phát sinh mâu thuẫn vì những chuyện vụn vặt. Tôi kiệt sức cả thể chất lẫn tinh thần", ông chia sẻ.

Chọn bảo mẫu thay vì vợ: Quyết định nghe lạ nhưng lại hợp lý

Không muốn tiếp tục trải qua cảm giác mỏi mệt vì những lần hẹn hò, ông Vĩnh chuyển hướng: thuê một bảo mẫu bán thời gian.

Cô Tiểu Lý, người ông lựa chọn, không chỉ nấu ăn, dọn dẹp, chăm sóc nhà cửa mà còn trò chuyện, đi dạo cùng ông. Những khi ông đau ốm, cô sẵn sàng ở lại muộn để chăm sóc.

Tuy không sống qua đêm, nhưng cô Lý trở thành một phần quan trọng trong cuộc sống hàng ngày của ông.

Ông thẳng thắn: "Thuê một bảo mẫu sống cùng để làm bạn đồng hành hàng ngày còn thoải mái và an tâm hơn là tìm một người vợ để tái hôn. Tôi không cần tốn quá nhiều thời gian và sức lực để tìm hiểu đối tượng, cũng không phải lo lắng về những mâu thuẫn, tranh chấp do tính cách khác nhau. Tiểu Lý giống như người thân, cô ấy chăm lo cho cuộc sống hàng ngày của tôi và cũng trở thành một người bạn đồng hành của tôi."

Không muốn tiếp tục trải qua cảm giác mỏi mệt vì những lần hẹn hò, ông chuyển hướng thuê một bảo mẫu bán thời gian. Ảnh minh họa

Không muốn tiếp tục trải qua cảm giác mỏi mệt vì những lần hẹn hò, ông chuyển hướng thuê một bảo mẫu bán thời gian. Ảnh minh họa

Tái hôn không phải là con đường duy nhất để có tuổi già hạnh phúc

Tất nhiên, ông Vĩnh hiểu rõ rằng bảo mẫu không thể thay thế hoàn toàn một người bạn đời thực sự. Nhưng trong hoàn cảnh hiện tại, đây là lựa chọn phù hợp nhất với nhu cầu và mong muốn của ông.

Câu chuyện của ông Vĩnh phản ánh một thực tế đang dần phổ biến: Không phải ai cũng muốn hoặc có thể tái hôn ở tuổi già.

Đôi khi, một người đồng hành nhẹ nhàng, ít ràng buộc, dù là một bảo mẫu lại mang đến sự bình yên mà hôn nhân thứ hai chưa chắc đã có được.

Tái hôn tuổi xế chiều: Nên cân nhắc điều gì?

Việc tái hôn ở tuổi già không chỉ đơn thuần là chuyện tình cảm, mà còn liên quan đến tài chính, con cái, sức khỏe và sự thích nghi lối sống. Không có đáp án đúng – sai, chỉ có sự lựa chọn phù hợp nhất với hoàn cảnh và nhu cầu cá nhân.

Bách Hợp (t/h)

Nguồn GĐ&XH: https://giadinh.suckhoedoisong.vn/cu-ong-nghi-huu-noi-ly-do-khong-tai-hon-sau-2-lan-hen-ho-that-bai-thue-bao-mau-con-an-tam-hon-lay-vo-moi-172250713190236022.htm