Cục diện thương mại Mỹ - Trung – Bài 1: Chuyển dịch trước 'cơn bão'
Tổng thống đắc cử Mỹ ngày 25/11 vừa qua đã tuyên bố sẽ áp thuế thêm 10% đối với hàng hóa Trung Quốc vào ngày đầu tiên nhậm chức và tỷ lệ này có khả năng tiếp tục tăng.
Theo tờ The Economist, tỷ phú Howard Lutnick, ứng cử viên vị trí Bộ trưởng Thương mại Mỹ, không được biết đến nhiều ở Trung Quốc. Nếu được thông qua vị trí này, ông sẽ là người định hình các chính sách thương mại của Mỹ. Kể từ khi Tổng thống đắc cử Donald Trump công bố đề cử ông Lutnick vào vị trí Bộ trưởng Thương mại, các nhà đầu tư và các nhà quan sát chính sách Trung Quốc đều tìm kiếm thông tin để có thể có cái nhìn rõ nét hơn về việc liệu tỷ phú Lutnick sẽ thực hiện đề xuất của ông Trump áp mức thuế 60% đối với tất cả hàng nhập khẩu từ Trung Quốc hay không.
Tổng thống đắc cử Mỹ ngày 25/11 vừa qua đã tuyên bố sẽ áp thuế thêm 10% đối với hàng hóa Trung Quốc vào ngày đầu tiên nhậm chức và tỷ lệ này có khả năng tiếp tục tăng.
Các ứng viên cho những vị trí khác trong bộ máy chính quyền của ông Trump được biết đến nhiều hơn ở Trung Quốc. Ông Marco Rubio, người được chọn cho vị trí Ngoại trưởng, đã cố gắng buộc các công ty Trung Quốc hủy niêm yết trên các sàn giao dịch chứng khoán Mỹ và thuộc phe không thân thiết với Trung Quốc từ khi ông còn là thượng nghị sĩ. Ông Jamieson Greer, Đại diện Thương mại tương lai, là "kiến trúc sư" của
cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc
dưới nhiệm kỳ đầu tiên của ông Trump.
Trước những nhân vật như vậy, công thức đàm phán thương mại của Trung Quốc đang bắt đầu xuất hiện. Chính phủ Trung Quốc đã ban hành chính sách mới, trong đó tuyên bố dừng các khoản hoàn thuế đối với nhôm và đồng từ ngày 1/12/2024. Tiếp theo, các khoản hoàn thuế đối với pin và sản phẩm quang điện giảm từ 13% xuống 9%. Đây là một sự thay đổi đáng kinh ngạc.
Tiếp theo: Cục diện thương mại Mỹ - Trung – Bài cuối: Phản ứng của Trung Quốc