Cực hiếm cảnh 4 hộ vệ hạm Hải quân Việt Nam hội tụ trên Biển Đông

Hiếm là bởi vì thông thường các hoạt động huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu đội tàu Gepard 3.9 chỉ đi độc lập hoặc là theo cặp, ít khi cả 4 hộ vệ hạm khổng lồ của Hải quân Việt Nam ra biển cùng nhau.

Hình ảnh cực hiếm này được Báo Hải quân đăng tải trong bài viết "Lữ đoàn 162, Vùng 4: Chú trọng đảm bảo kỹ thuật cho những chuyến đi biển". Trong bức ảnh, có thể thấy rõ 3 trong 4 tàu hộ vệ Gepard 3.9 Đề án 11661E của Hải quân Việt Nam gồm: 011 Đinh Tiên Hoàng; 012 Lý Thái Tổ; 015 Trần Hưng Đảo. Ảnh: Báo Hải quân

Hình ảnh cực hiếm này được Báo Hải quân đăng tải trong bài viết "Lữ đoàn 162, Vùng 4: Chú trọng đảm bảo kỹ thuật cho những chuyến đi biển". Trong bức ảnh, có thể thấy rõ 3 trong 4 tàu hộ vệ Gepard 3.9 Đề án 11661E của Hải quân Việt Nam gồm: 011 Đinh Tiên Hoàng; 012 Lý Thái Tổ; 015 Trần Hưng Đảo. Ảnh: Báo Hải quân

Do biên đội tàu rất lớn, chụp ở góc này nên chúng ta chỉ thấy lấp ló “cột buồm” tàu 016 Quang Trung ngay cạnh tàu 015 Trần Hưng Đạo (lưu ý kĩ dấu tròn đỏ). Hiện cả 4 tàu chiến hơn 2.000 tấn của Việt Nam đều thuộc biên chế Lữ đoàn 162, Vùng 4 Hải quân, đóng tại quân cảng Cam Ranh chiến lược. Ảnh: Báo Hải quân

Do biên đội tàu rất lớn, chụp ở góc này nên chúng ta chỉ thấy lấp ló “cột buồm” tàu 016 Quang Trung ngay cạnh tàu 015 Trần Hưng Đạo (lưu ý kĩ dấu tròn đỏ). Hiện cả 4 tàu chiến hơn 2.000 tấn của Việt Nam đều thuộc biên chế Lữ đoàn 162, Vùng 4 Hải quân, đóng tại quân cảng Cam Ranh chiến lược. Ảnh: Báo Hải quân

Nhằm mục đích hiện đại hóa lực lượng hải quân, năm 2006 Việt Nam bắt đầu đặt hàng cặp tàu hộ vệ Gepard 3.9 đầu tiên vào tháng 5/2006. Tàu số 1 đặt ky ngày 10/7/2007, tàu số 2 đặt ky ngày 27/11/2017. Tháng 12/2010, tàu số 1 hoàn thành và hạ thủy, tháng 7 năm 2011 tàu số 2 được hạ thủy tại nhà máy đóng tàu Zelenodolsk, Cộng hòa Tartastan, Liên bang Nga. Ảnh: Báo Hải quân

Nhằm mục đích hiện đại hóa lực lượng hải quân, năm 2006 Việt Nam bắt đầu đặt hàng cặp tàu hộ vệ Gepard 3.9 đầu tiên vào tháng 5/2006. Tàu số 1 đặt ky ngày 10/7/2007, tàu số 2 đặt ky ngày 27/11/2017. Tháng 12/2010, tàu số 1 hoàn thành và hạ thủy, tháng 7 năm 2011 tàu số 2 được hạ thủy tại nhà máy đóng tàu Zelenodolsk, Cộng hòa Tartastan, Liên bang Nga. Ảnh: Báo Hải quân

Ngày 23/3/2011, tàu Gepard 3.9 đầu tiên của Việt Nam lúc này được đặt phiên hiệu và tên gọi là 011 Đinh Tiên Hoàng chính thức biên chế cho Lữ đoàn 162, Vùng 4 Hải quân. Ảnh: Báo Hải quân

Ngày 23/3/2011, tàu Gepard 3.9 đầu tiên của Việt Nam lúc này được đặt phiên hiệu và tên gọi là 011 Đinh Tiên Hoàng chính thức biên chế cho Lữ đoàn 162, Vùng 4 Hải quân. Ảnh: Báo Hải quân

5 tháng sau, tàu Gepard 3.9 thứ 2 mang tên 012 Lý Thái Tổ được biên chế cho Lữ đoàn 162. Đến thời điểm đó, đây là các tàu hộ vệ tên lửa hiện đại nhất của Hải quân Nhân dân Việt Nam. Ảnh: TTXVN

5 tháng sau, tàu Gepard 3.9 thứ 2 mang tên 012 Lý Thái Tổ được biên chế cho Lữ đoàn 162. Đến thời điểm đó, đây là các tàu hộ vệ tên lửa hiện đại nhất của Hải quân Nhân dân Việt Nam. Ảnh: TTXVN

Sau 2 năm sử dụng và khá ưng ý với tính năng kỹ chiến thuật tàu hộ vệ hơn 2.000 tấn do Nga thiết kế, tháng 9/2013 nhà máy Zelenodolsk đặt ky đóng mới tiếp cặp tàu hộ vệ Gepard 3.9 thứ 2 cho Việt Nam. Ảnh: Báo Hải quân

Sau 2 năm sử dụng và khá ưng ý với tính năng kỹ chiến thuật tàu hộ vệ hơn 2.000 tấn do Nga thiết kế, tháng 9/2013 nhà máy Zelenodolsk đặt ky đóng mới tiếp cặp tàu hộ vệ Gepard 3.9 thứ 2 cho Việt Nam. Ảnh: Báo Hải quân

Ngày 24/7/2016, chiếc tàu Gepard 3.9 thứ 3 được hạ thủy thành công, chiếc thứ 4 hạ thủy rất nhanh chỉ 1 tháng sau đó. Ngày 6/2/2018, Lữ đoàn 162 chính thức nhận biên chế cặp tàu Gepard 3.9 thứ hai mang tên 015 Trần Hưng Đạo và 016 Quang Trung. Ảnh: Báo QĐND

Ngày 24/7/2016, chiếc tàu Gepard 3.9 thứ 3 được hạ thủy thành công, chiếc thứ 4 hạ thủy rất nhanh chỉ 1 tháng sau đó. Ngày 6/2/2018, Lữ đoàn 162 chính thức nhận biên chế cặp tàu Gepard 3.9 thứ hai mang tên 015 Trần Hưng Đạo và 016 Quang Trung. Ảnh: Báo QĐND

So với cặp tàu đầu tiên, cặp tàu số 2 có kích thước lơn hơn một chút, ví dụ như lượng giãn nước toàn tải 2.200 tấn (cặp một chỉ là 2.100 tấn), cải tiến tốt hơn một chút về điện tử và nhất là khả năng chống ngầm. Trong quá trình chế tạo, không ít tờ báo Nga đã ca ngợi khả năng săn tàu ngầm cặp số 2. Ảnh: Báo Hải Quân

So với cặp tàu đầu tiên, cặp tàu số 2 có kích thước lơn hơn một chút, ví dụ như lượng giãn nước toàn tải 2.200 tấn (cặp một chỉ là 2.100 tấn), cải tiến tốt hơn một chút về điện tử và nhất là khả năng chống ngầm. Trong quá trình chế tạo, không ít tờ báo Nga đã ca ngợi khả năng săn tàu ngầm cặp số 2. Ảnh: Báo Hải Quân

Cụ thể, hai bên hông tàu Gepard 3.9 015-016 bố trí hai bệ phóng ngư lôi săn ngầm cỡ 533mm. Ngoài ra, trên tàu còn có hệ thống định vị thủy âm (sonar) tích hợp cho phép phát hiện các vật thể dưới mặt nước. Ảnh: Báo QĐND

Cụ thể, hai bên hông tàu Gepard 3.9 015-016 bố trí hai bệ phóng ngư lôi săn ngầm cỡ 533mm. Ngoài ra, trên tàu còn có hệ thống định vị thủy âm (sonar) tích hợp cho phép phát hiện các vật thể dưới mặt nước. Ảnh: Báo QĐND

Về cấu hình vũ khí còn lại của cả 4 tàu giống hệt nhau, các tàu đều trang bị pháo hạm AK-176M có thể chống mục tiêu mặt nước, trên không. Ảnh: Báo Hải Quân

Về cấu hình vũ khí còn lại của cả 4 tàu giống hệt nhau, các tàu đều trang bị pháo hạm AK-176M có thể chống mục tiêu mặt nước, trên không. Ảnh: Báo Hải Quân

Tổ hợp pháo – tên lửa phòng không tầm gần, tốc độ cao, phản ứng cực nhạy Palma-SU có tầm tác chiến 8-10km. Ảnh: haohanfw

Tổ hợp pháo – tên lửa phòng không tầm gần, tốc độ cao, phản ứng cực nhạy Palma-SU có tầm tác chiến 8-10km. Ảnh: haohanfw

Tổ hợp tên lửa chống hạm Kh-35 Uran-E với hai bệ phóng 8 quả đạn bố trí bắt chéo nhau giữa thân tàu. Ảnh: haohanfw

Tổ hợp tên lửa chống hạm Kh-35 Uran-E với hai bệ phóng 8 quả đạn bố trí bắt chéo nhau giữa thân tàu. Ảnh: haohanfw

Hai bệ pháo phòng không cao tốc AK-630M. Ảnh: haohanfw

Hai bệ pháo phòng không cao tốc AK-630M. Ảnh: haohanfw

Đuôi tàu đều có sân đỗ và hangar dã chiến cho trực thăng chống ngầm Ka-28. Ảnh: haohanfw

Đuôi tàu đều có sân đỗ và hangar dã chiến cho trực thăng chống ngầm Ka-28. Ảnh: haohanfw

Cấu hình radar trinh sát mặt nước – đường không, radar điều khiển hỏa lực, radar định vị cơ bản không khác nhau. Ảnh: haohanfw

Cấu hình radar trinh sát mặt nước – đường không, radar điều khiển hỏa lực, radar định vị cơ bản không khác nhau. Ảnh: haohanfw

Video thượng cờ cặp tàu hộ vệ Gepard 3.9 thứ 2 của Việt Nam. Nguồn: VTC1

Hoàng Lê

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: http://kienthuc.net.vn/quan-su/cuc-hiem-canh-4-ho-ve-ham-hai-quan-viet-nam-hoi-tu-tren-bien-dong-1271685.html