Cúm Tây Ban Nha - nguy hiểm hơn Thế chiến I

Một căn bệnh chết người bùng phát sau Thế chiến I đã giết chết khoảng 50 triệu người trên toàn cầu. Nỗi kinh hoàng này thúc đẩy nhận thức thế giới về sự cần thiết phải hành động tập thể chống lại các bệnh truyền nhiễm.

Một căn bệnh chết người bùng phát sau Thế chiến I đã giết chết khoảng 50 triệu người trên toàn cầu. Nỗi kinh hoàng này thúc đẩy nhận thức thế giới về sự cần thiết phải hành động tập thể chống lại các bệnh truyền nhiễm.

Giết nhiều người hơn Thế chiến I

Đúng vào ngày đình chiến năm 1918 (11-11) thế giới lại phải chiến đấu với trận chiến khác. Đó là sự hoành hành của đại dịch cúm Tây Ban Nha, trong đó giết chết gần gấp 3 lần so với 17 triệu binh sĩ và thường dân thiệt mạng trong Thế chiến I.

Chỉ trong mấy tháng, cúm Tây Ban Nha giết nhiều người hơn bất kỳ căn bệnh nào khác trong lịch sử. Mọi việc xảy ra nhanh chóng và bừa bãi. Theo Cơ quan lưu trữ quốc gia Mỹ, chỉ trong một năm, tuổi thọ trung bình tại Mỹ đã giảm 12 năm.

Ở nhiều nước, các cơ quan y tế công cộng nỗ lực chống bệnh, trong khi những nước khác từng trải qua chiến tranh tiến hành cách ly và các biện pháp khác nhằm ngăn chặn lây lan. Tuy nhiên, việc triển khai quân lớn và nhu cầu đi lại toàn cầu tăng đồng nghĩa với việc không một quốc gia nào có thể đơn phương chống lại cúm Tây Ban Nha.

Các công trình công cộng biến thành bệnh viện để điều trị cho bệnh nhân cúm Tây Ban Nha. Ảnh: BBC

Các công trình công cộng biến thành bệnh viện để điều trị cho bệnh nhân cúm Tây Ban Nha. Ảnh: BBC

Nhiệm vụ của Hội Quốc Liên

Sau Thế chiến I, an ninh toàn cầu là mối quan tâm lớn. Tại Hội nghị Hòa bình Paris năm 1919, quân Đồng minh rút về biên giới, lập nên các đế chế và thành lập tổ chức đầu tiên trên thế giới, Hội Quốc Liên, với nhiệm vụ chủ yếu là duy trì hòa bình.

Nhưng Hội Quốc Liên cũng là trung tâm phối hợp hợp tác quốc tế. Công tác phòng chống và kiểm soát dịch bệnh cũng là một trong những "mối quan tâm quốc tế" được liệt kê trong hiệp ước thành lập. Và rất nhanh chóng, từ những bài học rút ra sau dịch cúm Tây Ban Nha và các bệnh khác trên toàn cầu, Hội đặt nền móng cho hệ thống kiểm soát chăm sóc sức khỏe trên thế giới hiện nay.

Khi Hội Quốc Liên bắt đầu công việc, những cơn sóng tồi tệ nhất của cúm Tây Ban Nha đã qua. Tuy nhiên, các quốc gia ở Trung và Đông Âu lại bùng phát dịch bệnh khác - sốt phát ban. Hội kêu gọi hành động quốc tế nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh, thông qua kiểm tra, vệ sinh và cách ly. Dù khủng hoảng dịch bệnh vẫn còn nghiêm trọng, Hội đã làm hết mình để cứu sống rất nhiều người.

Hội cũng tham gia vào các nỗ lực đào tạo y tế đầu tiên trên toàn cầu, bao gồm các chương trình giáo dục bệnh sốt rét quy mô lớn và một nỗ lực phối hợp trong năm 1920 nhằm cải thiện chăm sóc y tế ở Trung Quốc.

Nền móng cho chăm sóc sức khỏe toàn cầu

Sức khỏe toàn cầu được cải thiện từ năm 1918 và có rất nhiều câu chuyện thành công. Bại liệt, một trong những loại bệnh nguy hiểm nhất của nhân loại, gần như được loại trừ nhờ vào sự nỗ lực phối hợp của các cơ quan LHQ và các tổ chức từ thiện cá nhân, như Quỹ Gates và Rotary.

Tuy nhiên, thách thức vẫn còn, ngoài sự bùng phát mạnh mẽ của Ebola hiện nay cũng như Cúm Tây Ban Nha gần một thế kỷ trước, y tế toàn cầu vẫn được xem là vấn đề phụ trong các chương trình nghị sự. Những báo cáo hiện nay về khả năng lây lan của Ebola đang đe dọa sức khỏe toàn cầu.

Các mối đe dọa từ các đại dịch chết người vẫn chưa được giải quyết một cách nhuần nhuyễn. Ngoài dịch bệnh, những con số thực sự gây sốc hầu như không được báo cáo. Chẳng hạn như, 7 triệu trẻ em chết mỗi năm do các bệnh có thể phòng ngừa.

An Bình
(Theo BBC)

Nguồn CAĐN: http://cadn.com.vn/news/122_121743_cum-tay-ban-nha-nguy-hiem-hon-the-chien-i.aspx