Cùn mòn cảm xúc, một bất lợi khi dùng thuốc chống trầm cảm
Một nghiên cứu mới cho thấy, thuốc escitalopram – một chất ức chế tái hấp thu chọn lọc serotonin trị trầm cảm, có thể làm cùn mòn cảm xúc…
Một nhóm các nhà khoa học Đại học Cambridge và Đại học Copenhagen đã tiến hành một nghiên cứu trên các tình nguyện viên khỏe mạnh để điều tra các tác động nhận thức của escitalopram (một thuốc nhóm SSRI), được bán dưới tên thương mại lexapro, trong vài tuần, cho thấy, escitalopram – một chất ức chế tái hấp thu chọn lọc serotonin trị trầm cảm có thể tác động tiêu cực đến tâm trạng và làm cùn mòn cảm xúc.
Những người tham gia dùng escitalopram ít phản ứng hơn với cả phản hồi tích cực và tiêu cực khi tìm hiểu về một nhiệm vụ, so với những người tham gia dùng giả dược.
Cùn mòn cảm xúc (emotional blunting) là một thuật ngữ đôi khi được sử dụng để mô tả sự hạn chế trong khả năng phản ứng cảm xúc của một người. Họ thậm chí có thể không trải qua bất kỳ cảm xúc nào để cảm nhận và những người bị cùn mòn cảm xúc có thể cho biết, họ cảm thấy tê liệt về mặt cảm xúc thay vì thể hiện cảm xúc ra ngoài.
Có nhiều lý do khiến một người có thể trải qua cảm xúc cùn mòn, bao gồm các thuốc tâm thần, sử dụng chất kích thích và mắc một số rối loạn sức khỏe tâm thần…
Các nghiên cứu tiếp theo là cần thiết để hiểu các cơ chế làm cùn cảm xúc liên quan đến SSRI. Để hiểu rõ hơn về cách escitalopram tác động đến não, TS. Langley và các đồng nghiệp đang lên kế hoạch cho một nghiên cứu kiểm tra dữ liệu về hình ảnh thần kinh liên quan đến các loại thuốc này.
Ngoài ra, Cơ quan Dịch vụ Y tế Quốc gia Anh (NHS) cho biết thêm, một số bất lợi của SSRI có thể bao gồm:
Cảm thấy kích động, run rẩy hoặc lo lắng
Khó tiêu và đau bụng
Tiêu chảy hoặc táo bón
Ăn mất ngon
Chóng mặt
Ngủ không ngon (mất ngủ), hoặc cảm thấy rất buồn ngủ
Nhức đầu
Giảm ham muốn tình dục
Khó đạt cực khoái khi quan hệ tình dục
Khó đạt được hoặc duy trì sự cương cứng (rối loạn cương dương)…
Những tác dụng phụ này sẽ cải thiện trong vòng vài tuần dùng thuốc. Tuy nhiên, một số có thể không biến mất.
Nếu gặp bất kỳ tác dụng phụ nào của thuốc, người bệnh cần trao đổi với bác sĩ để có cách ứng phó phù hợp. Người bệnh không được tự ý bỏ thuốc, vì nếu bỏ thuốc sẽ làm cho bệnh trầm cảm càng thêm trầm trọng.
Ngoài thuốc, liệu pháp hành vi nhận thức (CBT), tập thể dục thường xuyên có thể hữu ích cho người bệnh.
Nghiên cứu đã chỉ ra rằng khoảng 40-60% những người dùng SSRI để kiểm soát trầm cảm đều trải qua một số mức độ cảm xúc bị cùn mòn, phản ứng cảm xúc giảm dần đối với cả những sự kiện khó chịu và vui vẻ…