Cung đèo nào ở miền Bắc có tên nghĩa là sừng trời?

Nhìn từ xa, đèo trông giống như chiếc sừng mọc nhô lên chọc trời giữa núi rừng Tây Bắc. Vì thế tên gọi của đèo có nghĩa là 'Sừng Trời' – theo ngôn ngữ của tộc người Thái.

1. Tứ đại đỉnh đèo ở Việt Nam gồm các cung đèo nào?

icon

Pha Đin, Mã Pí Lèng, Khau Phạ, Mã Phục

icon

Pha Đin, Ô Quý Hồ, Mã Pí Lèng, Khau Phạ

icon

Ô Quý Hồ, Mã Pí Lèng, Mã Phục, Hải Vân

Câu trả lời đúng là đáp án B: Tứ đại đỉnh đèo bao gồm 4 đèo cao nhất Việt Nam: Đèo Mã Pí Lèng, Đèo Ô Quí Hồ, Đèo Khau Phạ và đèo Pha Đin. Gọi là tứ đại đỉnh đèo là vì đây là 4 con đèo cao nhất Việt Nam, và tất cả chúng đều năm trong các tỉnh thuộc miền núi phía Bắc Việt Nam. Gọi là tứ đại đỉnh đèo, nhưng điều đó không có nghĩa là đó là các con đèo đẹp nhất hay nguy hiểm nhất. Trong đó, Đèo Ô Quý Hồ cao 2.000 M dài 50 km Đèo Mã Pí Lèng cao 1.200 M dài 20 km Đèo Khau Phạ cao 1.300 M dài 35 km Đèo Pha Đin cao 1.648 M dài 32 km

2. Đèo nào vào top 10 cung đường được check-in nhiều nhất trên Instagram?

icon

Mã Pí Lèng

icon

Ngoạn Mục

icon

Hải Vân

Câu trả lời đúng là đáp án C: Đèo Hải Vân của Việt Nam nằm ở vị trí thứ 4 những điểm đến được check in nhiều nhất trên Instagram, bên cạnh những cái tên đình đám thế giới.

3. Cung đèo nào dài nhất Việt Nam?

icon

Mã Pí Lèng

icon

Ô Quý Hồ

icon

Hải Vân

Câu trả lời đúng là đáp án B: Đèo Ô Quý Hồ là cung đường đèo dài nhất Việt Nam với độ dài lên đến 50km ở trên tuyến quốc lộ 4D cắt ngang dãy Hoàng Liên Sơn.

4. Trong “Tứ đại đỉnh đèo” thì đèo nào được mệnh danh là vua đèo?

icon

Mã Pí Lèng

icon

Pha Đin

icon

Khau Phạ

icon

Ô Quy Hồ

Câu trả lời đúng là đáp án A: Nhắc đến những cung đèo đẹp ở Hà Giang mà bỏ qua đèo Mã Pì Lèng thì là một thiếu sót vô cùng to lớn. Đèo Mã Pì Lèng không chỉ là cung đèo đẹp nhất ở Hà Giang, mà còn thuộc 1 trong 4 cung đèo đẹp nhất Việt Nam, hay còn được mệnh danh là vua đèo. Đèo Mã Pì Lèng dài chừng 20km, với độ cao khoảng 1200m thuộc cao nguyên đá Đồng Văn, nổi tiếng là đèo quanh co, lắt léo, uốn lượn theo sườn núi, một bên là vách núi dựng đứng, một bên là vực sâu thăm thẳm.

5. Tên gọi đèo Mã Pì Lèng có nghĩa là gì?

icon

Sống mũi dê

icon

Lưng ngựa

icon

Sống mũi ngựa

Câu trả lời đúng là đáp án C: Đèo Mã Pì Lèng nằm trong quần thể công viên địa chất Đồng Văn (Hà Giang), nơi được công nhận là công viên địa chất toàn cầu. Mã Pì Lèng là tên gọi theo tiếng H'Mông, dịch ra nghĩa đen là sống mũi ngựa, với hàm ý đây là con đèo hiểm trở đến mức ngựa đi qua cũng phải bạt vía lạc hơi. Những năm cuối thập kỷ 50 của thế kỷ trước, chính phủ đã làm con đường mang tên Hạnh Phúc nối Hà Giang với hai huyện vùng cao là Mèo Vạc và Đồng Văn. Để làm con đường này, hàng chục nghìn nhân công từ các tỉnh khắp miền Bắc đã cùng tham gia. Riêng đoạn Mã Pì Lèng, do quá hiểm trở, nên khi đục từng cm đá để đặt nửa bàn chân vào tìm chỗ đứng, mỗi ngày có vài chục dân công được làm lễ truy điệu sống rồi treo mình trên dây thừng dòng từ cây cổ thụ xuống. Con đường hình thành vòng vèo quanh lưng núi, nơi có vực đá bên sông Nho Quế, hẻm vực sâu và hùng vĩ nhất Đông Nam Á. Hẻm vực sông Nho Quế sâu khoảng 800 m, đứt gãy địa chất này được hình thành vào kỷ Kainozoi, cách đây khoảng 32 triệu năm đến 15 triệu năm theo cơ chế trượt bằng trái. Cách đây khoảng 5 triệu năm, đứt gãy hoạt động theo cơ chế trượt bằng phải, tạo nên hẻm vực hiện nay. Hiện nay, Mã Pì Lèng là điểm đến không thể thiếu khi tham quan công viên địa chất toàn cầu.

6. Cung đèo nào nằm trên con đường Hạnh Phúc?

icon

Mã Phục

icon

Hải Vân

icon

Mã Pí Lèng

Câu trả lời đúng là đáp án C: Trên đỉnh đèo Mã Pí Lèng, cũng là nơi cao nhất của Đường Hạnh Phúc, hiện có một trạm dừng chân cho du khách ngoạn cảnh. Tại cung đường ở xã Pải Lủng có đặt "Bia Tưởng niệm Thanh niên Xung phong", ghi lại những dấu ấn trong quá trình xây dựng đường đèo.

7. Cung đèo nào ở miền Bắc có tên nghĩa là sừng trời?

icon

Khau Cọ

icon

Khau Liên

icon

Khau Phạ

Câu trả lời đúng là đáp án C: Nhìn từ xa, đèo Khau Phạ trông giống như chiếc sừng mọc nhô lên chọc trời giữa núi rừng Tây Bắc. Vì thế tên gọi của đèo có nghĩa là “Sừng Trời” – theo ngôn ngữ của tộc người Thái.

8. Đèo Cù Mông nằm ở ranh giới các tỉnh nào?

icon

Bình Định và Gia Lai

icon

Bình Định và Phú Yên

icon

Bình Định và Quảng Ngãi

Câu trả lời đúng là đáp án B: Đèo Cù Mông nằm trên Quốc lộ 1 ở ranh giới giữa tỉnh Bình Định và tỉnh Phú Yên. Đèo là một trong những đèo núi hiểm trở nhất Việt Nam. Đèo dài 7 km, từ Km 1239+00 đến Km 1247+470, độ cao của đỉnh đèo là 245 mét, độ dốc 9%.

Kết quả

Bạn hãy chăm chỉ hơn nhé!

điểm

Đỗ Hợp (t/h)

Nguồn Tiền Phong: https://tienphong.vn/cung-deo-nao-o-mien-bac-co-ten-nghia-la-sung-troi-post1466208.tpo