'Cung điện' gần 1.500 tuổi nào từng bị bỏ quên dưới nước?

'Cung điện' độc đáo được xây dựng từ gần 1.500 năm trước. Các nhà khảo cổ gọi đó là 'Cung điện bị bỏ quên dưới nước'. Nó nằm ở nước nào?

1. Yerebatan Cistern - "Cung điện bị bỏ quên dưới nước” nằm ở đâu?

icon

Anh

icon

Pháp

icon

Thổ Nhĩ Kỳ

Câu trả lời đúng là đáp án C: Yerebatan Cistern (Basilica Cistern) thực chất là bể chứa nước thời cổ bị bỏ quên dưới nước tại Thổ Nhĩ Kỳ. Bể chứa ngầm này, trong tiếng Hy Lạp, được gọi là "Vương cung thánh đường". Các nhà khảo cổ học ngày nay gọi là "Cung điện bị bỏ quên dưới nước".

2. Yerebatan Cistern được xây dựng năm bao nhiêu?

icon

531

icon

532

icon

533

Câu trả lời đúng là đáp án B: Yerebatan Cistern được xây dựng năm 532 dưới thời Hoàng đế Justinian I của Byzantine. Hoàng đế cổ đại này xây bể chứa nước để lưu trữ nước cho Đại Điện. Năm 1453, hệ thống hầm chứa nước bị lãng quên, khi thủ đô Constantinople rơi vào tay đế chế Ottoman. Năm 1545, nhà khảo cổ người Pháp Petrus Gyllius phát hiện “Cung điện dưới nước”.

3. “Cung điện” Yerebatan Cistern được xây dựng tại thành phố nào?

icon

Istanbul

icon

Besiktas

icon

Ankara

Câu trả lời đúng là đáp án A: Yerebatan Cistern được xây dựng tại thành phố Istanbul của Thổ Nhĩ Kỳ. Tại thành phố này, các nhà khoa học tìm được hàng trăm bể chứa nước, được thiết kế, xây dựng công phu, trong đó nổi tiếng nhất là bể Basilica Cistern. Không chỉ là hồ chứa nước thông thường, Basilica Cistern còn được mệnh danh “Cung điện bị đắm”, ẩn sâu dưới lòng đất, nơi thu hút rất đông du khách khi đến tham quan.

4. Basilica Cistern có chiều dài bao nhiêu m?

icon

140m

icon

143m

icon

145m

Câu trả lời đúng là đáp án B: “Cung điện” Basilica Cistern là bể chứa nước lớn nhất của thành phố Istanbul với chiều dài 143 m, ngang 70 m, chứa khoảng 80.000 m3.

5. Basilica Cistern được xây dựng từ loại đá nào?

icon

Hoa cương

icon

Mắc ma

icon

Cẩm thạch

Câu trả lời đúng là đáp án C: Công trình này được chống đỡ bởi 336 cột đá cẩm thạch, tạo nên những mái vòm đẹp chẳng khác nào giáo đường nổi tiếng tại châu Âu. Một số cột đá được tạc tượng đầu quỷ Medusa lộn ngược. Hiện tại, bể chứa nước Basilica Cistern là địa điểm tham quan du lịch nổi tiếng tại Istanbul. Để giúp du khách có thể chiêm ngưỡng những cột đá cẩm thạch, cũng như tượng đầu quỷ, năm 1990, chính quyền thành phố cho lắp đặt hệ thống bục gỗ trên một phần diện tích nước để làm khu vực đi lại bên trong bể chứa.

6. Istanbul của Thổ Nhĩ Kì là thành phố lớn nhất châu Âu?

icon

Đúng

icon

Sai

Câu trả lời đúng là đáp án A: Theo World Atlas, với dân số hơn 14 triệu người, diện tích hơn 5,3 nghìn km2 Istanbul chính là thành phố lớn nhất châu Âu. Đây cũng chính là một trong những thành phố lớn nhất thế giới.

7. Thành phố này có đặc điểm địa lý khác biệt nào?

icon

Nằm trên quần đảo

icon

Nằm trên 2 châu lục

icon

Nằm trên 7 quả đồi

Câu trả lời đúng là đáp án B: Không chỉ là thành phố lớn nhất châu Âu, Istanbul còn được biết đến là thành phố duy nhất trên thế giới trải dài trên 2 châu lục khác nhau gồm châu Á và châu Âu.

8. Istanbul còn được mệnh danh là thành phố…?

icon

Thành phố vàng

icon

Thành phố kim cương

icon

Thành phố Mèo

Câu trả lời đúng là đáp án C: Thành phố bị bỏ quên Istanbul còn được biết đến với biệt danh “thành phố mèo”. Thành phố này hiện có hơn 1 triệu con mèo sinh sống, là thành phố có nhiều mèo nhất thế giới.

Kết quả

Bạn hãy chăm chỉ hơn nhé!

điểm

Đỗ Hợp

Nguồn Tiền Phong: https://tienphong.vn/cung-dien-gan-1-500-tuoi-nao-tung-bi-bo-quen-duoi-nuoc-post1335440.tpo