Cung nữ khiếp sợ khi phải tắm cho Từ Hy Thái Hậu vì thói quen lạ lùng

Lịch sử ghi chép lại, mỗi lần tắm Từ Hy Thái Hậu dùng đến hàng trăm chiếc khăn để kỳ cọ làn da và vệ sinh khắp cơ thể.

Thời phong kiến, Hoàng đế luôn là người nắm trong tay địa vị và quyền lực tối cao, khiến tất cả phải quỳ lạy mỗi khi diện kiến. Nhằm duy trì huyết mạch hoàng thất, một vị vua đều được hầu hạ bởi dàn hậu cung đông đảo các phi tần mỹ nữ. Việc trở thành thê tử của nhà vua do đó là giấc mộng đổi đời của không ít nữ nhân trong thiên hạ. Bởi một khi đã tiến cung lục viện, cuộc đời họ một chốc sẽ vụt sáng sang trang mới đầy xa hoa phú quý, người hầu kẻ hạ.

Lịch sử ghi chép lại, khi triều đại nhà Thanh bất ổn, các nương nương trong hậu cung vẫn được hưởng những đãi ngộ "trên trời". Sự thật, hầu hạ các nương nương cũng khó khăn và gian nan bội phần, đặc biệt là những lần tắm rửa. Kinh hoàng nhất là Hiếu Khâm Hiển Hoàng hậu hay còn gọi là Từ Hy Thái Hậu.

Từ Hy Thái Hậu là phi tần của Thanh Văn Tông Hàm Phong Đế, sau này là Hoàng thái hậu nhiếp chính của triều đình nhà Thanh cùng với Từ An Thái hậu khi Đồng Trị Đế lên ngôi.

Từ Hy Thái Hậu là phi tần của Thanh Văn Tông Hàm Phong Đế, sau này là Hoàng thái hậu nhiếp chính của triều đình nhà Thanh cùng với Từ An Thái hậu khi Đồng Trị Đế lên ngôi.

Đương thời, bà là một người vô cùng kĩ tính và bị "ám ảnh" bởi một diện mạo xinh đẹp. Trong cung bà ở, các cung nữ hay nô tì không được phép sơ suất làm sai bất kể điều gì ảnh hưởng đến tinh thần và dung nhan của thái hậu. Đặc biệt, Từ Hy Thái Hậu rất khắt khe hơn về chuyện làm đẹp và tắm rửa. Các cung nữ và thái giám mỗi lần hầu hạ bà đi tắm là một lần trải qua ác mộng.

Đấng phi tần, mẫu hậu thời xưa thường đằm mình trong các bồn tắm lớn, yêu cầu một lượng nước nóng được phục vụ liên tục. Lượng cánh hoa thơm như hoa hồng được cho vào nước tắm nhằm ướp hương làn da cũng nhiều vô kể, ngốn hết không biết bao nhiêu ngân sách.

Đấng phi tần, mẫu hậu thời xưa thường đằm mình trong các bồn tắm lớn, yêu cầu một lượng nước nóng được phục vụ liên tục. Lượng cánh hoa thơm như hoa hồng được cho vào nước tắm nhằm ướp hương làn da cũng nhiều vô kể, ngốn hết không biết bao nhiêu ngân sách.

Theo hồi ức của thái giám Trung Quốc cuối cùng là Tôn Diệu Đình: "Phi tử hậu cung cực kỳ xa hoa. Trong tắm rửa họ chẳng bao giờ đụng tay vào việc gì. Từ việc cởi quần áo đến bước chân vào bốn đều do chúng tôi hầu hạ. Thời gian tắm của họ vô cùng lâu."

Theo ghi chép, Từ Hy vốn thích sạch sẽ nên luôn tắm rửa hàng ngày. Mỗi lần sẽ có 4 cung nữ chuyên đảm nhận việc tắm rửa cho Từ Hy chuẩn bị mọi thứ từ ghế ngồi, bồn tắm, khăn mặt cho đến xà phòng, nước hoa. Ghế ngồi của Từ Hi được tạo từ những tảng đá lớn, dưới chân khắc hình rồng. Bồn tắm của bà được làm bằng bạc và phân biệt rất rõ ràng: một cái dùng cho nửa người trên, một cái dùng cho nửa người dưới. Khăn tắm gồm 100 cái mới tinh được làm từ tơ lụa thêu hình rồng bằng chỉ vàng, hình dáng các con rồng không được thêu trùng nhau.

Công cuộc tắm rửa sẽ diễn ra khoảng vài tiếng, bắt đầu từ khuôn mặt. Sẽ có riêng một cung nữ chuyên làm nhiệm vụ rửa mặt cho Từ Hy Thái hậu. Sau khi lau sạch má của Từ Hy, cung nữ sẽ dùng khăn ấm, đặt lên má và trán của Thái hậu để làm lỗ chân lông nở ra, giúp da căng mịn giảm nếp nhăn.

Bộ móng dài giá trị của Từ Hy phải tốn mất 3-4 chậu nước nóng để làm sạch.

Bộ móng dài giá trị của Từ Hy phải tốn mất 3-4 chậu nước nóng để làm sạch.

Tiếp theo sẽ là làm sạch tay. Một người quỳ dưới đất, 2 tay nâng chậu nước giơ lên cho vừa tầm tay của Thái hậu. Cung nữ sẽ dùng một chậu nước ấm bằng bạc, dùng khăn mới nhúng vào nước ấm, bọc tay Từ Hi rồi mới đưa 2 tay bà bỏ vào chậu nước. Ngâm đến khi nước chuyển lạnh thì đổi sang chậu nước mới. Thông thường phải ngâm từ 3 - 4 chậu nước ấm thì công việc này mới xong.

Sau cùng là công đoạn tắm và tẩy da chết. Đầu tiên những cung sẽ trải vải dầu khắp sàn để nước không dây ra. 4 cung nữ sẽ đứng 4 phía vây quanh Từ Hy, mỗi người sử dụng 25 cái khăn để lau sạch cơ thể cho Thái hậu. Bà kĩ tính đến độ bắt từng người kì cọ sạch sẽ bằng những chuyển động tròn, nhỏ. Khăn phải được thấm nước ấm để không làm xây xước làn da của mẫu nghi. Khăn dùng xong không được nhúng lại vào bồn nước mà phải vứt đi để sau khi thái hậu tắm xong thì nước trong bồn vẫn trong veo như chưa từng dùng đến. Những chiếc khăn này sau đó cũng bị xử lý vì Từ Hy Thái hậu không thích dùng lại những thứ đã vấy bẩn.

Thế nhưng sự thực là vị Thái hậu này vốn chẳng để tâm tới việc "công cuộc" tắm rửa của mình tốn kém biết bao nhiêu sức người, sức của. Vì vậy mà thói sống xa hoa, phung phí ấy cứ tiếp diễn tới tận lúc bà qua đời.

Thế nhưng sự thực là vị Thái hậu này vốn chẳng để tâm tới việc "công cuộc" tắm rửa của mình tốn kém biết bao nhiêu sức người, sức của. Vì vậy mà thói sống xa hoa, phung phí ấy cứ tiếp diễn tới tận lúc bà qua đời.

Mỗi lần tắm của các phi tử đều cần rất nhiều sự góp sức hầu hạ từ các cung nữ.

Mỗi lần tắm của các phi tử đều cần rất nhiều sự góp sức hầu hạ từ các cung nữ.

Thực tế cho thấy, làn da phụ nữ rất mong manh. Thời xưa khi chưa xuất hiện các loại mỹ phẩm hay sữa tắm có công dụng làm sạch sâu và tẩy tế bào chết, người ta thường phải dùng đến các biện pháp tắm rửa thủ công với các công cụ thô sơ.

Đá kỳ tắm là một trong những công cụ dễ tìm và linh hoạt nhất thời bấy giờ. Người ta thường tìm ra những con suối và nhặt nhạnh những hòn đá có bề mặt nhẵn nhất, cầm gọn trong lòng bàn tay. Dùng đá kỳ mỗi lần tắm giúp người xưa tẩy đi lớp bụi bẩn, lớp da chết và đồng thời là biện pháp triệt lông thủ công của các chị em.

Đá kỳ tắm là một trong những công cụ dễ tìm và linh hoạt nhất thời bấy giờ. Người ta thường tìm ra những con suối và nhặt nhạnh những hòn đá có bề mặt nhẵn nhất, cầm gọn trong lòng bàn tay. Dùng đá kỳ mỗi lần tắm giúp người xưa tẩy đi lớp bụi bẩn, lớp da chết và đồng thời là biện pháp triệt lông thủ công của các chị em.

Ngoài ra, người xưa còn dùng dây thừng được tết từ sợi vải bố để kỳ ghét ở lưng. Hay trồng mướp già, sau đó phơi khô và lấy phần xơ cứng để dùng làm công cụ kỳ cọ mỗi lần tắm rửa. Cho đến tận ngày nay, người ta vẫn còn ứng dụng xơ mướp như một công cụ an toàn và thân thiện với môi trường.

Ngoài ra, người xưa còn dùng dây thừng được tết từ sợi vải bố để kỳ ghét ở lưng. Hay trồng mướp già, sau đó phơi khô và lấy phần xơ cứng để dùng làm công cụ kỳ cọ mỗi lần tắm rửa. Cho đến tận ngày nay, người ta vẫn còn ứng dụng xơ mướp như một công cụ an toàn và thân thiện với môi trường.

Bên cạnh đó, bạn có thể học hỏi Từ Hy Thái Hậu dùng khăn tắm để tẩy da chết dựa vào những lưu ý sau:

Bạn cần chọn cho mình loại khăn phù hợp với làn da của mình. Tuy khăn tắm an toàn với da, nhưng cũng có nhiều loại được làm từ chất liệu thô cứng gây xây xước làn da.

Bạn cần chọn cho mình loại khăn phù hợp với làn da của mình. Tuy khăn tắm an toàn với da, nhưng cũng có nhiều loại được làm từ chất liệu thô cứng gây xây xước làn da.

Sau khi thực hiện làm sạch da với các bước căn bản như tẩy trang, rửa sữa rửa mặt. Bạn thực hiện nhúng khăn vào nước ấm sau đó xoa nhẹ lên làn da, bắt đầu từ vùng trán, sau đó xuống vùng má. Cách này thực hiện tương tự được với làn da body.

Tóc Vàng

Nguồn Phụ Nữ VN: https://phunuvietnam.vn/cung-nu-khiep-so-khi-phai-tam-cho-tu-hy-thai-hau-vi-thoi-quen-la-lung-512020110135750930.htm