Cúng ông Táo ở Việt Nam khác Hàn Quốc, Trung Quốc như thế nào?
Không chỉ Việt Nam, một số quốc gia đón Tết Âm lịch như Trung Quốc, Hàn Quốc… cũng có tục lệ cúng ông Táo (thần bếp).
1. Theo sự tích Táo quân, người chồng đầu tiên tên là gì?
A. Trọng Cao
Theo “Sự tích Táo quân”, Trọng Cao và Thị Nhi là hai vợ chồng lâu năm nhưng không có con, nên sinh ra buồn phiền, hay cãi cọ nhau. Một hôm, Trọng Cao giận quá, đánh vợ. Thị Nhi bỏ nhà ra đi, sau đó thành vợ của Phạm Lang. Phần Trọng Cao, khi nguôi giận lại hối hận, rời nhà đi tìm vợ. Lâu dần tiêu hết tiền, Trọng Cao đành phải đi ăn xin.Một hôm, Trọng Cao tình cờ xin ăn đúng nhà Thị Nhi. Phạm Lang đi vắng, Thị Nhi thương xót rước Trọng Cao vào nhà, nấu cơm mời chồng cũ. Khi Phạm Lang trở về, Thị Nhi bảo Trọng Cao trốn trong đống rơm ngoài vườn để tránh tai tiếng. Không may, Phạm Lang đốt rơm lấy tro bón ruộng, vô tình thiêu chết Trọng Cao. Thấy vậy, Thị Nhi lao vào đống rơm đang cháy chết theo. Phạm Lang thương vợ cũng nhảy theo. Ngọc Hoàng thương cảm 3 người sống tình nghĩa, nên phong cho họ làm thần bếp, gọi chung là Định phúc Táo quân.
B. Phạm Lang
C. Trịnh Huyền
2. Người vợ trong “Sự tích Táo quân” được Ngọc Hoàng phong cho chức vụ gì?
A. Thổ Công
B. Thổ Địa
C. Thổ Kỳ
Trong “Sự tích Táo quân”, “2 ông, 1 bà” sau khi được Ngọc Hoàng phong làm Định phúc Táo quân, lại có những nhiệm vụ khác nhau: Phạm Lang là Thổ Công trông coi việc trong bếp, Trọng Cao là Thổ Địa trông coi việc trong nhà, còn Thị Nhi là Thổ Kỳ trông coi việc chợ búa.
3. Ở miền Nam, cúng ông Táo diễn ra vào thời điểm nào?
A. Muộn nhất 12h trưa ngày 23 tháng Chạp
B. Đêm 22, rạng ngày 23 tháng Chạp
C. 20h – 23h ngày 23 tháng Chạp
Người dân ở miền Nam thường làm lễ cúng ông Táo vào buổi tối, từ 20h đến 23h ngày 23 tháng Chạp. Họ quan niệm, vào cuối ngày, sau khi cả gia đình đã dùng xong bữa tối, không còn nấu nướng và dùng đến bếp nữa thì mới được tiễn ông Táo lên thiên đình gặp Ngọc Hoàng.
4. Tục cúng tượng đất Táo quân là của vùng miền nào?
A. Miền Bắc
B. Miền Trung
Một số vùng như Thừa Thiên – Huế, Quảng Nam… có tục cúng tượng đất Táo quân. Những bức tượng ông Táo được người dân mua về trưng trong gian bếp suốt cả năm, với niềm tin về sự may mắn và đủ đầy. Đến ngày 23 tháng Chạp, gia chủ mua tượng mới, đặt cạnh tượng cũ rồi dọn đầy đủ đồ cúng, hoa tươi và trái cây.
C. Miền Nam
5. Đâu không phải tên làng nghề làm tượng ông Táo?
A. Yên Thái
Làng Yên Thái (Quảng Bình) nổi tiếng với nghề sản xuất các loại giấy, bao gồm giấy sắc phong (viết sắc lệnh của hoàng gia) và giấy lệnh (viết lệnh của vua). Trong khi đó, làng Địa Linh (xã Hương Vinh, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế) là ngôi làng duy nhất ở Thừa Thiên Huế còn làm tượng ông Công, ông Táo. Làng gốm Thanh Hà (thành phố Hội An) là địa chỉ duy nhất sản xuất tượng ông Táo ở Quảng Nam.
B. Địa Linh
C. Thanh Hà
6. Gia đình có trẻ em, mâm cúng ông Táo cần có gì?
A. Gà luộc
Với những gia đình có trẻ em, người Việt chuẩn bị mâm cúng ông Công, ông Táo có một con gà luộc. Gà luộc này phải thuộc loại gà cồ mới tập gáy (tức gà mới lớn) để ngụ ý nhờ Táo quân xin với Ngọc Hoàng cho đứa trẻ sau này lớn lên có nhiều nghị lực và sinh khí hiên ngang như con gà cồ.
B. Chân giò luộc
C. Chè kho
7. Điều gì kiêng kỵ trong lễ cúng ông Công, ông Táo?
A. Làm mâm cúng ở hai nơi, bếp và bàn thờ tổ tiên
B. Thả cá chép từ trên cao xuống
Theo Thượng tọa Thích Đức Thiện - Phó Chủ tịch, Tổng thư ký Hội đồng trị sự, Giáo hội Phật Giáo Việt Nam, phóng sinh cá đúng cách mang ý nghĩa công đức rất lớn. Tuy nhiên, người dân nên chú ý, khi thả cá nên dùng tay từ từ nghiêng miệng túi nilon hoặc đồ đựng cá xuống nước, để cá tự bơi ra; hoặc đặt cá vào lòng bàn tay, thả nhẹ nhàng xuống nước. Tuyệt đối không đứng ở thành cầu hay các điểm trên cao ném cá xuống. Hành động thể hiện sự thiếu tôn trọng, đồng thời có thể khiến cá chép không sống được.
C. Nổi lửa để bếp cháy đỏ trước khi bày mâm cỗ
8. Hàn Quốc cúng ông Táo vào ngày bao nhiêu?
A. 23 tháng Chạp
B. 25 tháng Chạp
C. 29 tháng Chạp
Người Hàn Quốc cũng có ngày lễ cúng ông Công, ông Táo nhưng không phải là ngày 23 tháng Chạp như người Việt mà vào ngày 29 tháng Chạp. Thần bếp của người Hàn gọi là Jowangsin - nữ thần mang dáng hình của nước, bà có mặt để giúp các gia đình người Hàn rửa trôi đi mọi sự đen đủi đến đón chào những may mắn, an lành trong năm mới. Jowangsin tồn tại trong một chén nước nhỏ, được các gia đình đặt dưới bếp. Chén nước này sẽ được thay thường xuyên vào ngày mồng 1 và rằm hàng tháng. Vào ngày 29 tháng Chạp hàng năm, người Hàn cũng sắm sửa một bữa cơm cúng bao gồm hoa quả và các loại bánh gạo rán để tỏ lòng tôn kính đến vị thần Jowangsin.
9. Theo tín ngưỡng của người Trung Quốc, ông Táo cưỡi gì về Trời?
A. Cá chép
B. Ngựa
Người Trung Quốc tin rằng ông Táo khi về Trời sẽ cưỡi ngựa. Ngày cúng Táo quân, họ thường đốt ngựa giấy, còn bày biện thêm đồ cúng là nước uống và cỏ khô để ngựa ăn uống trên đường.
C. Mây
10. Đâu là món không thể thiếu trong mâm cúng ông Táo của người Trung Quốc?
A. Kẹo
Theo quan điểm từ dân gian xưa còn truyền lại, người Trung Quốc tin rằng, bánh ngọt hay kẹo làm từ mạch nha khiến ông Táo vui vẻ, chỉ “nói ngọt” những điều dễ nghe. Còn bánh nian gao là loại bánh là từ gạo nếp vừa dẻo vừa ngọt khiến ông Táo bị “dính chặt miệng”, không thể bẩm báo những “điều xấu” với Ngọc Hoàng. Tục lệ bôi mật ong hay mạch nha lên miệng ông Táo khi thờ cúng vào ngày này cũng xuất phát từ quan niệm đó.
B. Trái cây
C. Bánh bao
Số câu trả lời đúng