Cung ứng đủ điện cho phát triển kinh tế - xã hội
Trên cơ sở những đề xuất của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) và được sự đồng ý của Chính phủ tại Nghị quyết số 41/NQ-CP ngày 9-4, phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3, Bộ Công thương đã chính thức đưa ra các phương án giảm giá điện từ ngày 16-4. Việc giảm giá điện lần này thể hiện nỗ lực rất lớn của EVN khi hoạt động sản xuất, kinh doanh trong quý I không thuận lợi, tình hình khí tượng thủy văn diễn biến bất thường, lượng nước về các hồ thủy điện kém, thiếu hụt nghiêm trọng lượng điện từ thủy điện. Do đó, từ đầu năm đến nay, EVN phải huy động nguồn điện dầu, giá thành cao với sản lượng 1,05 tỷ kW giờ, tăng khoảng 1 tỷ kW giờ.
Trên cơ sở những đề xuất của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) và được sự đồng ý của Chính phủ tại Nghị quyết số 41/NQ-CP ngày 9-4, phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3, Bộ Công thương đã chính thức đưa ra các phương án giảm giá điện từ ngày 16-4. Việc giảm giá điện lần này thể hiện nỗ lực rất lớn của EVN khi hoạt động sản xuất, kinh doanh trong quý I không thuận lợi, tình hình khí tượng thủy văn diễn biến bất thường, lượng nước về các hồ thủy điện kém, thiếu hụt nghiêm trọng lượng điện từ thủy điện. Do đó, từ đầu năm đến nay, EVN phải huy động nguồn điện dầu, giá thành cao với sản lượng 1,05 tỷ kW giờ, tăng khoảng 1 tỷ kW giờ.
Trong bối cảnh cả hệ thống chính trị và nhân dân cả nước đang tập trung công tác phòng, chống dịch Covid-19, đồng thời chuyển sang trạng thái bình thường mới, EVN và các đơn vị đã và đang tập trung thực hiện nhiệm vụ kép: thực hiện tốt phòng, chống dịch và duy trì ổn định hoạt động sản xuất, kinh doanh. Do đó, việc giảm giá điện lần này sẽ tác động lớn đến thu ngân sách và tình hình hoạt động của EVN. Mặc dù vậy, EVN cũng khuyến cáo, trong các tháng cao điểm mùa nắng nóng, nhu cầu sử dụng điện tăng cao, cho nên người dân, doanh nghiệp cần nâng cao ý thức sử dụng điện tiết kiệm, hiệu quả. Đồng thời, từ nay đến cuối năm, EVN sẽ cố gắng đưa ra phương thức vận hành hệ thống điện hợp lý để tiết kiệm chi phí; rà soát lại các khoản chi tiêu hợp lý hơn.
Để bảo đảm duy trì ổn định hệ thống, cung ứng đủ điện cho phát triển kinh tế - xã hội, EVN đã đề ra nhiều giải pháp quyết liệt. Theo đó, yêu cầu Trung tâm Điều độ hệ thống điện quốc gia thực hiện huy động tối ưu các nguồn điện, nhất là trong mùa khô 2020 để giảm chi phí mua điện trên toàn hệ thống và trên thị trường; liên tục cập nhật tình hình thủy văn, phụ tải, nhiên liệu... để tính toán kế hoạch huy động nguồn. Các đơn vị phát điện bảo đảm đủ nhiên liệu, độ khả dụng, vận hành an toàn các tổ máy theo yêu cầu điều độ, hoàn thành vượt mức kế hoạch sản lượng. Phối hợp cùng EVN nghiên cứu ảnh hưởng của giá than thế giới, tình hình dịch bệnh đối với nền kinh tế, đề xuất phương án làm việc với các đối tác cung cấp nhiên liệu than về giảm giá bán cho các nhà máy điện. Các đơn vị phải rà soát kế hoạch sửa chữa, ưu tiên các hạng mục cần thiết. Tiết kiệm chi phí, phấn đấu vượt kế hoạch lợi nhuận đăng ký. Tổng công ty Truyền tải điện quốc gia (EVNNPT) phải bám sát địa phương trong việc giải quyết vướng mắc về giải phóng mặt bằng, đẩy nhanh tiến độ thi công, đưa vào vận hành các công trình lưới điện truyền tải trọng điểm theo kế hoạch, vận hành an toàn lưới điện truyền tải; làm việc với các tổ chức tín dụng để giảm lãi suất các khoản vay cho các dự án điện; tạm giao chi phí sửa chữa lớn năm 2020 bằng 80% so kế hoạch năm. Các Tổng công ty Điện lực cần tiếp tục xây dựng các phương án giảm tổn thất điện năng, liên tục rà soát bảo đảm đầu tư có hiệu quả. Không thực hiện mua sắm, trang bị mới đối với các hạng mục chưa cấp bách. Chưa triển khai thay thế lắp đặt đồng hồ đo điện điện tử, tiếp tục sử dụng đồng hồ đo điện cơ trong năm 2020 và chỉ lắp đặt đồng hồ đo điện điện tử đối với khách hàng phát triển mới theo đúng đối tượng nếu thấy cần thiết...