Cuộc chiến chống virus Ebola: miễn dịch từ bản thân

Tuần trước, hai bệnh nhân Mỹ nhiễm virus Ebola đã hồi phục và xuất viện. Điều này khiến các bác sĩ cho rằng họ có thể miễn dịch đối với chủng virus này và tạo nên một giải pháp tích cực trong việc xử lý chủng virus gây chết người này.

TS. Bruce Ribner, Trưởng khoa dịch bệnh lây nhiễm tại Bệnh viện Đại học Emory (Atlanta) cho biết: “Đây là bằng chứng dịch tễ học quan trọng cho thấy khi một cá nhân chống đỡ được sự lây nhiễm virus Ebola, cá nhân này có khả năng miễn dịch”.

Bệnh nhân từ vùng dịch được cứu chữa

Các bác sĩ Kent Brantly và Nancy Writebol bị nhiễm virus Ebola khi đang chăm sóc các bệnh nhân nhiễm Ebola tại Tây Phi. Họ đã được điều trị bằng thuốc thử nghiệm và được chuyển về Mỹ, nơi họ đã hồi phục sức khỏe. Kent Brantly xuất viện vào ngày 21-8.

Sau khi tiến hành các xét nghiệm, các bác sĩ tại Bệnh viện Đại học Emory thuộc CDC khẳng định Brantly đã thoát khỏi bệnh dịch virus Ebola và có thể tiếp tục cuộc sống mà không bị các sức khỏe đe dọa.

Brantly thổ lộ: phát biểu: “Hôm nay là một ngày đặc biệt. Tôi hạnh phúc vì còn sống, khỏe mạnh và được đoàn tụ với gia đình”. Trước đó, một bệnh nhân khác, Nancy Writebol, đã được xuất viện vào ngày 19-8.

Cả Writebol và Brantly đều bị nhiễm virus Ebola khi đang điều trị cho các bệnh nhân ở khu vực bùng phát Ebola tại Tây Phi. Họ đã được chuyển về Mỹ để điều trị và trở thành các bệnh nhân nhiễm Ebola đầu tiên của nước này.

Các thông tin hạn chế về virus Ebola, đặc biệt là ở Mỹ, đã tạo ra mối lo ngại về việc đem bệnh nhân bị lây nhiễm về điều trị. Ribner cho biết: “Chúng tôi biết rằng sẽ có nhiều lo ngại… Tuy nhiên, chúng tôi không thể để các mối lo ngại ngăn cản hành động. Chúng tôi phải làm tất cả những gì có thể”.

Ông cho biết các bác sĩ đã sáng suốt và đạt được thành công trong việc điều trị hai bệnh nhân nói trên. Chính điều này, như Ribner thừa nhận, đã giúp thế giới hiểu hơn về Ebola và đem lại hy vọng cho các bệnh nhân nhiễm Ebola ở các quốc gia khác. Chẳng hạn, các khó khăn về cơ sở vật chất y tế ở Tây Phi có thể ngăn cản các bác sĩ sử dụng các biện pháp điều trị hiệu quả đối với virus Ebola trên cơ thể như sự bất thường của lượng chất lỏng và máu

Tháng 10-2013, Brantly đã tới Liberia để làm việc trong một tổ chức từ thiện có tên Samaritan's Purse trước khi dịch Ebola bùng phát. Ông cho biết: “Do nhiệm vụ y tế, tôi không bao giờ tưởng tượng mình sẽ rơi vào tình cảnh này”.

Brantly kể: “Vào tháng 3, khi nhận được tin Ebola đã xuất hiện ở Guinea và lan sang Liberia, chúng tôi đã chuẩn bị cho điều tồi tệ nhất. Bệnh nhân nhiễm Ebola đầu tiên đã được chuyển đến trung tâm vào tháng 6 và số bệnh nhân tăng đột biến vào những tuần tiếp theo. Chúng tôi đã thực hiện các dự phòng để bảo vệ bản thân trước sự tấn công của dịch bệnh chết người này”.

Tuy nhiên, vào ngày 23-7, Brantly bắt đầu cảm thấy xuống sức: “Tôi thức dậy khi cảm nhận rõ thể trạng và cuộc sống trở nên tồi tệ hơn”. Đầu tháng 8, cả Brantly và Witebol được sơ tán khỏi châu Phi và bay tới Atlanta, nơi một nhóm y tế sẽ tiếp nhận và điều trị họ.

Cả hai là những người đầu tiên được điều trị bằng thuốc đặc trị cho Ebola nhưng không chắc chắn rằng nó sẽ giúp họ hồi phục bởi chưa có tiền lệ thành công trong việc sử dụng loại thuốc này. Ribner nói: “Thành thực thì chúng tôi không biết có thể giúp gì cho họ. Loại thuốc sẽ không tạo ra khác biệt hoặc chí ít về mặt lý thuyết, nó có thể trì hoãn khả năng hồi phục của họ”.

Đây cũng là trường hợp khó dự đoán Brantly và Writebol đã nhiễm virus như thế nào cho dù đã thực hiện các biện pháp dự phòng. Brantly cho biết ông và gia đình sẽ chia sẻ câu chuyện sau khi đoàn tụ và hồi phục hoàn toàn.

Dinh dưỡng và miễn dịch tốt là phương thuốc hữu hiệu nhất

Virus Ebola qua kính hiển vi.

Virus Ebola qua kính hiển vi.

Các xét nghiệm cho thấy cả hai bệnh nhân này đều không còn nhiễm virus Ebola sau ba tuần điều trị tại bệnh viện. Giả sử Brantly và Writebol tiếp tục hồi phục, họ sẽ không bị nhiễm Ebola nếu quyết định trở lại châu Phi. Ribner khẳng định: “Họ sẽ không gặp nguy cơ lây nhiễm nếu tiếp tục chăm sóc các bệnh nhân nhiễm Ebola trong suốt quá trình điều trị”.

Nghiên cứu các mẫu máu lấy từ các bệnh nhân nhiễm Ebola còn sống trong vài năm sau khi nhiễm virus cho thấy các bệnh nhân này đã tự phát triển các kháng thể để cô lập hóa virus Ebola. Kết luận này gợi mở khả năng các bệnh nhân vẫn sống sau nhiễm Ebola miễn dịch với căn bệnh này và sẽ không bị lây nhiễm nữa.

Tuy nhiên, không ai được xét nghiệm cho thấy điều gì sẽ xảy ra nếu người sống sót tiếp xúc với virus lần thứ hai. Ribner cho rằng điều này không rõ ràng nếu những người còn sống miễn dịch với tất cả các chủng virus Ebola. Một phán đoán nữa cũng được Ribner đặt ra nếu một người nhiễm virus Ebola và quá trình miễn dịch sẽ kéo dài trong thời gian bao lâu.

Hiện có năm chủng virus Ebola. Tâm dịch bùng phát Ebola mạnh nhất do virus Ebola Zaire (loại gây chết người mạnh nhất) khởi phát. Trước đó, sự bùng phát liên quan đến chủng này xảy ra rất mạnh với chỉ 10% số bệnh nhân còn sống sau khi bị lây nhiễm.

Tại nơi bùng phát hện tại, theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), chỉ có khoảng 47% số người nhiễm virus Ebola còn sống sót. Các chuyên gia cho rằng các nỗ lực điều trị sớm đóng một vai trò quan trọng trong việc nâng cao tỷ lệ tồn tại của các bệnh nhân trong vùng dịch.

Chưa thể khẳng định các yếu tố sinh học có thể quyết định cơ hội sống sót trước sự tấn công của Ebola nhưng hệ miễn dịch mạnh hơn xuất hiện là một yếu tố quan trọng. Do đó, các bằng chứng xét nghiệm cho thấy một số người với nguồn gen đột biết có thể chống đỡ sự lây nhiễm Ebola.

Các bách sĩ vẫn chưa chắc chắn rằng liệu các phương thuốc điều trị đóng vai trò tích cực trong việc giữ lại sự sống cho các bệnh nhân Mỹ nhiễm Ebola nhưng Ribner khẳng định: “Chính hệ dinh dưỡng và miễn dịch tốt đã giúp các bệnh nhân hồi phục sau khi nhiễm chủng virus nguy hiểm”.

Những điều cần biết về Ebola

Theo WHO, sự bùng phát Ebola ở phía Tây khu vực Tây Phi đã cướp đi sinh mạng của ít nhất 1.600 người. Dưới đây là những điều cần biết về virus gây chết người này:

(1) Ebola là gì?

Ebola thường được biết đến với tên gọi sốt xuất huyết Ebola là bệnh dịch do virus Ebola gây nên được ghi nhận đầu tiên ở châu Phi vào năm 1976.

Theo Trung tâm Kiểm soát và ngăn ngừa dịch bệnh (CDC), các triệu chứng đầu tiên bao gồm sốt, đau đầu kết hợp với mỏi cơ, đau họng và ốm, tiêu chảy, nôn mửa, đau bụng. Trong một số trường hợp, dịch bệnh này còn gây sốt phát ban, đỏ mắt, rối loạn cơ thể, chảy máu bên trong và bên ngoài.

Theo Viện nghiên cứu Sức khỏe quốc gia Mỹ, 90% số người nhiễm Ebola đã tử vong. CDC cũng cho biết Ebola đã bùng phát ở các nước châu Phi, bao gồm Cộng hòa dân chủ Congo, Gabon, Sudan, Bờ Biển Ngà, Uganda và Cộng hòa Congo. Guinea, Sierra Leone và Liberia là những nước đang bùng phát Ebola.

(2) Ebola lây nhiễm như thế nào?

CDC cho biết con người không phải là chủ thể tự nhiên của virus Ebola và nhiều người tin rằng người đầu tiên ở nơi bùng phát dịch bệnh bị lây nhiễm do tiếp túc với động vật bị nhiễm bệnh. Theo WHO, các loài động vật được ghi nhận lây nhiễm bệnh cho con người bao gồm các loài vượn, tinh tinh, linh dương và khỉ đuôi dài. Một khi bị lây nhiễm, dịch bệnh sẽ lây nhiễm từ người này sang người khác thông qua đường máu, nước bọt hoặc các chất nhầy khác.

CDC cho biết ở một số quốc gia đang bùng phát Ebola, dịch bệnh thường lan rộng qua đường điều trị khi những người chăm sóc tiếp xúc với bệnh nhân mà không sử dụng quần áo hoặc mặt nạ y tế. Việc sử dụng lại kim tiêm đã qua sử dụng cũng là một nguyên nhân lây lan bệnh dịch.

Các nhà nghiên cứu cũng chưa xác định được nơi trú ngụ tự nhiên của Ebola. Theo WHO, các nghiên cứu cho thấy loài dơi có thể bị lây nhiễm virus và tồn tại mà không có các triệu chứng biểu hiện dịch bệnh. Một số chuyên gia suy đoán dơi đóng vai trò trong việc duy trì virus trong tự nhiên. Theo CDC, Ebola không phải là nguyên nhân gây nên dịch bệnh ở Mỹ. Năm 1990, một nhà nghiên cứu ở Virginia và Texas đã bị lây nhiễm với một kiểu virus Ebola sau khi tiếp túc với các cá thể khỉ nhập khẩu. Tuy nhiên, kiểu virus này (có tên gọi Ebola-Reston), không gây các triệu chứng ở người mặc dù đã gây tử vong ở khỉ.

(3) Bao nhiêu người đã bị lây nhiễm?

Kể tử khi phát hiện Ebola, người ta đã phát hiện gần 4.000 ca mắc bệnh và hơn 2.400 người đã tử vong (bao gồm cả nơi bùng phát Ebola ở Tây Phi hiện nay).

(4) Đã có phương thuốc cứu chữa?

CDC cho biết hiện chưa có phương thuốc hữu hiệu. Bệnh nhân nhiễm Ebola được điều trị theo phương pháp tích cực, bao gồm cân bằng lượng chất lỏng, duy trì mức độ oxy và huyết áp.

Nguồn Nhân Dân: http://www.nhandan.org.vn/suckhoe/tin-tuc/item/24151302-cuoc-chien-chong-virus-ebola-mien-dich-tu-ban-than.html