Cuộc diễu hành nhục nhã nhất của lính Đức Quốc xã ở Moscow

400 nghìn sĩ quan và binh lính Đức Quốc xã đã từng diễu hành trên đường phố Moscow của Liên Xô, nhưng lại là cuộc diễu hành của những kẻ bại trận.

Đó là cuộc diễu hành trên các đường phố chính của thủ đô Moscow vào ngày 17/7/1944 của các tướng lĩnh, sĩ quan và binh lính Đức bị các phương diện quân số 1, 2 và 3 Belorussia của Hồng quân Liên Xô bắt trong Chiến dịch Bagration vào mùa hè năm 1944.

Đó là cuộc diễu hành trên các đường phố chính của thủ đô Moscow vào ngày 17/7/1944 của các tướng lĩnh, sĩ quan và binh lính Đức bị các phương diện quân số 1, 2 và 3 Belorussia của Hồng quân Liên Xô bắt trong Chiến dịch Bagration vào mùa hè năm 1944.

Những người lính Đức Quốc xã từng hy vọng sẽ được tham gia duyệt binh chiến thắng tại Moscow khi chiếm được thành phố này, giống như quốc trưởng Hitler của họ hằng mơ tưởng.

Những người lính Đức Quốc xã từng hy vọng sẽ được tham gia duyệt binh chiến thắng tại Moscow khi chiếm được thành phố này, giống như quốc trưởng Hitler của họ hằng mơ tưởng.

Vào mùa hè năm 1944, sau khi tập đoàn quân "Trung tâm" của Đức bị đánh bại trong chiến dịch tấn công chiến lược "Bagration" ở Belarus, người Đức đã có một cơ hội như vậy, nhưng trong một tư cách hoàn toàn khác.

Vào mùa hè năm 1944, sau khi tập đoàn quân "Trung tâm" của Đức bị đánh bại trong chiến dịch tấn công chiến lược "Bagration" ở Belarus, người Đức đã có một cơ hội như vậy, nhưng trong một tư cách hoàn toàn khác.

Trong cuộc giao tranh, Hồng quân Liên Xô đã tiêu diệt và bắt sống tổng cộng khoảng 400 nghìn binh lính và sĩ quan Đức, trong đó có 21 viên tướng bị bắt làm tù binh.

Trong cuộc giao tranh, Hồng quân Liên Xô đã tiêu diệt và bắt sống tổng cộng khoảng 400 nghìn binh lính và sĩ quan Đức, trong đó có 21 viên tướng bị bắt làm tù binh.

Tuyên truyền của Đức và các nước đồng minh cũng như một số hãng thông tấn nước ngoài, tỏ ra nghi ngờ về quy mô thực sự từ các chiến thắng của Hồng quân Liên Xô trong các năm 1943 và 1944.

Tuyên truyền của Đức và các nước đồng minh cũng như một số hãng thông tấn nước ngoài, tỏ ra nghi ngờ về quy mô thực sự từ các chiến thắng của Hồng quân Liên Xô trong các năm 1943 và 1944.

Để làm rõ vấn đề này, Tổng hành dinh Bộ Tư lệnh Tối cao quyết định tổ chức một buổi diễu hành dành cho những quân Đức bị bắt, với các tướng lĩnh tù binh của họ đi đầu, qua các đường phố ở Moscow. Hoạt động này được giao cho tư lệnh quân khu Moscow, Thượng tướng P.A. Artemiev phụ trách.

Để làm rõ vấn đề này, Tổng hành dinh Bộ Tư lệnh Tối cao quyết định tổ chức một buổi diễu hành dành cho những quân Đức bị bắt, với các tướng lĩnh tù binh của họ đi đầu, qua các đường phố ở Moscow. Hoạt động này được giao cho tư lệnh quân khu Moscow, Thượng tướng P.A. Artemiev phụ trách.

Vào sáng ngày 17/7/1944, cuộc “duyệt binh” của những kẻ bại trận ở Moscow đã được thông báo trên đài phát thanh và cũng được tường thuật trong bài xã luận của tờ báo Pravda.

Vào sáng ngày 17/7/1944, cuộc “duyệt binh” của những kẻ bại trận ở Moscow đã được thông báo trên đài phát thanh và cũng được tường thuật trong bài xã luận của tờ báo Pravda.

Buổi diễu hành diễn ra với sự chứng kiến của đông đảo người dân Moscow, đại diện các cơ quan ngoại giao nước ngoài và giới truyền thông quốc tế. Gần 58 nghìn tù binh Đức quốc xã được đưa về từ chiến trường đã được tập trung tại sân đua ngựa Moscow và sân vận động Dynamo.

Buổi diễu hành diễn ra với sự chứng kiến của đông đảo người dân Moscow, đại diện các cơ quan ngoại giao nước ngoài và giới truyền thông quốc tế. Gần 58 nghìn tù binh Đức quốc xã được đưa về từ chiến trường đã được tập trung tại sân đua ngựa Moscow và sân vận động Dynamo.

Đến 11 giờ sáng ngày 17/7, họ chia thành hai đội, dàn hàng ngang mỗi hàng 20 người. Cứ 600 người được xếp thành 1 khối diễu hành, mỗi khối cách nhau 50 mét. Đi đầu khối là các tướng lĩnh hoặc sĩ quan cấp tá, mặc quân phục, đeo cầu vai và đầy đủ huân huy chương của mình.

Đến 11 giờ sáng ngày 17/7, họ chia thành hai đội, dàn hàng ngang mỗi hàng 20 người. Cứ 600 người được xếp thành 1 khối diễu hành, mỗi khối cách nhau 50 mét. Đi đầu khối là các tướng lĩnh hoặc sĩ quan cấp tá, mặc quân phục, đeo cầu vai và đầy đủ huân huy chương của mình.

Nhóm đầu tiên với 42 nghìn tù nhân diễu hành trong 2 giờ 25 phút dọc theo đại lộ Leningradskoye và Phố Gorky (nay là Tverskaya) đến Quảng trường Mayakovskaya, sau đó theo chiều kim đồng hồ dọc theo đường vòng tròn đến ga đường sắt Kursk.

Nhóm đầu tiên với 42 nghìn tù nhân diễu hành trong 2 giờ 25 phút dọc theo đại lộ Leningradskoye và Phố Gorky (nay là Tverskaya) đến Quảng trường Mayakovskaya, sau đó theo chiều kim đồng hồ dọc theo đường vòng tròn đến ga đường sắt Kursk.

Nhóm thứ hai, gồm hơn 15 nghìn tù nhân, diễu hành ngược chiều kim đồng hồ dọc theo đường vòng tròn, xuất phát từ Quảng trường Mayakovskaya, đi trong 4 giờ 20 phút đến ga Kanatchikovo của tuyến đường sắt Okruzhnaya. Các khối tù binh được giám sát bởi những người lính kỵ mã với những thanh kiếm tuốt trần và những người lính với súng trường lăm lăm trên tay.

Nhóm thứ hai, gồm hơn 15 nghìn tù nhân, diễu hành ngược chiều kim đồng hồ dọc theo đường vòng tròn, xuất phát từ Quảng trường Mayakovskaya, đi trong 4 giờ 20 phút đến ga Kanatchikovo của tuyến đường sắt Okruzhnaya. Các khối tù binh được giám sát bởi những người lính kỵ mã với những thanh kiếm tuốt trần và những người lính với súng trường lăm lăm trên tay.

Được biết, ngay trước hôm diễn ra sự kiện, tù binh được cấp khẩu phần ăn tăng cường, do lạ bụng nên nhiều người bị tiêu chảy ngay trong cuộc diễu hành, chất thải tuôn thẳng xuống mặt đường. Vì thế, sau khi cuộc diễu hành kết thúc, chính quyền thành phố phải dùng xe phun nước để tẩy uế những đoạn phố mà các khối tù binh đã đi qua.

Được biết, ngay trước hôm diễn ra sự kiện, tù binh được cấp khẩu phần ăn tăng cường, do lạ bụng nên nhiều người bị tiêu chảy ngay trong cuộc diễu hành, chất thải tuôn thẳng xuống mặt đường. Vì thế, sau khi cuộc diễu hành kết thúc, chính quyền thành phố phải dùng xe phun nước để tẩy uế những đoạn phố mà các khối tù binh đã đi qua.

Tuy nhiên lại có nhiều ý kiến khác cho rằng, hành động rửa đường là hình ảnh biểu tượng để xóa đi những vết bẩn của kẻ thù vừa đi qua. Sau khi hoàn tất buổi diễu hành, tất cả tù binh được đưa lên xe lửa chở đến các trại giam giữ.

Tuy nhiên lại có nhiều ý kiến khác cho rằng, hành động rửa đường là hình ảnh biểu tượng để xóa đi những vết bẩn của kẻ thù vừa đi qua. Sau khi hoàn tất buổi diễu hành, tất cả tù binh được đưa lên xe lửa chở đến các trại giam giữ.

Cuộc diễu hành xuyên Moscow của hàng chục nghìn quân nhân vốn là binh sĩ của quân đội Đức Quốc xã bất khả chiến bại đã để lại ấn tượng khó phai đối với người dân Xô viết, đối với các đồng minh và kể cả kẻ thù của Liên Xô, thể hiện những thành công quân sự của Hồng quân và tính tất yếu của chiến thắng cuối cùng trước chủ nghĩa phát-xít. Nguồn ảnh: Warhistory.

Cuộc diễu hành xuyên Moscow của hàng chục nghìn quân nhân vốn là binh sĩ của quân đội Đức Quốc xã bất khả chiến bại đã để lại ấn tượng khó phai đối với người dân Xô viết, đối với các đồng minh và kể cả kẻ thù của Liên Xô, thể hiện những thành công quân sự của Hồng quân và tính tất yếu của chiến thắng cuối cùng trước chủ nghĩa phát-xít. Nguồn ảnh: Warhistory.

Thái Hòa

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/quan-su/cuoc-dieu-hanh-nhuc-nha-nhat-cua-linh-duc-quoc-xa-o-moscow-1659823.html