Cuộc đời đau thương và oan giết chồng của Hoàng hậu Lê Ngọc Hân

Sống trong một thời kỳ đầy biến động nên cuộc đời Bắc cung Hoàng hậu Lê Ngọc Hân chịu nhiều nỗi truân chuyên, cho đến khi qua đời vẫn còn chịu những tiếng oan như giết chồng, lấy kẻ thù của chồng…

 Bắc cung Hoàng hậu Lê Ngọc Hân, sinh ngày 27 tháng 4 năm Canh Dần (tức ngày 22/5/1770) là công chúa thứ 9 của vua Lê Hiển Tông. Sử sách chép rằng bà là người tài sắc vẹn toàn.

Bắc cung Hoàng hậu Lê Ngọc Hân, sinh ngày 27 tháng 4 năm Canh Dần (tức ngày 22/5/1770) là công chúa thứ 9 của vua Lê Hiển Tông. Sử sách chép rằng bà là người tài sắc vẹn toàn.

Tháng 5/1786, tướng nhà Tây Sơn là Nguyễn Huệ ra Bắc tới yết kiến vua Hiển Tông. Công chúa Ngọc Hân vâng mệnh vua cha kết duyên cùng Nguyễn Huệ. Khi đó Ngọc Hân mới 16 tuổi, còn Nguyễn Huệ 33 tuổi. (Ảnh: Phim Tây Sơn hào kiệt).

Tháng 5/1786, tướng nhà Tây Sơn là Nguyễn Huệ ra Bắc tới yết kiến vua Hiển Tông. Công chúa Ngọc Hân vâng mệnh vua cha kết duyên cùng Nguyễn Huệ. Khi đó Ngọc Hân mới 16 tuổi, còn Nguyễn Huệ 33 tuổi. (Ảnh: Phim Tây Sơn hào kiệt).

Trong lịch sử các triều đại nước ta không hiếm cuộc "hôn nhân chính trị". Công chúa Thiên Thành nhà Lý làm vợ tù trưởng Thân Cảnh Phúc. Công chúa Huyền Trân nhà Trần làm dâu nhà chúa Chiêm Thành. Riêng Ngọc Hân sánh duyên với Nguyễn Huệ được ca ngợi là thiên tình sử bi tráng. (Ảnh: Phim Tây Sơn hào kiệt).

Trong lịch sử các triều đại nước ta không hiếm cuộc "hôn nhân chính trị". Công chúa Thiên Thành nhà Lý làm vợ tù trưởng Thân Cảnh Phúc. Công chúa Huyền Trân nhà Trần làm dâu nhà chúa Chiêm Thành. Riêng Ngọc Hân sánh duyên với Nguyễn Huệ được ca ngợi là thiên tình sử bi tráng. (Ảnh: Phim Tây Sơn hào kiệt).

Năm 1789, sau đại thắng quân Thanh, vua Quang Trung cho xây cung điện Đan Dương và phong Ngọc Hân làm Bắc cung hoàng hậu. Bà sinh hạ được hai người con. Năm 1792, vua Quang Trung đột ngột qua đời. Như vậy, Nguyễn Huệ và Ngọc Hân chỉ sống với nhau vỏn vẹn 6 năm. (Ảnh: Phim Tây Sơn hào kiệt).

Năm 1789, sau đại thắng quân Thanh, vua Quang Trung cho xây cung điện Đan Dương và phong Ngọc Hân làm Bắc cung hoàng hậu. Bà sinh hạ được hai người con. Năm 1792, vua Quang Trung đột ngột qua đời. Như vậy, Nguyễn Huệ và Ngọc Hân chỉ sống với nhau vỏn vẹn 6 năm. (Ảnh: Phim Tây Sơn hào kiệt).

Đau xót trước cái chết của Hoàng đế Quang Trung, Hoàng hậu Lê Ngọc Hân viết bài “Tế vua Quang Trung” và “Ai tư vãn” vô cùng nổi tiếng. (Ảnh: Phim Tây Sơn hào kiệt).

Đau xót trước cái chết của Hoàng đế Quang Trung, Hoàng hậu Lê Ngọc Hân viết bài “Tế vua Quang Trung” và “Ai tư vãn” vô cùng nổi tiếng. (Ảnh: Phim Tây Sơn hào kiệt).

Sau cái chết của vua Quang Trung, cuộc đời Bắc cung hoàng hậu gặp sóng gió với nhiều tiếng oan như giết vua, lấy vua Gia Long, cựu thù của chồng… (Ảnh: Phim Tây Sơn hào kiệt).

Sau cái chết của vua Quang Trung, cuộc đời Bắc cung hoàng hậu gặp sóng gió với nhiều tiếng oan như giết vua, lấy vua Gia Long, cựu thù của chồng… (Ảnh: Phim Tây Sơn hào kiệt).

Về nghi án lấy Gia Long, các tư liệu đều khẳng định công chúa nhà Lê lấy vua Gia Long là Lê Ngọc Bình, em gái Ngọc Hân.

Về nghi án lấy Gia Long, các tư liệu đều khẳng định công chúa nhà Lê lấy vua Gia Long là Lê Ngọc Bình, em gái Ngọc Hân.

Về án oan giết chồng, người ta cho rằng, vì vua Quang Trung cầu hôn công chúa nhà Thanh và hoàng đế Càn Long (Trung Quốc) hứa gả con gái cho nên trong phút bồng bột vì quá ghen, Ngọc Hân đã bỏ thuốc độc vào rượu cho vua uống.

Về án oan giết chồng, người ta cho rằng, vì vua Quang Trung cầu hôn công chúa nhà Thanh và hoàng đế Càn Long (Trung Quốc) hứa gả con gái cho nên trong phút bồng bột vì quá ghen, Ngọc Hân đã bỏ thuốc độc vào rượu cho vua uống.

Tuy nhiên, ngày nay, các nhà sử học đều cho rằng chi tiết này là hoang đường, bởi Ngọc Hân vốn là người có học thức, việc vua Quang Trung sai sứ sang cầu hôn mục đích là để chọc tức vua Càn Long chứ không phải để mong vui thú chăn gối.

Tuy nhiên, ngày nay, các nhà sử học đều cho rằng chi tiết này là hoang đường, bởi Ngọc Hân vốn là người có học thức, việc vua Quang Trung sai sứ sang cầu hôn mục đích là để chọc tức vua Càn Long chứ không phải để mong vui thú chăn gối.

Đặc biệt, các cứ liệu lịch sử khẳng định vua Quang Trung chết vì “huyễn vận” (bệnh cao huyết áp) chứ không phải do đầu độc.

Đặc biệt, các cứ liệu lịch sử khẳng định vua Quang Trung chết vì “huyễn vận” (bệnh cao huyết áp) chứ không phải do đầu độc.

Các nhà sử học cho rằng, cuộc đời Bắc cung Hoàng hậu Lê Ngọc Hân bị thêu dệt là do hầu hết tài liệu thời Tây Sơn bị nhà Nguyễn tiêu hủy nên thông tin về bà bị tam sao thất bản.

Các nhà sử học cho rằng, cuộc đời Bắc cung Hoàng hậu Lê Ngọc Hân bị thêu dệt là do hầu hết tài liệu thời Tây Sơn bị nhà Nguyễn tiêu hủy nên thông tin về bà bị tam sao thất bản.

Các tư liệu ít ỏi cho thấy, sau khi vua Quang Trung mất, bà ở góa tám năm nuôi hai con nhỏ và mất ngày 4/12/1799 ở tuổi 29. Hai con bà sau đó cũng mất khi tuổi ở khoảng 10-12.

Các tư liệu ít ỏi cho thấy, sau khi vua Quang Trung mất, bà ở góa tám năm nuôi hai con nhỏ và mất ngày 4/12/1799 ở tuổi 29. Hai con bà sau đó cũng mất khi tuổi ở khoảng 10-12.

Sau này thân mẫu Lê Ngọc Hân, thương con gái và hai cháu ngoại đều chết yểu nơi xa, nên đã thuê người vào Phú Xuân lấy hài cốt ba mẹ con đưa về bản dinh (tức dinh Thiết lâm của bà).

Sau này thân mẫu Lê Ngọc Hân, thương con gái và hai cháu ngoại đều chết yểu nơi xa, nên đã thuê người vào Phú Xuân lấy hài cốt ba mẹ con đưa về bản dinh (tức dinh Thiết lâm của bà).

Năm 1804, bà cho an táng hài cốt Ngọc Hân và hai con. Nơi đó nay là bãi Cây Đại hay bãi Đầu Voi ở đầu làng Nành, xã Phù Ninh (nay là xã Ninh Hiệp, huyện Gia Lâm, Hà Nội).

Năm 1804, bà cho an táng hài cốt Ngọc Hân và hai con. Nơi đó nay là bãi Cây Đại hay bãi Đầu Voi ở đầu làng Nành, xã Phù Ninh (nay là xã Ninh Hiệp, huyện Gia Lâm, Hà Nội).

Ðến đời Thiệu Trị, vua coi việc lập miếu thờ vợ Quang Trung là một trọng tội nên lệnh cho quan quân khai quật mộ mẹ con Ngọc Hân đổ hài cốt xuống sông, miếu thờ bị phá. Tuy nhiên, người dân địa phương vẫn giữ gìn dấu xưa tích cũ.

Ðến đời Thiệu Trị, vua coi việc lập miếu thờ vợ Quang Trung là một trọng tội nên lệnh cho quan quân khai quật mộ mẹ con Ngọc Hân đổ hài cốt xuống sông, miếu thờ bị phá. Tuy nhiên, người dân địa phương vẫn giữ gìn dấu xưa tích cũ.

Ngày 4/7/2011, Khu tưởng niệm Hoàng hậu Hoàng hậu Lê Ngọc Hân được khánh thành tại Ninh Hiệp (Hà Nội). Đây là sự tri ân đối với bà một con người tài hoa và có nhiều đóng góp cho đất nước.

Ngày 4/7/2011, Khu tưởng niệm Hoàng hậu Hoàng hậu Lê Ngọc Hân được khánh thành tại Ninh Hiệp (Hà Nội). Đây là sự tri ân đối với bà một con người tài hoa và có nhiều đóng góp cho đất nước.

Mời độc giả xem video:Chiều cao của người Việt vươn lên top 4 khu vực Đông Nam Á. Nguồn: VTV24.

Thu Hà (TH)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/kho-tri-thuc/cuoc-doi-dau-thuong-va-oan-giet-chong-cua-hoang-hau-le-ngoc-han-1554658.html