Cuộc gặp Trump - Kim: Ngoại giao 'sốc điện' khó trị dứt bệnh

Từ khi thông báo đến lúc diễn ra cuộc gặp giữa hai cựu thù chỉ khoảng một ngày. Cuộc gặp thứ ba của hai nhà lãnh đạo Mỹ - Triều một lần nữa đặt ra nhiều câu hỏi.

Trong nhiều thập kỷ, các tổng thống Mỹ đến thăm Khu phi quân sự (DMZ) ngăn cách Bán đảo Triều Tiên đều theo cùng một kịch bản: nhìn qua ống nhòm từ biên giới Triều Tiên và nghiêm khắc cảnh báo những hành động khiêu khích của Bình Nhưỡng.

Ngày 30/6, Tổng thống Donald Trump đã phá tan tiền lệ, ông bước qua đường phân định biên giới DMZ và tiến vào lãnh thổ Triều Tiên. Cuộc gặp thượng đỉnh lần ba với nhà lãnh đạo Kim Jong Un bất ngờ diễn ra sau lời mời ngẫu hứng của Tổng thống Trump trên Twitter trước đó một ngày.

Nhiều nhận định xoay quanh cuộc gặp ngẫu hứng

Ông Trump trở thành tổng thống Mỹ đầu tiên đặt chân lên đất nước bị cô lập. Ông đã bước 20 bước vào lãnh thổ Triều Tiên.

"Bước qua đường biên giới là một vinh dự lớn", ông Trump nói. Đó là một hình ảnh lịch sử: Tổng thống Trump và nhà lãnh Kim Jong Un chậm rãi bước về phía nhau từ hai phía của một trong những khu vực nguy hiểm nhất thế giới.

Ông Trump dành lời khen ngợi không ngớt cho ông Kim và mời ông đến thăm Nhà Trắng. Cả hai có cuộc trao đổi công khai hơn một giờ đồng hồ. Ông Kim gọi đây là "cuộc họp lịch sử" và nói rằng điều này sẽ dẫn đến nhiều kết quả khó đoán hơn.

Ông Trump và ông Kim bước qua gờ bê tông đánh dấu đường biên giới giữa hai miền Triều Tiên. Ảnh: Getty.

Ông Trump và ông Kim bước qua gờ bê tông đánh dấu đường biên giới giữa hai miền Triều Tiên. Ảnh: Getty.

Tuy nhiên, trong suốt khoảnh khắc đáng nhớ, ông Trump còn điều gì đó trong tâm trí. Những nhà chỉ trích nói rằng các thương lượng của ông với ông Kim không dẫn đến bất cứ động thái có ý nghĩa nào để kết thúc chương trình hạt nhân của Triều Tiên.

Gần như mỗi lần ông Trump xuất hiện trước ống kính, kể cả trong lần này, ông chủ Nhà Trắng đều phàn nàn rằng ông không nhận đủ tán thưởng cho công trạng xoa dịu căng thẳng trên Bán đảo Triều Tiên của mình.

"Đã có một cuộc xung đột lớn ở đây trước cuộc gặp của chúng tôi ở Singapore", ông Trump nhắc về cuộc gặp thượng đỉnh đầu tiên với ông Kim năm 2018.

Ông Trump liên tục đả kích cựu Tổng thống Barack Obama, một trong số đó là việc ông Obama đã tìm kiếm một cuộc gặp với ông Kim nhưng bị từ chối. Tuy nhiên, phó cố vấn an ninh quốc gia của ông Obama, Ben Rhodes, đã phản bác điều này.

"Ông Trump nói dối. Tôi đã ở đó suốt 8 năm. Ông Obama không bao giờ tìm kiếm một cuộc họp với ông Kim Jong Un. Chính sách đối ngoại không phải show truyền hình thực tế. Nó là thực tế", ông Rhodes viết trên Twitter.

Vở kịch ngoại giao?

Kết quả lớn nhất từ cuộc họp ngẫu hứng ở DMZ chỉ đơn giản chỉ là thỏa thuận tái khởi động "đàm phán" từ hội nghị thượng đỉnh ở Hà Nội hồi tháng 2. Hội nghị đã kết thúc mà không có kết quả cụ thể nào sau khi ông Trump từ chối yêu cầu dỡ bỏ trừng phạt Triều Tiên để đổi lấy việc phá bỏ tổ hợp hạt nhân chính của Triều Tiên tại Yongbyon.

Ông Chun Yung Woo, cựu trưởng đoàn đàm phán hạt nhân của Hàn Quốc, cho biết vòng đàm phán tiếp theo sẽ không đi đến đâu nếu Bình Nhưỡng đưa ra một lập trường tương tự. Triều Tiên vẫn tiếp tục miệt mài xây dựng kho vũ khí hạt nhân của mình.

Liệu rằng đây có phải một vở kịch ngoại giao. Ảnh: Reuters.

Liệu rằng đây có phải một vở kịch ngoại giao. Ảnh: Reuters.

"Nói chung, nó (cuộc gặp) giống như một show diễn và làm màu hơn là ngoại giao nghiêm túc", ông Chun nói. "Tôi sẽ đánh giá khả năng xoay chuyển quá trình sản xuất vật liệu phân hạch và giảm khả năng hạt nhân của cuộc họp".

Ông Trump nói rằng các biện pháp trừng phạt vẫn được áp dụng với Triều Tiên, mặc dù ông có thể nới lỏng chúng vào một thời điểm trong các cuộc đàm phán.

Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae In, người tham gia một phần vào các cuộc đàm phán, đề xuất dỡ bỏ lệnh trừng phạt sau khi Triều Tiên "hoàn toàn và thành khẩn" phá bỏ tổ hợp hạt nhân Yongbyon.

Cho đến nay, ông Kim đã đưa ra các điều khoản tốt hơn. Các đề nghị không cho thấy dấu hiệu ông sẽ từ bỏ hoàn toàn vũ khí hạt nhân, "yếu tố sống còn" với chế độ của nước này. Đồng thời, ra hạn cuối năm để Mỹ đưa ra một đề nghị tốt hơn.

Cuộc gặp ngẫu hứng của ông Trump với nhà lãnh đạo Triều Tiên đã chiếm mất hai đêm phát sóng trong khung giờ vàng vòng tranh luận đầu tiên của đảng Dân chủ. Ảnh: Reuters.

Cuộc gặp ngẫu hứng của ông Trump với nhà lãnh đạo Triều Tiên đã chiếm mất hai đêm phát sóng trong khung giờ vàng vòng tranh luận đầu tiên của đảng Dân chủ. Ảnh: Reuters.

Việc không đạt được tiến triển nào cho thấy ông Trump chỉ lặp lại các cuộc họp với ông Kim và "đánh bóng" uy tín cho nhà lãnh đạo trẻ. Các nhà phân tích nhận định Tổng thống Trump có nguy cơ tạo ra ấn tượng rằng Wasington đã chấp nhận vị thế của Bình Nhưỡng như một quốc gia hạt nhân.

Cái "bắt tay lịch sử" Trump - Kim gợi ý các nhà lãnh đạo một điều: Chủ tịch Tập Cận Bình hồi đầu tháng 6 cũng hứa hẹn về "một chương mới" trong mối quan hệ với Triều Tiên. Ông Tập là nhà lãnh đạo Trung Quốc đầu tiên sau 14 năm sang thăm Triều Tiên. Là đối tác thương mại lớn nhất của Bình Nhưỡng, Bắc Kinh là nhân tố quan trọng trong việc thực thi các biện pháp trừng phạt của Mỹ.

Ông Kim phải đối mặt với một số áp lực chính trị của riêng mình. Ông đã ra về tay không sau hai lần gặp ông Trump với hy vọng dỡ bỏ được các lệnh trừng phạt quốc tế.

"Tại một thời điểm nào đó, những cái bắt tay phải đưa đến kết quả có lợi trên thực tế để minh chứng cho lựa chọn của họ và không quay trở lại với các chính sách quân sự", Jenny Town, tổng biên tập trang web 38 North chuyên nghiên cứu về Triều Tiên, nhận định.

Khoảnh khắc "siêu thực"

Ông Trump cũng mang theo các vấn đề chính trị trong nước đến DMZ. Cuộc họp chưa từng có tiền lệ đã chuyển sự chú ý từ đảng Dân chủ hướng về ông Trump, những người đang chạy đua để thay thế ông.

Tổng thống Hàn Quốc gọi cuộc gặp là "một bông hoa hy vọng" cho Bán đảo Triều Tiên.

Cô Ivanka Trump cùng chồng Jared Kushner, đã tháp tùng cha đến khu phi quân sự để gặp nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un. Cô nói rằng đó là một khoảnh khắc "siêu thực".

Cô Ivanka Trump. Ảnh: Getty.

Cô Ivanka Trump. Ảnh: Getty.

"Vở kịch không phải phép màu để giải quyết những vấn đề an ninh nghiêm trọng mà họ phải đối mặt", ông Duyeon Kim, chuyên viên tại Trung tâm An ninh Mỹ mới, cho biết.

Mintaro Oba, cựu nhà ngoại giao Mỹ chuyên trách về các vấn đề trên Bán đảo Triều Tiên, nói rằng ông Trump đang tham gia làm "ngoại giao sốc điện", giúp quá trình kéo dài mà không chữa được dứt điểm căn bệnh tiềm ẩn.

"Rõ ràng cả hai bên vẫn chưa giải quyết được bất kỳ vấn đề quan trọng nào, chẳng hạn như sự khác biệt về dỡ bỏ biện pháp trừng phạt", ông Oba nói.

"Nếu các nhà đàm phán ở cấp độ học giả không được ủy quyền nói về những vấn đề đó, thì thật khó để thấy bầu không khí tích cực hôm nay chuyển thành một kết quả trên thực tế".

Hà Lan

Nguồn Znews: http://news.zing.vn/cuoc-gap-ngau-hung-o-dmz-giup-ong-kim-jong-un-ghi-diem-post962204.html