Đây là bản của người dân tộc Tày.
Thông qua tìm kiếm, Alfredo đã biết đến dịch vụ "homestay" ở làng Na Rang. Anh đã quyết định thử loại hình du lịch này để được cùng trải nghiệm và hiểu về đời sống của người dân.
Anh ở lại nhà của Hoàng Đức Trung (bên phải). Trung không lên thành phố kiếm việc làm như nhiều thanh niên khác mà quyết định ở lại để gây dựng loại hình du lịch “homestay”. Cũng có thời điểm, Trung rời làng lên thành phố học tiếng Anh, nhưng tất cả là để một ngày cậu có thể tự tin quay trở về thực hiện ước mơ.
Những ngôi nhà sàn truyền thống của người Tày thường có ô cửa mở ra khung cảnh tuyệt đẹp, với nương rẫy, ruộng lúa bậc thang. Chia sẻ về bản thân mình, Trung nói: “Đã có lúc, tôi rời làng bởi tôi không biết mình thực sự muốn gì. Và rồi khi tôi trở về, tôi đã có một ý niệm rõ ràng về điều mà tôi muốn làm”.
Alfredo đã ở lại nhà sàn của gia đình Trung trong 3 tuần. Nhà người Tày thường có một gian để ngủ, một gian để ăn và một gian tiếp khách.
Ông nội của Trung không nói được tiếng Anh nhưng ông có thể thổi sáo rất hay và đó là cách ông giao tiếp với vị khách tới ở nhà.
Bà nội của Trung. Cảm nhận của Alfredo về cuộc sống ở làng rất thú vị: “Nhịp sống ở đây diễn ra chậm rãi, nhưng ở đây chẳng thiếu thứ gì, và cũng không thiếu việc để làm”.
Họ trồng chè, bạc hà, sắn, dâu tằm, cà tím, lúa gạo và một số loại rau.
Ở đây cả gia đình cùng ngồi quây quần bên mâm cơm đạm bạc.
Alfredo ấn tượng với việc bữa cơm được chuẩn bị từ chính khu vườn của gia đình: “Thức ăn được lấy ngay từ trong khu vườn. Đồng hồ báo thức là tiếng gáy của những chú gà”.
Thác nước trong vắt. Ban đêm còn có thể nghe tiếng suối chảy róc rách, tiếng côn trùng.
Đối với Alfredo, việc lưu lại làng Na Rang là một trải nghiệm chân thực và sống động. Hơn thế chi phí anh phải bỏ ra cũng rất vừa túi.
Khi đến đây, Alfredo không còn cảm thấy mình giống như một du khách.
Alfredo chia sẻ: "Tôi cảm nhận được sự bình yên ở Na Rang và có cảm giác như đang ở nhà mình vậy. Điều đó khiến tôi muốn được quay trở lại đây lần nữa".
Theo Nguyễn Trang/VOV