Cuộc sống cả làng 'không một tấc đất' ở Việt Yên, Bắc Giang giờ ra sao?

Vướng quy hoạch vùng thoát lũ sông Cầu, dự án vẫn đang được trình duyệt, nên gần 200 hộ dân không một tấc đất cắm dùi ở thôn Nguyệt Đức, xã Vân Hà (Việt Yên, Bắc Giang) vẫn bám trụ dưới những mái thuyền, lòng sông Cầu thơ mộng để mong một ngày được lên bờ.

Làng gốm Thổ Hà (xã Vân Hà, Việt Yên, Bắc Giang) hình thành từ thời nhà Lý. Khi đó, làng cần nhiều thuyền để chở nhân công, nguyên liệu sản xuất như củi, than và vận chuyển gốm thương phẩm đi khắp nơi để bán, thuyền chài nườm nượp trên sông Cầu.

Làng gốm Thổ Hà (xã Vân Hà, Việt Yên, Bắc Giang) hình thành từ thời nhà Lý. Khi đó, làng cần nhiều thuyền để chở nhân công, nguyên liệu sản xuất như củi, than và vận chuyển gốm thương phẩm đi khắp nơi để bán, thuyền chài nườm nượp trên sông Cầu.

Thuyền bè cùng gia đình họ tụ lại bên bờ sông, đối diện những lò gốm, dần hình thành một làng chài kéo dài khoảng 1km dọc sông Như Nguyệt (sông Cầu ngày nay) với hàng trăm hộ dân. Hiện làng gốm đã mai một, làng chài Nguyệt Đức như đám lục bình bập bềnh nổi trôi ven sông hàng chục năm nay.

Thuyền bè cùng gia đình họ tụ lại bên bờ sông, đối diện những lò gốm, dần hình thành một làng chài kéo dài khoảng 1km dọc sông Như Nguyệt (sông Cầu ngày nay) với hàng trăm hộ dân. Hiện làng gốm đã mai một, làng chài Nguyệt Đức như đám lục bình bập bềnh nổi trôi ven sông hàng chục năm nay.

Cả trăm năm nay, làng Nguyệt Đức vẫn bồng bềnh trên sông Cầu, dọc theo các làng Vân Hà và Thổ Hà (xã Vân Hà, Việt Yên, Bắc Giang). Người dân trong làng chủ yếu cải tạo lại các tàu, thuyền cũ để làm nơi ăn ở, sinh hoạt trên sông.

Cả trăm năm nay, làng Nguyệt Đức vẫn bồng bềnh trên sông Cầu, dọc theo các làng Vân Hà và Thổ Hà (xã Vân Hà, Việt Yên, Bắc Giang). Người dân trong làng chủ yếu cải tạo lại các tàu, thuyền cũ để làm nơi ăn ở, sinh hoạt trên sông.

Ông Trần Đình Lợi ở thôn Nguyệt Đức, thị xã Việt Yên, tỉnh Bắc Giang cho biết, trước đây người dân ở đây sống dựa vào sông nước. Vì thế, họ đầu tư, vay ngân hàng mua thuyền tải trọng lớn để vận chuyển hàng hóa. Nhiều năm trở lại đây, vận tải đường thủy gặp khó khăn nên người dân đã ổn định thuyền trên khúc sông Cầu hiện nay.

Ông Trần Đình Lợi ở thôn Nguyệt Đức, thị xã Việt Yên, tỉnh Bắc Giang cho biết, trước đây người dân ở đây sống dựa vào sông nước. Vì thế, họ đầu tư, vay ngân hàng mua thuyền tải trọng lớn để vận chuyển hàng hóa. Nhiều năm trở lại đây, vận tải đường thủy gặp khó khăn nên người dân đã ổn định thuyền trên khúc sông Cầu hiện nay.

“Nhà tôi đang ở được làm từ đế của con thuyền hút cát, bên trong lát sàn đá, bên trên được ốp gỗ. Sống trên thuyền nhiều thứ bất tiện, nhưng do chưa có đủ tiền để lên bờ nên gia đình tôi vẫn phải bám trụ lại đây. Với con thuyền rộng khoảng 60m2 của gia đình là nơi sinh hoạt của 7 thành viên. Mơ ước bấy lâu của tôi là được lên bờ sinh sống”- ông Lợi cho biết.

“Nhà tôi đang ở được làm từ đế của con thuyền hút cát, bên trong lát sàn đá, bên trên được ốp gỗ. Sống trên thuyền nhiều thứ bất tiện, nhưng do chưa có đủ tiền để lên bờ nên gia đình tôi vẫn phải bám trụ lại đây. Với con thuyền rộng khoảng 60m2 của gia đình là nơi sinh hoạt của 7 thành viên. Mơ ước bấy lâu của tôi là được lên bờ sinh sống”- ông Lợi cho biết.

Mùa lũ lên, các hộ đều neo đậu vào các bãi sông, ngập sâu trong nước, ngày cạn lại thả neo, trôi nhà ra giữa sông Cầu. Các căn nhà trong làng Nguyệt Đức đều được cải tạo, tận dụng lại từ các con thuyền cũ, điện, nước thì được cấp từ đất liền ra sông để phục vụ đời sống.

Mùa lũ lên, các hộ đều neo đậu vào các bãi sông, ngập sâu trong nước, ngày cạn lại thả neo, trôi nhà ra giữa sông Cầu. Các căn nhà trong làng Nguyệt Đức đều được cải tạo, tận dụng lại từ các con thuyền cũ, điện, nước thì được cấp từ đất liền ra sông để phục vụ đời sống.

Nhiều người dân ở đây vẫn làm nghề đánh bắt cá.

Nhiều người dân ở đây vẫn làm nghề đánh bắt cá.

Dù cuộc sống khó khăn, vất vả nhưng trẻ em vẫn được đến trường đầy đủ.

Dù cuộc sống khó khăn, vất vả nhưng trẻ em vẫn được đến trường đầy đủ.

Làng Nguyệt Đức hiện có gần 200 hộ dân trong cảnh "không tấc đất cắm dùi". Người dân mong mỏi dự án tái định cư tại địa phương sớm triển khai để có thể được an cư lạc nghiệp.

Làng Nguyệt Đức hiện có gần 200 hộ dân trong cảnh "không tấc đất cắm dùi". Người dân mong mỏi dự án tái định cư tại địa phương sớm triển khai để có thể được an cư lạc nghiệp.

Trước đây, người dân trong làng chủ yếu làm nghề vận tải thủy, chuyên khai thác, vận chuyển cát sỏi trên sông. Nay nghề vận tải đã dần mai một, cuộc sống chủ yếu dựa vào nghề cào hến, đánh bắt cá trên sông Cầu nên khó khăn, vất vả hơn.

Trước đây, người dân trong làng chủ yếu làm nghề vận tải thủy, chuyên khai thác, vận chuyển cát sỏi trên sông. Nay nghề vận tải đã dần mai một, cuộc sống chủ yếu dựa vào nghề cào hến, đánh bắt cá trên sông Cầu nên khó khăn, vất vả hơn.

Nhằm giúp người dân làng chài Nguyệt Đức lên bờ, một dự án có tên: Sắp xếp và ổn định dân cư vùng thiên tai, đặc biệt khó khăn xã Vân Hà, Việt Yên được UBND tỉnh Bắc Giang phê duyệt từ năm 2020. Quỹ đất dự án được quy hoạch có quy mô 5ha tại khu Đồng Săng, xã Vân Hà với tổng mức đầu tư 72 tỷ đồng từ ngân sách địa phương.

Nhằm giúp người dân làng chài Nguyệt Đức lên bờ, một dự án có tên: Sắp xếp và ổn định dân cư vùng thiên tai, đặc biệt khó khăn xã Vân Hà, Việt Yên được UBND tỉnh Bắc Giang phê duyệt từ năm 2020. Quỹ đất dự án được quy hoạch có quy mô 5ha tại khu Đồng Săng, xã Vân Hà với tổng mức đầu tư 72 tỷ đồng từ ngân sách địa phương.

Hiện dự án đồng bộ hạ tầng khu di dân, tái định cư và các công trình nhà sinh hoạt cộng đồng, nhà văn hóa... Tuy nhiên, do vướng quy hoạch vùng thoát lũ sông Cầu nên dự án vẫn đang được trình, chờ Thủ tướng Chính phủ thông qua để được phép triển khai, thực hiện.

Hiện dự án đồng bộ hạ tầng khu di dân, tái định cư và các công trình nhà sinh hoạt cộng đồng, nhà văn hóa... Tuy nhiên, do vướng quy hoạch vùng thoát lũ sông Cầu nên dự án vẫn đang được trình, chờ Thủ tướng Chính phủ thông qua để được phép triển khai, thực hiện.

Văn Giang/VOV.VN

Nguồn VOV: https://vov.vn/kinh-te/cuoc-song-ca-lang-khong-mot-tac-dat-o-viet-yen-bac-giang-gio-ra-sao-post1118278.vov