Vào mùa này, khi con nước rút đi, những người phụ nữ lại bắt đầu công việc hàng ngày của mình bằng một chiếc mai, một chiếc rổ, đổ ra bãi biển mưu sinh. Họ phải nai nịt từ khẩu trang đến gang tay và kể cả đôi ủng trên cơ thể mình để che chắn đi cái nắng, cái gió…, đảm bảo cho sức khỏe của mình suốt nhiều giờ trên biển.
“Mùa này, thủy triều xuống muộn nên công việc chỉ bắt đầu vào đầu giờ chiều. Phải thật tinh mắt mới phát hiện được đâu là tổ của sá sùng, đâu là tổ của những loài vật khác. Nước rút đến đâu, chúng tôi đi đào đến đấy. Mỗi buổi nhiều cũng được 2-3kg, ít thì hơn 1kg, thu nhập đủ sống”, chị Hoa, người dân Đông Xá cho biết.
Việc đào sá sùng trên cát không tốn sức nhiều, nhưng họ phải dầm mình dưới cái nắng hanh hao của cuối thu đầu đông hanh như thiêu như đốt của trưa hè. Tổ của chúng thường được phát hiện bởi những hình hoa văn trên cát, trung tâm là một lỗ nhỏ có bong bóng thở lên. “Phát hiện tổ của chúng, phải đào thật nhanh, chỉ cần chậm một chút là chúng sẽ biến mất trong cát…”, chị Lục Thị Bình trú thôn Đông Thành xã Đông Xá (huyện Vân Đồn, Quảng Ninh) tiết lộ.
“Mùa này, thủy triều xuống muộn nên công việc chỉ bắt đầu vào đầu giờ chiều. Nước rút đến đâu, chúng tôi đi đào đến đấy. Mỗi buổi nhiều cũng được 2-3kg, ít thì hơn 1kg, thu nhập đủ sống, chú ạ”, chị Hoa, người dân Đông Xá cho biết.
Người dân mưu sinh bằng nghề bắt sá sùng cho biết, vài năm trở lại đây, “ngành nghề” của họ gặp rất nhiều khó khăn bởi diện tích cát bồi dần bị thu hẹp, hiện trạng xấm lấn thảm thực vật ngày càng lớn. “Thậm chí, có ngư dân còn mang theo máy sục đào sá sùng, khi phát hiện thì phải báo chính quyền địa phương để can thiệp kịp thời. Bởi đào sá sùng bằng máy rất dễ hỏng thảm bãi cát bồi, nước biển sẽ sân lấm…”, một ngư dân cho hay.
Tại xã Quan Lạn, trên bãi bồi cuối giờ chiều, hàng chục phụ nữ đang làm việc tích cực cho một ngày mưu sinh trên cát. Trên những giỏ “thành quả” mang theo đã đong đầy những vật phẩm thu về. “Cách đây chừng hai năm thôi, mỗi buổi đi đào cũng phải được từ 3-4 kg, nhưng giờ cả buổi nhiều chỉ 2 -2,5kg, có khi cả buổi chỉ được non 1kg vì các công trình mọc lên như nấm” - chị Phạm Thị Duyên (xã Quan Lạn) chia sẻ.
Những lao động đi khai thác sá sùng tự nhiên có không ít những người dân là đồng bào dân tộc thiểu số. Những thành viên trong gia đình qua nhiều thế hệ lớn từ cồn cát, bởi thu nhập chính bằng thu nhập từ nghề này.
Theo những ngư dân nơi đây, mỗi một kg sá sùng tươi mua tại bãi bồi sau khi được bắt lên có giá từ 250 – 400 nghìn đồng, tùy theo mùa và theo kích cỡ.
Hiện tại, có hàng nghìn người đang sinh sống bằng nghề khai thác sá sùng và các thủy sản khác tại khu vực. “Từ cơ sở trên, UBND huyện Vân Đồn đề xuất đưa khu vực bãi sá sùng này vào vùng bảo vệ, khai thác nguồn lợi thủy sản trong giai đoạn đến năm 2035, từng bước chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp, an sinh xã hội cho người dân…”, báo cáo mới nhất của UBND huyện Vân Đồn nêu.
Huyện Vân Đồn hiện có ba địa điểm khai thác nguồn lợi sá sùng tự nhiên: Bãi sá sùng xã Minh Châu (447 ha), bãi sá sùng xã Quan Lạn (1342 ha), bãi sá sùng Chương Xá xã Đông Xá (khoảng 500 ha). Đây cũng là khu vực có nguồn lợi sá sùng tự nhiên từ lâu đời, được người dân khai thác, bảo vệ, là kế sinh nhai lâu đời của người dân Vân Đồn, Cửa Ông và Văn Châu (Cẩm Phả)...
Long Vân