Cuộc sống dần trở lại bình thường ở Cán Tỷ sau lũ dữ

Cán Tỷ là thôn xa nhất xã Bản Xèo (Bát Xát), nằm trên chiều dài khoảng 4 km từ đỉnh Cổng trời Tỉnh lộ 156 tới giáp xã Pa Cheo trên Tỉnh lộ 155, hướng đi xã Ngũ Chỉ Sơn, thị xã Sa Pa.

Thôn Cán Tỷ có 74 hộ dân, trong đó có 30 hộ nghèo và 23 hộ cận nghèo, tất cả đều là đồng bào Dao.

 Sáng sớm 12/9, Thường trực Đảng ủy, UBND xã Bản Xèo họp triển khai giao nhiệm vụ cho các tổ công tác tới những thôn còn bị chia cắt, cô lập để nắm tình hình, giúp đỡ người dân.

Sáng sớm 12/9, Thường trực Đảng ủy, UBND xã Bản Xèo họp triển khai giao nhiệm vụ cho các tổ công tác tới những thôn còn bị chia cắt, cô lập để nắm tình hình, giúp đỡ người dân.

 Tỉnh lộ 155 có nhiều điểm bị hỏng bởi lũ dữ.

Tỉnh lộ 155 có nhiều điểm bị hỏng bởi lũ dữ.

 Trong đợt mưa lũ vừa qua, thôn Cán Tỷ bị cô lập với bên ngoài bởi có nhiều điểm sạt lở trên Tỉnh lộ 155 và 156. Đến trưa 12/9, vẫn chưa có phương tiện, máy móc nào có thể tiếp cận với Cán Tỷ để thông đường, đảm bảo giao thông.

Trong đợt mưa lũ vừa qua, thôn Cán Tỷ bị cô lập với bên ngoài bởi có nhiều điểm sạt lở trên Tỉnh lộ 155 và 156. Đến trưa 12/9, vẫn chưa có phương tiện, máy móc nào có thể tiếp cận với Cán Tỷ để thông đường, đảm bảo giao thông.

 Cán bộ Công ty Quản lý đường bộ nỗ lực vượt qua một ụ sạt trên đường tỉnh 155 tại thôn Cán Tỷ.

Cán bộ Công ty Quản lý đường bộ nỗ lực vượt qua một ụ sạt trên đường tỉnh 155 tại thôn Cán Tỷ.

Sáng 12/9, sau nhiều giờ đi bộ, chúng tôi đã tiếp cận được với thôn Cán Tỷ để nắm tình hình cuộc sống người dân nơi đây sau hơn 4 ngày bị cô lập bởi mưa lũ.

 Đoàn cán bộ huyện, xã Bản Xèo đi nắm tình hình và trao quà hỗ trợ cho người dân thôn Cán Tỷ.

Đoàn cán bộ huyện, xã Bản Xèo đi nắm tình hình và trao quà hỗ trợ cho người dân thôn Cán Tỷ.

Theo anh Chảo Láo Tả, Bí thư Đoàn xã Bản Xèo cũng là người dân của thôn Cán Tỷ, trong đợt lũ vừa qua có 8 hộ phải di chuyển nơi ở do nguy cơ sạt lở, nguy hiểm. Đến thời điểm này, một số hộ không thể trở về vì nguy cơ sụt, sạt vẫn cao.

 Người dân Cán Tỷ khẩn trương vượt qua điểm sạt trên một tuyến giao thông nông thôn bởi nơi này đang có nguy cơ sạt tiếp dù trời đã nắng ráo.

Người dân Cán Tỷ khẩn trương vượt qua điểm sạt trên một tuyến giao thông nông thôn bởi nơi này đang có nguy cơ sạt tiếp dù trời đã nắng ráo.

Sau đợt lũ, thôn Cán Tỷ có nhiều diện tích hoa màu, đường giao thông nông thôn bị tàn phá do các điểm sạt lở xảy ra ở khắp nơi.

Ngoài thiệt hại về nhà ở, ảnh hưởng sản xuất, cơ bản Cán Tỷ không có thương vong, không có trường hợp nào ốm đau hay cấp thiết phải di chuyển ra ngoại thôn trong mấy ngày qua.

 Gia đình bà Phàn Sử Mẩy bị đất sạt sau lưng nhà (ảnh dưới) nên phải đi ở nhờ nhà bà con, đến nay chưa thể về lại nhà của mình.

Gia đình bà Phàn Sử Mẩy bị đất sạt sau lưng nhà (ảnh dưới) nên phải đi ở nhờ nhà bà con, đến nay chưa thể về lại nhà của mình.

Về đời sống, theo anh Tả, bà con có đủ lương thực, nhu yếu phẩm dự trữ nên không xảy ra khan kiếm hàng, không có hộ nào chịu cảnh thiếu đói trong những ngày qua.

Theo ghi nhận của chúng tôi, dù vẫn bị cô lập nhưng đời sống của đồng bào Dao thôn Cán Tỷ đã dần trở lại bình thường, điện lưới đã có vào tối 10/9, sóng điện thoại có vào sáng 12/9.

Hôm nay (12/9) tranh thủ trời có nắng, nhiều hộ mang thóc, ngô ra phơi sau mấy ngày mưa ẩm ướt.

 ... và phơi ngô.

... và phơi ngô.

“May có nắng to, nếu không ngô, thóc sắp mọc mầm rồi”, bà Tẩn Tả Mẩy cho biết.

Trong mấy ngày thôn bị chia cắt, cửa hàng của bà Mẩy vẫn còn khá nhiều mặt hàng như mỳ tôm, muối, mì chính, bánh kẹo, riêng trứng và cá khô đã hết, đang chờ thông đường xe hàng dưới xuôi mang lên.

 Bà Phàn Tả Mẩy (bên trái ảnh) nói vẫn còn nhiều hàng để bán cho bà con.

Bà Phàn Tả Mẩy (bên trái ảnh) nói vẫn còn nhiều hàng để bán cho bà con.

 Trao quà hỗ trợ các gia đình.

Trao quà hỗ trợ các gia đình.

Sáng 12/9, trời nắng ráo nên bà con trong thôn tranh thủ thu hoạch lúa đã đến thời điểm chín rộ, toàn thôn có khoảng 30 ha lúa, trong đó giống lúa Séng Cù chiếm 80%. Ngoài chăn nuôi, thóc Séng Cù là nguồn thu nhập chính của các hộ trong thôn Cán Tỷ.

 Bà con tranh thủ nắng ráo thu hoạch lúa chín rộ...

Bà con tranh thủ nắng ráo thu hoạch lúa chín rộ...

Chị Phàn Tả Mẩy cho biết, đường sá thuận lợi nên tư thương tới tận nơi mua thóc. Năm nay, gia đình thu hoạch được 70 bao thóc Séng Cù (khoảng 50 kg/bao), thóc phơi một nắng bán được giá 15,3 nghìn đồng/kg, nếu phơi khô kiệt được 16,5 nghìn đồng/kg, so với thóc thường cao hơn 6,5 nghìn đồng/kg.

 Gia đình chị Chảo Tả Mẩy vụ này thu 70 bao thóc, bán giá cao hơn năm 2023 tới 2 nghìn đồng/kg.

Gia đình chị Chảo Tả Mẩy vụ này thu 70 bao thóc, bán giá cao hơn năm 2023 tới 2 nghìn đồng/kg.

 Anh Chảo Láo Tả chuẩn bị cho bữa trưa ngày 12/9.

Anh Chảo Láo Tả chuẩn bị cho bữa trưa ngày 12/9.

Bước đầu, trong sáng 12/9, cán bộ xã Bản Xèo, cán bộ huyện Bát Xát đã tiếp cận được thôn Cán Tỷ để nắm tình hình đời sống của người dân và trao quà hỗ trợ một số hộ thuộc diện nghèo bị ảnh hưởng thiên tai.

Cao Cường

Nguồn Lào Cai: https://baolaocai.vn/cuoc-song-dan-tro-lai-binh-thuong-o-can-ty-sau-lu-du-post390097.html