Theo Nghị định 129 của Chính phủ Campuchia (15/8/2017), cộng đồng người gốc Việt sống trên Biển Hồ bị thu hồi giấy tờ bị coi là 'bất bình thường' và phải di dời, tái định cư trên đất liền. (Ảnh: Trần Long/Vietnam+)
Từ ngày 22-24/5, đoàn công tác liên ngành gồm đại diện các Bộ Ngoại giao, Bộ Công an, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch-Đầu tư, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã đi thăm và tặng quà cho bà con người gốc Việt tại khu nhà bè thuộc tổ Chung Koh, phường Phsar Chhnang và khu tái định cư tạm thời tại xã Chnoc Trou, huyện Boribour (Kampong Chhnang). (Ảnh: Trần Long/Vietnam+)
Tại khu nhà bè nuôi cá thuộc tổ Chung Koh và khu tái định cư tạm thời tại xã Chnoc Trou, đoàn liên ngành đã đi thăm, tìm hiểu tình hình thực tế cuộc sống. (Ảnh: Trần Long/Vietnam+)
Đoàn công tác liên ngành đã chia sẻ những khó khăn của bà con, trao đổi một số phương hướng chuyển đổi nghề nghiệp, đặc biệt là việc chăm lo học hành, cải thiện tương lai của trẻ em trong cộng đồng. (Ảnh: Trần Long/Vietnam+)
Cuộc sống lênh đênh trên Biển Hồ không đảm bảo tương lai cho trẻ em. (Ảnh: Trần Long/Vietnam+)
Nghề chủ yếu của bà con người gốc Việt là đánh bắt cá. (Ảnh: Trần Long/Vietnam+)
Một tiệm tạp hóa trên bè nổi tại khu nhà bè thuộc tổ Chung Koh, phường Phsar Chhnang. (Ảnh: Trần Long/Vietnam+)
Đây là những hộ dân sắp phải di dời lên đất liền. (Ảnh: Trần Long/Vietnam+)
Buôn bán để mưu sinh trên thuyền của một người gốc Việt. (Ảnh: Trần Long/Vietnam+)
Lác đác một số hộ gia đình lắp pin năng lượng mặt trời trên mái nhà. (Ảnh: Trần Long/Vietnam+)
Cuộc sống mưu sinh đắp đổi qua ngày. (Ảnh: Trần Long/Vietnam+)
Nghề chài lưới của người gốc Việt trên Biển Hồ rất vất vả do nguồn cá ngày một ít đi. (Ảnh: Trần Long/Vietnam+)
Tỉnh Hội Khmer-Việt Nam ở Kampong Chhnang nỗ lực vận động bà con khắc phục và cải thiện đời sống sinh hoạt, chuyển đổi nghề nghiệp theo tình hình thực tế. (Ảnh: Trần Long/Vietnam+)
Cuộc sống quanh năm vẫn nghèo khó, trong cảnh ô nhiễm môi trường. (Ảnh: Trần Long/Vietnam+)
Nghề khai thác cá ngày một thất thu do nguồn cá ở khu vực Biển Hồ mỗi năm một giảm, tình hình chăm sóc sức khỏe-y tế bị ảnh hưởng nghiêm trọng do môi trường bị ô nhiễm. (Ảnh: Trần Long/Vietnam+)
Về văn hóa, giáo dục, toàn tỉnh có 11 điểm trường phổ thông với 876 học sinh. Hội đã quan hệ tốt với chính quyền địa phương để làm giấy xác nhận khai sinh cho các em đủ tuổi đến trường đăng ký vào học chữ Khmer theo chương trình phổ thông Campuchia. (Ảnh: Trần Long/Vietnam+)
Toàn tỉnh có khoảng khoảng 2.050 hộ sống trên sông, trong số này có khoảng 1.500 hộ làm nghề đánh bắt cá, khoảng 550 hộ làm nghề mua bán, chăn nuôi cá. (Ảnh: Trần Long/Vietnam+)
Cuộc sống sinh hoạt thường ngày trên một bè cá, trẻ em ở đây đa số thất học vì khó có điều kiện đến trường, phải phụ giúp cha mẹ mưu sinh. (Ảnh: Trần Long/Vietnam+)
Từ ngày 17/9/2018, chính quyền tỉnh Kompong Chhnang đã triển khai việc di dời người dân sống trên sông buộc phải lên đất liền theo kế hoạch 5 năm (2015-2019). (Ảnh: Trần Long/Vietnam+)
Từ khi di dời, bắt đầu từ tháng 10/2018 đến nay, chính quyền tỉnh sở tại đã hỗ trợ khám bệnh, điều trị miễn phí cho bà con. Điểm tái định cơ tạm thời của cộng đồng người gốc Việt nằm cách bờ sông khoảng 3-4km. (Ảnh: Trần Long/Vietnam+)
Hiện tại, tổng số hộ bà con đã di dời lên đất liền (khu vực trong trong tình trạng mùa mưa sẽ bị ngập) khoảng 1.068 hộ, số hộ còn sống trên bè cá là 641 hộ, trong khi một số hộ đã về Việt Nam sinh sống. (Ảnh: Trần Long/Vietnam+)
Hiện việc di dời các làng nổi trên sông là chủ trương nhất quán của Chính phủ Campuchia nhằm đảm bảo thực thi các quy định của Campuchia về đánh bắt hải sản, môi trường và quản lý bờ sông thành phố vệ sinh, sạch đẹp. (Ảnh: Trần Long/Vietnam+)
Chính quyền tỉnh Kampong Chhnag xác nhận chủ trương không để người dân sinh sống trên bè gây ô nhiễm sông, bè nổi chỉ để nuôi cá. (Ảnh: Trần Long/Vietnam+)
Đại diện Bộ Ngoại giao Việt Nam trong đoàn công tác liên ngành đề nghị phía Campuchia tạo điều kiện tối đa cho cuộc sống của bà con người gốc Việt tại khu tái định cư tạm thời về hạ tầng, chăm sóc y tế và giáo dục. (Ảnh: Trần Long/Vietnam+)
Đoàn công tác liên ngành, với tinh thần tương thân tương ái, đã tặng số quà cho cho khoảng 600 hộ gia đình người gốc Việt (mỗi phần quà gồm gạo và tiền mặt). (Ảnh: Trần Long/Vietnam+)
Phát quà cho bà con tại khu tái định cư tạm thời ở xã Chnoc Trou, huyện Boribour. (Ảnh: Trần Long/Vietnam+)
Ngày 24/5, Đoàn công tác liên ngành có buổi hội đàm với Bộ Ngoại giao Campuchia, Trưởng đoàn Việt Nam một lần nữa đề nghị chính phủ Campuchia quan tâm giải quyết những khó khăn của bà con gốc Việt, mong Chính phủ Campuchia sớm ban hành thông tư hướng dẫn Nghị định 129, có quy định rõ ràng về các quyền và nghĩa vụ của những người đã được cấp thẻ ngoại kiều để áp dụng thống nhất tại tất cả các địa phương của Campuchia.(Ảnh: Trần Long/Vietnam+)