Cuộc sống ở nơi 'đường biến thành sông', ghe thuyền làm phương tiện đi lại

Mỗi mùa lũ lụt, người dân vùng 'rốn lũ' ở Thừa Thiên Huế dường như đã quá quen với việc bị nước lũ ngâm nhiều ngày. Do đó, họ luôn chủ động kê cao đồ đạc, sẵn sàng lương thực và mua sắm cả ghe, thuyền để làm phương tiện đi lại.

Mưa lớn trong các ngày 16 và 17/10 cùng với việc các hồ thủy điện điều tiết nước khiến cho nhiều vùng thấp trũng ở các huyện Quảng Điền, Phong Điền, thị xã Hương Trà (tỉnh Thừa Thiên Huế) bị ngập.

Mưa lớn trong các ngày 16 và 17/10 cùng với việc các hồ thủy điện điều tiết nước khiến cho nhiều vùng thấp trũng ở các huyện Quảng Điền, Phong Điền, thị xã Hương Trà (tỉnh Thừa Thiên Huế) bị ngập.

Ghi nhận của PV Báo Sức khỏe & Đời sống chiều 18/10, tại thôn Xuân Tùy (xã Quảng Phú, huyện Quảng Điền), nơi được xem là vùng “rốn lũ” của tỉnh Thừa Thiên Huế, mặc dù trời ngưng mưa, tuy nhiên trên tất cả các con đường trong thôn còn bị ngập, chỗ sâu khoảng 0.8m, chỗ cạn 0.4m. Nhiều nhà dân bị ngập khoảng 0.2m hoặc ngấp nghé trước sân.

Ghi nhận của PV Báo Sức khỏe & Đời sống chiều 18/10, tại thôn Xuân Tùy (xã Quảng Phú, huyện Quảng Điền), nơi được xem là vùng “rốn lũ” của tỉnh Thừa Thiên Huế, mặc dù trời ngưng mưa, tuy nhiên trên tất cả các con đường trong thôn còn bị ngập, chỗ sâu khoảng 0.8m, chỗ cạn 0.4m. Nhiều nhà dân bị ngập khoảng 0.2m hoặc ngấp nghé trước sân.

Nước ngập khiến người dân đi lại khó khăn, họ phải lội bì bõm trong nước. Một số người phải dùng ghe, thuyền để làm phương tiện đi lại.

Nước ngập khiến người dân đi lại khó khăn, họ phải lội bì bõm trong nước. Một số người phải dùng ghe, thuyền để làm phương tiện đi lại.

Theo chia sẻ của người dân thôn Xuân Tùy, địa phương là nơi thường xuyên chịu cảnh bị nước lụt ngâm nhiều ngày (trong năm 2020, họ có hơn 40 ngày sống chung với lũ). Do đó, trước mỗi mùa mưa lũ, người dân đã chuẩn bị mọi phương án để ứng phó như chủ động kê cao đồ, trữ lương thực và sắm cả ghe để làm phương tiện đi lại, sẵn sàng sống chung với lũ.

Theo chia sẻ của người dân thôn Xuân Tùy, địa phương là nơi thường xuyên chịu cảnh bị nước lụt ngâm nhiều ngày (trong năm 2020, họ có hơn 40 ngày sống chung với lũ). Do đó, trước mỗi mùa mưa lũ, người dân đã chuẩn bị mọi phương án để ứng phó như chủ động kê cao đồ, trữ lương thực và sắm cả ghe để làm phương tiện đi lại, sẵn sàng sống chung với lũ.

Anh Nguyễn Tuấn cho biết, năm nay đây là đợt đầu tiên địa phương bị ngập lụt. Tình trạng ngập này xảy ra đã 2 ngày nay. Do địa hình ở đây thấp, nước thoát rất chậm, nên cứ mỗi đợt lụt nước lại ngâm vài ngày liền.

Anh Nguyễn Tuấn cho biết, năm nay đây là đợt đầu tiên địa phương bị ngập lụt. Tình trạng ngập này xảy ra đã 2 ngày nay. Do địa hình ở đây thấp, nước thoát rất chậm, nên cứ mỗi đợt lụt nước lại ngâm vài ngày liền.

Do đặc thù địa hình thấp trũng, do vậy các ngôi nhà ở “rốn lũ” Xuân Tùy được xây dựng với nền móng cao hơn mặt đường rất nhiều. Dù vậy, khi lụt to nước vẫn ngập sâu vào nhà. Khi lũ rút chậm vì thoát nước kém, nước luôn mấp mé ở trước sân.

Do đặc thù địa hình thấp trũng, do vậy các ngôi nhà ở “rốn lũ” Xuân Tùy được xây dựng với nền móng cao hơn mặt đường rất nhiều. Dù vậy, khi lụt to nước vẫn ngập sâu vào nhà. Khi lũ rút chậm vì thoát nước kém, nước luôn mấp mé ở trước sân.

Các em nhỏ rủ nhau chèo ghe, nô đùa giữa dòng nước lụt.

Các em nhỏ rủ nhau chèo ghe, nô đùa giữa dòng nước lụt.

Một người đàn ông bì bõm lội nước đi mua thực phẩm.

Một người đàn ông bì bõm lội nước đi mua thực phẩm.

Người dân đi làm từ nơi khác về phải đợi ghe ra đón.

Người dân đi làm từ nơi khác về phải đợi ghe ra đón.

Với những người dân vùng “rốn lũ” Xuân Tùy, dường như họ đã quá quen với cảnh nước ngập phải bì bõm lội nước, hoặc chèo ghe đi lại.

Với những người dân vùng “rốn lũ” Xuân Tùy, dường như họ đã quá quen với cảnh nước ngập phải bì bõm lội nước, hoặc chèo ghe đi lại.

Người dân vùng "rốn lũ" Xuân Tùy nói về cuộc sống những ngày sống chung với lũ lụt.

Nguồn GĐ&XH: http://giadinh.net.vn/cuoc-song-o-noi-duong-bien-thanh-song-ghe-thuyen-lam-phuong-tien-di-lai-172211019094646344.htm