Cuộc sống sinh hoạt của con người trên hòn đảo nhỏ nhất hành tinh

Đảo Migingo nhô lên khỏi mặt nước trên Hồ Victoria trông như một con rùa mạ sắt. Khu dân cư đông đúc sinh sống trong diện tích chỉ 1 ha. Ở đây, cư dân đông đúc chen lấn trong một dãy nhà trọ lợp tôn nóng bức. Ngoài ra nó còn có nhà chứa và một bến cảng nhỏ.

Đảo Migingo nằm ở Hồ Victoria trên biên giới giữa Uganda và Kenya.

Đảo Migingo nằm ở Hồ Victoria trên biên giới giữa Uganda và Kenya.

 Migingo là nguồn cơn căng thẳng giữa Uganda và Kenya khi không thể quyết định nó thực sự thuộc về ai. Các quốc gia đã từng bị đẩy đến bờ vực trong cuộc chiến tranh giành hòn đảo nhỏ nhất của châu Phi

Migingo là nguồn cơn căng thẳng giữa Uganda và Kenya khi không thể quyết định nó thực sự thuộc về ai. Các quốc gia đã từng bị đẩy đến bờ vực trong cuộc chiến tranh giành hòn đảo nhỏ nhất của châu Phi

Ngư dân địa phương chuẩn bị lưới đánh cá. Trong khi sản lượng khai thác đã giảm dần trong những năm qua nhưng quanh Hồ Victoria các loài như cá rô sông Nile lại rất phong phú ở các vùng nước sâu xung quanh Migingo.

Ngư dân địa phương chuẩn bị lưới đánh cá. Trong khi sản lượng khai thác đã giảm dần trong những năm qua nhưng quanh Hồ Victoria các loài như cá rô sông Nile lại rất phong phú ở các vùng nước sâu xung quanh Migingo.

Isaac Buhinza là người Uganda mặc dù đã 22 tuổi nhưng chưa bao giờ đi học và chỉ học câu cá từ cha mình. Isaac Buhinza nói rằng anh ấy bị thu hút đến Migingo bởi vì “Những người bạn của tôi ở đây trước đây thường trở về nhà với rất nhiều món quà từ tiền thưởng câu cá của họ”. "Tôi không biết (hòn đảo) này thuộc quốc gia nào, tôi chỉ biết ở đây."

Isaac Buhinza là người Uganda mặc dù đã 22 tuổi nhưng chưa bao giờ đi học và chỉ học câu cá từ cha mình. Isaac Buhinza nói rằng anh ấy bị thu hút đến Migingo bởi vì “Những người bạn của tôi ở đây trước đây thường trở về nhà với rất nhiều món quà từ tiền thưởng câu cá của họ”. "Tôi không biết (hòn đảo) này thuộc quốc gia nào, tôi chỉ biết ở đây."

Ngư dân đưa thành quả đánh bắt của họ vào container. Đối với những người như Buhinza, sống trực tiếp trên đảo giúp họ tiết kiệm nhiên liệu và tiếp cận trực tiếp với những người mua buôn.

Ngư dân đưa thành quả đánh bắt của họ vào container. Đối với những người như Buhinza, sống trực tiếp trên đảo giúp họ tiết kiệm nhiên liệu và tiếp cận trực tiếp với những người mua buôn.

Một phụ nữ cắt và làm sạch những con cá trên đảo. Vào đầu những năm 2000, hòn đảo này hầu như không có người ở cho tới khi nó thu hút sự chú ý của chính quyền Uganda. Họ cử các quan chức đến Migingo để đánh thuế ngư dân và đề nghị bảo vệ các ngư dân khỏi cướp biển. Các ngư dân Kenya cho rằng họ đã bị người Uganda “o ép” trong vùng biển của chính mình và bị đuổi khỏi đảo. Họ đã kêu gọi chính phủ và Kenya đã triển khai lực lượng an ninh tới Migingo và xung đột đã suýt xảy ra vào năm 2009.

Một phụ nữ cắt và làm sạch những con cá trên đảo. Vào đầu những năm 2000, hòn đảo này hầu như không có người ở cho tới khi nó thu hút sự chú ý của chính quyền Uganda. Họ cử các quan chức đến Migingo để đánh thuế ngư dân và đề nghị bảo vệ các ngư dân khỏi cướp biển. Các ngư dân Kenya cho rằng họ đã bị người Uganda “o ép” trong vùng biển của chính mình và bị đuổi khỏi đảo. Họ đã kêu gọi chính phủ và Kenya đã triển khai lực lượng an ninh tới Migingo và xung đột đã suýt xảy ra vào năm 2009.

Một người phụ nữ đang chuẩn bị Ugali - một loại thực phẩm địa phương phổ biến làm từ bột ngô. Cư dân của Migingo tận dụng tối đa sản lượng đánh bắt hàng ngày bằng cách moi ruột cá trên đá, chiên chúng trong quán cà phê và buộc để phơi khô trên dây giữa các lán kim loại gỉ.

Một người phụ nữ đang chuẩn bị Ugali - một loại thực phẩm địa phương phổ biến làm từ bột ngô. Cư dân của Migingo tận dụng tối đa sản lượng đánh bắt hàng ngày bằng cách moi ruột cá trên đá, chiên chúng trong quán cà phê và buộc để phơi khô trên dây giữa các lán kim loại gỉ.

Một phụ nữ dọn dẹp một quán bar trên đảo. Sau những căng thẳng vào năm 2009, Kenya và Uganda quyết định thành lập một ủy ban chung để xác định biên giới dựa trên các bản đồ có từ những năm 1920. Tuy nhiên, không có bất kỳ quyết định nào về ranh giới và hòn đảo này lại do cả hai quốc gia đồng quản lý.

Một phụ nữ dọn dẹp một quán bar trên đảo. Sau những căng thẳng vào năm 2009, Kenya và Uganda quyết định thành lập một ủy ban chung để xác định biên giới dựa trên các bản đồ có từ những năm 1920. Tuy nhiên, không có bất kỳ quyết định nào về ranh giới và hòn đảo này lại do cả hai quốc gia đồng quản lý.

Một vài phụ nữ đang tết tóc cho nhau trong một con hẻm chật chội. Adams Mulabbi, sĩ quan phụ trách đồn cảnh sát Uganda ở Migingo cho biết: "Chúng tôi chỉ muốn ngư dân có thể làm việc trong hòa bình."

Một vài phụ nữ đang tết tóc cho nhau trong một con hẻm chật chội. Adams Mulabbi, sĩ quan phụ trách đồn cảnh sát Uganda ở Migingo cho biết: "Chúng tôi chỉ muốn ngư dân có thể làm việc trong hòa bình."

Mọi người tập trung dọc theo một con hẻm trên đảo. Đối mặt với các khiếu nại ngày càng tăng từ các cử tri của họ, các chính trị gia địa phương của Kenya đã thúc giục Nairobi yêu cầu tòa án công lý quốc tế can thiệp và đưa ra quyết định về biên giới nhưng tất cả đều vô ích. Patrick Mugoya, thư ký thường trực của Bộ Ngoại giao Uganda cho biết: “Điều quan trọng bây giờ không phải là về tuyên bố chủ quyền của cả hai bên mà là sự cần thiết phải phân định ranh giới một cách hợp lý để các đường biên giới được rõ ràng”.

Mọi người tập trung dọc theo một con hẻm trên đảo. Đối mặt với các khiếu nại ngày càng tăng từ các cử tri của họ, các chính trị gia địa phương của Kenya đã thúc giục Nairobi yêu cầu tòa án công lý quốc tế can thiệp và đưa ra quyết định về biên giới nhưng tất cả đều vô ích. Patrick Mugoya, thư ký thường trực của Bộ Ngoại giao Uganda cho biết: “Điều quan trọng bây giờ không phải là về tuyên bố chủ quyền của cả hai bên mà là sự cần thiết phải phân định ranh giới một cách hợp lý để các đường biên giới được rõ ràng”.

Không gian là điều gì đó “xa xỉ” trên hòn đảo nhỏ bé. Colins Ochyeng - một người đàn ông địa phương cho biết: “Đây là Kenya. Đó là Uganda” và một ngư dân Uganda đi ngang qua với nụ cười đáp lại. Ngư dân Kenya, Emmanuel Aringo cho biết: “Tôi không biết hòn đảo này thuộc về ai. Đây đều là những vấn đề chính trị và chúng tôi chỉ muốn công việc bán cá được thuận lợi."

Không gian là điều gì đó “xa xỉ” trên hòn đảo nhỏ bé. Colins Ochyeng - một người đàn ông địa phương cho biết: “Đây là Kenya. Đó là Uganda” và một ngư dân Uganda đi ngang qua với nụ cười đáp lại. Ngư dân Kenya, Emmanuel Aringo cho biết: “Tôi không biết hòn đảo này thuộc về ai. Đây đều là những vấn đề chính trị và chúng tôi chỉ muốn công việc bán cá được thuận lợi."

Một lá cờ Kenya được treo tại căn cứ của đồn cảnh sát biển Kenya trên đảo Useo. Một cảnh sát Kenya giấu tên cho biết vụ xô xát mới nhất xảy ra vào giữa tháng 9 khi Kenya cố gắng giương cao lá cờ của mình trên Migingo. Cho đến lúc đó, chỉ có lá cờ Uganda được tung bay.

Một lá cờ Kenya được treo tại căn cứ của đồn cảnh sát biển Kenya trên đảo Useo. Một cảnh sát Kenya giấu tên cho biết vụ xô xát mới nhất xảy ra vào giữa tháng 9 khi Kenya cố gắng giương cao lá cờ của mình trên Migingo. Cho đến lúc đó, chỉ có lá cờ Uganda được tung bay.

Ngư dân neo những con thuyền đánh cá ở mép nước ngay trước cửa nhà.

Ngư dân neo những con thuyền đánh cá ở mép nước ngay trước cửa nhà.

Người dân địa phương tiếp tục cuộc sống hàng ngày của họ bất chấp căng thẳng. Đối với ngư dân Boaz Owuor sống ở Sori, bên bờ hồ Kenya vụ việc chứng tỏ rằng “Chính quyền Uganda coi trọng Migingo hơn nhiều so với chính quyền Kenya”.

Người dân địa phương tiếp tục cuộc sống hàng ngày của họ bất chấp căng thẳng. Đối với ngư dân Boaz Owuor sống ở Sori, bên bờ hồ Kenya vụ việc chứng tỏ rằng “Chính quyền Uganda coi trọng Migingo hơn nhiều so với chính quyền Kenya”.

Trúc Quỳnh

Nguồn PetroTimes: https://dulich.petrotimes.vn/cuoc-song-sinh-hoat-cua-con-nguoi-tren-hon-dao-nho-nhat-hanh-tinh-580582.html